Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế giải quyết thách thức mới trong lĩnh vực giáo dục
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Vladivostok, ngày 4/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề “Thách thức của thế kỷ 21 đối với hệ thống giáo dục truyền thống ở các nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)”.
Quang cảnh Phiên thảo luận chuyên đề “Thách thức của thế kỷ 21 đối với hệ thống giáo dục truyền thống ở các nền kinh tế APEC”. Ảnh: Quang Vinh/PvTTXVN tại Liên bang Nga
Phiên thảo luận nhằm kết nối những nỗ lực hợp tác, qua đó định hình chính sách giáo dục có tính đáp ứng, toàn diện và hướng tới tương lai hơn trong thế kỷ 21.
Tham dự sự kiện có đại diện các trường đại học hàng đầu của các quốc gia trong khu vực như Nga, Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thành Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có bài phát biểu tại phiên thảo luận.
Tình hình thế giới biến động mạnh mẽ trong những năm gần đây, bao gồm dịch bệnh COVID-19, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã thay đổi thói quen học tập, đào tạo. Nền kinh tế chịu các tác động của tình hình thế giới cũng làm thay đổi đáng kể nhu cầu đối với thị trường lao động, buộc ngành giáo dục phải nhanh chóng điều chỉnh để trang bị cho học sinh, sinh viên của mình những kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu thực tế.
Video đang HOT
Tại sự kiện, các đại biểu tham dự đều khẳng định phiên thảo luận “Thách thức của thế kỷ 21 đối với hệ thống giáo dục truyền thống ở các nền kinh tế APEC” là thực sự cần thiết trong tình hình hiện tại, mang đến cơ hội tìm kiếm triển vọng cho chính sách giáo dục ở các nền kinh tế APEC, qua đó góp phần tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế khu vực thời gian tới. Các đại biểu cũng nhấn mạnh nhu cầu đối với việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục một cách nhanh chóng và linh hoạt để đáp ứng những thách thức hiện tại.
PGS.TS. Bùi Thành Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày tham luận. Ảnh: Quang Vinh/Pv TTXVN tại Liên bang Nga
Trong bài tham luận được trình bày tại phiên thảo luận, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thành Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm cải cách phương pháp giáo dục của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được các đại biểu tham dự đánh giá cao. Theo ông Nam, trong bối cảnh thực hiện chiến lược mở cửa trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đang mở rộng các loại hình hợp tác quốc tế, không còn bó hẹp trong việc trao đổi giảng viên, sinh viên như trước đây. Về phần mình, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đang tìm kiếm các hướng hợp tác mới, điển hình như công nhận tín chỉ lẫn nhau, giúp người học vừa có thể tham gia môi trường đào tạo tiên tiến ở nước ngoài, vừa đảm bảo lộ trình kết thúc chương trình đào tạo ở trong nước, trong khi gánh nặng tài chính không quá lớn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN sau phiên thảo luận, ông Evgeniy Vlasov, Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của Đại học Liên bang Viễn Đông cho biết nhiệm vụ của phiên thảo luận này là kết nối với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, bởi vì đây là khu vực tham gia tích cực vào hợp tác kinh tế của khu vực APEC.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực có thể hỗ trợ để phát triển kinh tế tích cực, nâng cao mức sống cho người dân sống ở khu vực này.
Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 với chủ đề “Viễn Đông 2030. Kết nối sức mạnh tạo tiềm năng mới” diễn ra từ ngày 3 – 6/9 tại thành phố Vladivostok, LB Nga. Diễn đàn năm nay thu hút trên 6.000 đại biểu đến từ 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đặc sắc triển lãm 'Phố Viễn Đông' tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, một trong những sự kiện thú vị nhất của Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF 2024) là triển lãm "Phố Viễn Đông", bắt đầu ngày 3/9 tại đường bờ kè của Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (FEFU).
Tiết mục múa tại Lễ khai mạc Triển lãm "Phố Viễn Đông". Ảnh: Lê Quang Vinh/PV TTXVN tại LB Nga
Triển lãm khai mạc ngày 3/9 với màn flashmob quy mô lớn mang chủ đề "Thời gian sống ở Viễn Đông" trong tiếng nhạc của bài hát mới "Viễn Đông" cùng nhiều tiết mục ca múa khác. Cả 11 địa phương của Khu vực Liên bang Viễn Đông đều có khuôn viên giới thiệu các thành tựu kinh tế, những điểm đặc sắc cũng như các sản phẩm, món quà lưu niệm tại đây.
Tại khu trưng bày của vùng Primorye, khách tham quan được chào đón với màn trình diễn của các vũ công trong trang phục thủy thủ - một trong những biểu tượng không chính thức vùng này. Ngoài ra còn có một chợ cá trong khu trưng bày, cho phép khách tham quan nếm thử các món ngon hải sản.
Đặc trưng tại khu triển lãm của vùng Primorye năm nay là một ngọn hải đăng, phản ánh những nguyên tắc và hướng phát triển cơ bản của khu vực. Primorye là khu vực đang phát triển các mối quan hệ mới với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thu hút các nhà đầu tư và dự án. Khu vực này tự khẳng định mình là lãnh thổ dành cho thế hệ trẻ và là nơi dành cho cuộc sống tiện nghi cũng như phát triển nghề nghiệp
Tại khuôn viên trưng bày của СH Buryatia, khách tham quan có thể tìm hiểu các tiềm năng du lịch, đặc biệt là hồ Baikal, các liệu pháp Đông y và đặc biệt là các điệu múa, bài hát và tác phẩm âm nhạc cổ xưa, mang tính nghi lễ của người Buryat do các nghệ sĩ độc tấu, nhạc sĩ và vũ công của các nhóm hàng đầu nước cộng hòa thuộc LB Nga này thể hiện như Nhà hát Ca múa quốc gia "Baikal", Dàn nhạc Quốc gia Buryatia, Nhà hát Âm nhạc và múa dân gian "Zabava" và nhóm nhạc dân tộc "Nuker".
Các nghệ sĩ biểu diễn tại Triển lãm "Phố Viễn Đông". Ảnh: Lê Quang Vinh/PV TTXVN tại LB Nga
Khu triển lãm của Yakutia được trang trí bằng những thông tin minh họa về các địa điểm du lịch nổi tiếng như dãy cột đá trên sông Lena, Kho báu của Yakutia, bảo tàng voi ma mút và băng vĩnh cửu và những địa chỉ du lịch khác. Đối tượng trung tâm trong gian trưng bày của Yakutia là "Altan serge" - cột trụ truyền thống, nơi diễn ra các nghi lễ để gặp phước lành.
Tại khu ẩm thực "Ẩm thực Viễn Đông: Nước Nga gặp châu Á", các thực khách được thưởng thức các món ăn Nga phiên bản Viễn Đông và các món ăn châu Á phiên bản Nga hóa.
Tại đây, họ được phục vụ bánh blin với trứng cá muối, cá hồi với hạt thông Viễn Đông và sữa đặc, súp cá Viễn Đông và cơm thập cẩm Viễn Đông, cá trích Viễn Đông, cũng như đồ uống từ thực vật hoang dã Viễn Đông. Các thực khách cũng được thưởng thức các món tráng miệng như bánh mật ong taiga hay kẹo nướng "Bãi biển thủy tinh", ám chỉ địa điểm du lịch nổi tiếng bãi biển thủy tinh gần Vladivostok. Thực đơn còn bao gồm cá bơn sốt châu Á, bánh blin harumaki nhân cua và cá minh thái.
Các chủ đề chính của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2024 tại Nga Cấu trúc chương trình kinh doanh của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2024 (EEF) sẽ diễn ra trong các ngày 3-6/9 tại khuôn viên Đại học tổng hợp Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok của LB Nga, đã được công bố trên trang web chính thức của EEF. Chủ đề chính của Diễn đàn năm nay là "Viễn Đông 2030. Kết hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bước chuyển về sứ mệnh của Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ nhìn từ việc đưa ra 'Visa Vàng'

Vốn hóa thị trường của Apple lại rơi xuống dưới 3.000 tỷ USD

Cảnh báo nghiêm trọng nhất của Fed về những hệ quả với nền kinh tế Mỹ do thuế quan

Trung Quốc đặt điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ

Mỹ có thể lặp lại sai lầm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008?

Ukraine phóng UAV vào lữ đoàn tên lửa Nga, đáp trả vụ tấn công Sumy

Gần nửa triệu người Gaza đã phải di dời kể từ khi Israel nối lại tấn công

Doanh nghiệp Mỹ trước 'bão' thuế quan Mỹ - Trung: Cơ hội hay khủng hoảng?

Lý do Tổng thống Trump 'tấn công' các trường đại học hàng đầu của Mỹ

Sở Thuế vụ Liên bang Mỹ lên kế hoạch tước quy chế miễn thuế của Đại học Harvard

Hai nhân vật Hàn Quốc được Time bình chọn vào top 100 người có ảnh hưởng nhất 2025

Tổng thống Trump bình luận về kết quả đàm phán thương mại với Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm

Vụ đấu tố 500 bộ đồ ở Chị Đẹp: Lan Ngọc, Tóc Tiên và NSX phản ứng ra sao?
Sao việt
15:01:59 17/04/2025
Không thể tin nổi chuyện vừa xảy ra với Kim Soo Hyun
Sao châu á
14:58:22 17/04/2025
Em Bé Hà Nội gây sốt màn ảnh sau 51 năm: Hiện sống viên mãn, làm việc liên quan đến giáo dục
Netizen
14:14:16 17/04/2025
Loài cây đặt ban thờ khiến ông Thần Tài ưng ý, cây ra hoa là lộc trời rơi xuống, đời bạn sáng bừng!
Sáng tạo
13:57:46 17/04/2025
3 phim 18+ cực hay của "kỹ nữ" đẹp nhất Hàn Quốc: Đừng xem thích đấy!
Phim châu á
13:14:43 17/04/2025
IU không tỉa lông mày để đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
13:10:14 17/04/2025
Nhiều xe BMW bị thu hồi vì nguy cơ cháy nổ
Ôtô
13:01:32 17/04/2025
Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Tin nổi bật
12:46:02 17/04/2025
Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng
Thế giới số
12:42:53 17/04/2025
Dùng Facebook ảo để lừa đảo tiền đăng ký thi chứng chỉ IELTS
Pháp luật
12:35:34 17/04/2025