Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn vào thúc đẩy hòa bình, phát triển
Việt Nam mong muốn đa dạng hóa đối tác, củng cố môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, đồng thời đóng góp cho hòa bình và phát triển trên thế giới.
Đây là thông điệp của Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).
Đại sứ Mai Phan Dũng. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn tổ chức Geneva Geostrategic Observatory về các chính sách của Việt Nam cũng như vai trò của hệ thống đa phương. Nội dung phỏng vấn cũng được đăng trên tờ Tribune de Genève của Thụy Sĩ.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các cuộc đàm phán đa phương tại Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định chủ nghĩa đa phương và hội nhập quốc tế là trọng tâm của ngoại giao Việt Nam. Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế, diễn đàn đa phương của LHQ, WTO… và chủ động tham gia các cuộc đàm phán đa phương tại Geneva, đặc biệt với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Video đang HOT
Việt Nam mong muốn đa dạng hóa đối tác, củng cố môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của mình. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia mà còn tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để phát triển bền vững đất nước. Điều này cũng cho phép Việt Nam đóng góp vào các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết nhiều vấn đề chung cũng như thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới.
Về những thay đổi trong quan hệ quốc tế hiện nay, Đại sứ Mai Phan Dũng cho rằng hệ thống đa phương được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế vì sự phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, tình hình toàn cầu ngày nay đã thay đổi đáng kể, đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống đa phương toàn cầu. Nhân loại phải đối mặt với những thách thức mới như khủng bố, nghèo đói, an ninh lương thực, dịch bệnh, thiên tai và biến đổi khí hậu… Sự phát triển của nhiều quốc gia mới nổi đã làm thay đổi cán cân quyền lực.
Ngoài ra, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cách suy nghĩ. Các yếu tố như thiếu lòng tin, xu hướng bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc tăng cao và chính sách thực dụng cũng làm suy yếu hệ thống đa phương. Trong bối cảnh này, việc cải cách hệ thống đa phương không chỉ cần thiết mà còn cấp bách. Cuộc cải cách này phải dựa trên sự tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của mọi dân tộc. Cải cách phải thúc đẩy sự tham gia dân chủ và công bằng của các quốc gia trong quá trình ra quyết định. Theo Đại sứ, việc đánh giá toàn diện hệ thống đa phương, bao gồm các lĩnh vực an ninh, kinh tế, phát triển và tài chính, là điều cần thiết để giải quyết các thách thức toàn cầu và tăng cường lợi ích chung của tất cả các quốc gia. Đồng thời, điều quan trọng là phải hiện đại hóa và tối ưu hóa các tổ chức quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động, hợp lý hóa ngân sách và giảm chi phí hành chính. Đại sứ cho rằng, nếu làm được như vậy, hệ thống đa phương có thể được hồi sinh, theo đó giúp ứng phó tốt hơn với những thách thức của thế giới đương đại và thúc đẩy hợp tác toàn cầu vì lợi ích của tất cả mọi người.
Đề cập đến việc giảng dạy và học ngôn ngữ tiếng Pháp tại Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định tiếng Pháp có một vị trí lịch sử vững chắc ở Việt Nam. Mặc dù cho đến nay tiếng Anh đã được ưu tiên hơn tiếng Pháp nhưng ngôn ngữ này vẫn là ngôn ngữ phổ biến ở Việt Nam. Ngày nay, có khoảng 700.000 người nói tiếng Pháp tại Việt Nam, tương đương gần 0,7% dân số cả nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc dạy tiếng Pháp với các chính sách nhằm thúc đẩy việc học tiếng Pháp từ bậc tiểu học đến đại học, ghi nhận giá trị của tiếng Pháp trên thị trường việc làm.
Một báo cáo do Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) thực hiện năm 2023 cho thấy tiếng Pháp chiếm vị trí nổi bật và là ngoại ngữ thứ hai được học sau tiếng Anh. Năm 2021, các lớp song ngữ có khoảng 13.000 học sinh và ngoài con số này, ước tính có khoảng 60.000 người học tiếng Pháp ở các chu kỳ học tập khác nhau ở Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo tương tự của OIF cũng cho rằng, mặc dù có tiến bộ đáng kể nhưng số lượng người học tiếng Pháp ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tỷ lệ dân số được đi học. Hơn nữa, mặc dù tiếng Pháp được đánh giá cao trong hội nhập nghề nghiệp nhưng cơ hội thực sự dành cho người nói tiếng Pháp vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, Đại sứ cho rằng cần tăng cường mối liên hệ giữa đào tạo tiếng Pháp và nhu cầu của thị trường lao động. Khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực của Cộng đồng Pháp ngữ, Đại sứ nói rằng Việt Nam hiện đang hợp tác với các đối tác như OIF, Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) và các cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, nhằm quảng bá hơn nữa tiếng Pháp cũng như nâng cao sức sống của ngôn ngữ này tại Việt Nam cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ trong ngoại giao tại Geneva
Kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ trong Ngoại giao của Liên hợp quốc 24/6, phái đoàn Việt Nam cùng với các phái đoàn tại Geneva đã tham gia sự kiện, với mong muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy hòa bình và hợp tác toàn cầu.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Ảnh: TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva và nữ cán bộ Phái đoàn đã có buổi chụp ảnh kỷ niệm cùng các nữ Đại sứ và cán bộ ngoại giao nữ các Phái đoàn của các nước tại Geneva trước hàng cờ các quốc gia thành viên tại trụ sở LHQ tại Geneva. Đây cũng là dịp để các nhà ngoại giao nữ tại Geneva tăng cường kết nối mạng lưới, hợp tác thúc đẩy sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong Ngoại giao tại Geneva.
Tại Geneva, bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giữa nam và nữ nói riêng, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái, trao quyền cho phụ nữ trên các lĩnh vực, vì sự tiến bộ chung và phát triển bền vững trên toàn cầu, là vấn đề xuyên suốt được thúc đẩy tại hàng loạt các tổ chức quốc tế, như Hội đồng nhân quyền LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), Trung tâm thương mại thế giới (ITC), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Văn phòng Cao ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR), Hội nghị Giải trừ quân bị (CD)...
Với sự quan tâm, chỉ đạo của Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn tại Geneva nhiệm kỳ 2020-2023, tập thể cán bộ, nhân viên Phái đoàn đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thúc đẩy và bảo vệ bình đẳng giới nhằm đảm bảo công bằng xã hội và tính bao trùm của phát triển bền vững, đồng thời lồng ghép trong mọi công tác của Phái đoàn, với trọng tâm triển khai Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng các cán bộ Phái đoàn luôn tích cực thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới, lồng ghép với các vấn đề chuyên môn trong thảo luận tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương tại Geneva, Thụy Sỹ, đề cao chủ trương, chính sách, pháp luật và thực tiễn của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới cũng như vai trò của hợp tác quốc tế trong thúc đẩy bình đẳng giới trong việc định hình chính sách đối ngoại, giải quyết xung đột và xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, với các chủ đề như thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái, quyền sức khỏe của phụ nữ, chống quấy rối và xâm hại phụ nữ và trẻ em gái, trao quyền năng cho phụ nữ trên các lĩnh vực, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trong môi trường số, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ, chống bạo lực và quấy rối phụ nữ tại nơi làm việc, phụ nữ trong thương mại, phụ nữ và sở hữu trí tuệ...
Đồng thời, Phái đoàn đã tích cực huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam như kết nối dự án hỗ trợ của ITC cho các doanh nghiệp nữ Việt Nam trong khuôn khổ chương trình SheTrades, hỗ trợ của WIPO dành cho nhà khoa học nữ và doanh nghiệp nữ sử dụng sở hữu trí tuệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo...
Tại Hội đồng nhân quyền, thúc đẩy bình đẳng giới, các quyền phụ nữ và trẻ em gái cũng là một trong những trọng tâm mà Phái đoàn Việt Nam liên tục thúc đẩy, đồng thời cũng là một trọng tâm của Việt Nam trong việc đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.
Trong dịp Khóa họp lần thứ 53 Hội đồng nhân quyền đang diễn ra từ ngày 19/6-14/7/2023, Phái đoàn Việt Nam tích cực tham gia thảo luận về thúc đẩy các quyền của phụ nữ, và sẽ chủ trì, phối hợp với một số đối tác tiến hành tổ chức thảo luận chuyên đề về chống bạo lực, phân biệt đối xử và quấy rối trên cơ sở giới tính tại nơi làm việc.
Hoạt động của Phái đoàn tại Geneva tham gia kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ trong Ngoại giao mang ý nghĩa cao đẹp và là kỷ niệm đẹp đối với các nữ cán bộ, nhân viên làm công tác đối ngoại của Phái đoàn, đồng thời góp phần vào nỗ lực chung của Đoàn ngoại giao tại Geneva và cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy bình đẳng nam nữ trong các thể chế ngoại giao, đồng thời nâng cao hiệu quả và tính đại diện của các nỗ lực ngoại giao trên toàn cầu.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi hành động trước khủng hoảng khí hậu Ngày 10/5 (giờ Kenya), Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhắc lại lời kêu gọi cộng đồng toàn cầu hỗ trợ hành động đối với cuộc khủng hoảng khí hậu và xung đột dân sự đang làm suy yếu nỗ lực tìm kiếm hòa bình, ổn định và tăng trưởng bền vững ở châu Phi. Tổng thư ký Liên hợp...