Việt Nam luôn nỗ lực và trách nhiệm trong thực thi Công ước chống tra tấn
Trong 2 ngày (15 – 16/10), với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Liên Hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo tham vấn về hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước của LHQ về chống tra tấn và Phiên bảo vệ giả định cho Đoàn Việt Nam. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chuẩn bị cho phiên bảo vệ Báo cáo dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 11/2018 tại Geneva (Thụy Sỹ).
Trung tướng, GS, TS Nguyễn Ngọc Anh.
Đã có khuôn khổ pháp lý chung
Theo Trung tướng, GS, TS Nguyễn Ngọc Anh – Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an), Công ước chống tra tấn là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ, được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (ngày 28/11/2014) và chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 07/3/2015.
“Việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn là sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ quyền con người và thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thực thi Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013″ – ông Ngọc Anh nhấn mạnh.
Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về các biện pháp Việt Nam đã tiến hành để thực hiện nghĩa vụ thành viên Công ước theo hướng dẫn của LHQ, có tham khảo kinh nghiệm từ báo cáo quốc gia của các thành viên khác của Công ước và hướng dẫn của các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế.
Việc xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tiếp tục thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các nghĩa vụ thành viên Công ước chống tra tấn. Theo ông Ngọc Anh, đây cũng là lần đầu tiên Bộ Công an chủ trì xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia về thực thi một điều ước quốc tế về quyền con người.
Có thể nói, những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người cùng với tình hình chính trị ổn định và những chính sách, định hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp là tiền đề và thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình triển khai, thực thi Công ước.
Theo đó, Việt Nam đã có cơ sở khuôn khổ pháp lý chung về bảo vệ quyền con người, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Nhờ vậy, số vụ việc vi phạm thấp (thống kê cho thấy từ năm 2010 – 2015, TAND chưa thụ lý vụ án nào về tội “Bức cung” và tội “Mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật”; mới chỉ thụ lý và xét xử 10 vụ án với tổng số 26 lượt bị cáo về tội “Dùng nhục hình”).
Phải tránh được việc lạm quyền có thể xảy ra
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đã thực hiện và những thành tựu đã đạt được, Việt Nam vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục để thực thi có hiệu quả Công ước trong thời gian tới. Cụ thể, hệ thống văn bản pháp luật về quyền con người chưa thật đồng bộ; nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khác biệt giữa các vùng, miền còn hạn chế.
Ở một số địa phương, đời sống kinh tế và trình độ dân trí của người dân chưa cao hoặc những vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống thì việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của Công ước nói riêng và pháp luật Việt Nam có liên quan nói chung còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ pháp luật, nghiệp vụ của nhân viên công vụ chưa đồng đều nên có thể hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về các nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, dẫn đến có thể xảy ra việc cá nhân lạm quyền trong thực thi công vụ. Điều này cũng gây khó khăn nhất định cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý và đào tạo cán bộ… Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, Báo cáo đã nêu bật cam kết của Việt Nam trong việc tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tra tấn.
Tại Hội thảo, các đại biểu trong và ngoài nước đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện hồ sơ bảo vệ Báo cáo của Việt Nam. Có thể nói, Công ước chống tra tấn là công ước về quyền con người có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có nhiều nội dung khó, phức tạp. Vì vậy, việc triển khai Công ước phải tiến hành theo từng giai đoạn, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của Việt Nam.
Việc phổ biến, tuyên truyền Công ước đến toàn thể cán bộ, nhân dân cũng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp thu. Đối với các cán bộ công chức thì phải thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng pháp luật và nghiệp vụ để nâng cao năng lực và trình độ cho họ để tránh việc lạm quyền có thể xảy ra.
Chia sẻ
Bình luận 0
Hoàng Thư
Quá tải xe máy "vô chủ" ở TP HCM, Đồng Nai
Lượng phương tiện vi phạm bị tạm giữ quá thời hạn đang trong tình trạng quá tải bãi giữ bởi việc xử lý kéo dài do thủ tục rườm rà, hành lang pháp lý chưa rõ ràng
Tại TP HCM hiện đang tồn đọng hàng ngàn phương tiện vi phạm (chủ yếu là xe máy) quá thời gian tạm giữ nhưng không có người đến nhận. Trong khi đó, chỉ riêng năm 2017, tại TP có hơn 10.000 phương tiện phải mang đi đấu giá do không có người nhận. Còn tại Đồng Nai, cơ quan chức năng tỉnh này cho rằng việc bán đấu giá xe vi phạm "vô chủ" không đủ bù chi phí kho bãi trong thời gian tạm giữ quá dài.
Khắp nơi quá tải
Đại diện Đội Tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông đường bộ, thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC08) Công an TP HCM, cho biết qua kiểm tra và thống kê tại TP, hầu hết các phương tiện vi phạm không có người đến nhận tập trung ở khu vực vùng ven, chợ đầu mối với nhiều người lao động tự do. Do đó, các phương tiện của những người vi phạm trên thường có giá trị rất thấp nên khi bị tạm giữ họ thường chọn giải pháp bỏ luôn. Vì thế, lượng xe vi phạm "vô chủ" ngày càng nhiều dẫn đến quá tải bãi chứa.
Lượng xe máy vi phạm "vô chủ" tồn đọng sau thời gian dài tạm giữ gây lãng phí lớn Ảnh: GIA MINH
Trao đổi với phóng viên ngày 12-10, một cán bộ thuộc Đội CSGT Nam Sài Gòn cho biết năm 2017, riêng đơn vị này có khoảng 500 phương tiện bị tạm giữ không có người nhận hoặc quá hạn. Còn theo Đội CSGT Phú Lâm, tình trạng xe vi phạm không có người đến nhận diễn ra nhiều vào các năm 2015-2017, bắt đầu giảm vào năm 2018 do lượng xe cũ, xe "mù" đã bị tịch thu khá nhiều. Tuy nhiên, số lượng xe vi phạm và tồn đọng do không có người tới nhận vẫn rất lớn, gây quá tải và khó cho việc quản lý, bảo quản tại bãi chứa.
Ghi nhận của phóng viên ở nhiều bãi chứa xe vi phạm tại TP HCM cũng cho thấy do hạn chế về quỹ đất nên các điều kiện an toàn như PCCC cũng như việc bảo quản phương tiện khó bảo đảm. Tại nhiều bãi giữ xe dễ dàng nhìn thấy nhiều xe vi phạm bị tạm giữ đã hư hại nghiêm trọng, gỉ sét bởi thời gian dài bị tạm giữ nhưng không có người đến nhận.
Tại Đồng Nai, thông tin từ công an tỉnh này cho biết trên địa bàn hiện còn 7.755 phương tiện bị tạm giữ nhưng trong đó có đến 6.997 phương tiện đã quá thời hạn, có quyết định xử phạt nhưng các chủ sở hữu, người vi phạm không đến giải quyết. Vì lượng xe vi phạm tồn đọng quá nhiều, gây áp lực đối với sức chứa tại các kho bãi do thiếu quỹ đất, kéo theo các tiêu chuẩn, điều kiện an toàn tại các bãi giữ xe khó đáp ứng yêu cầu.
Cần pháp lý rõ ràng
Theo đại diện Đội Tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông đường bộ (PC08 Công an
TP HCM), theo quy trình hiện nay, với những phương tiện vi phạm khi lập biên bản xử phạt mà không có giấy tờ, CSGT phải đến tận nơi đăng ký biển số xe hoặc đề nghị địa phương xác minh phương tiện. Nếu xe đó có chủ sẽ phát thông báo, yêu cầu đến xác nhận và thực hiện quyết định xử phạt. Sau 3 lần không có người đến sẽ đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hết 90 ngày, phương tiện đó vẫn không có người đến nhận thì sẽ thanh lý. "Công an TP nhận nhiệm vụ phân loại các phương tiện không có giấy phép lưu hành và giấy tờ không đầy đủ, từ đó chia ra từng lô hàng, còn Sở Tài chính đảm nhiệm bán đấu giá" - đại diện đơn vị trên cho hay.
Những chiếc xe "mù" thế này khi vi phạm và bị tạm giữ thì người điều khiển thường chọn giải pháp... bỏ luôn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai khẳng định việc xử lý phương tiện tồn đọng đang gặp khó khăn, do vướng nhiều thủ tục nên rất mất thời gian để tiến hành thanh lý theo quy định. Mặt khác, đa phần phương tiện vi phạm có giá trị thấp nên khi thanh lý, nguồn thu từ những phương tiện này không đáp ứng chi phí kho bãi, giám định, đăng công báo...
Trước thực trạng trên, cả 2 địa phương khẳng định để tránh lãng phí thì nhất thiết phải rút ngắn thời gian xử lý xe vi phạm diện "vô chủ". UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị cần có quy định rút ngắn thời gian, số lần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đề nghị giám định ngay các phương tiện có giá trị thấp bị tạm giữ mà chủ phương tiện không đến nhận.
Theo luật sư Nguyễn Tri Đức, (Đoàn Luật sư TP HCM), việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hiện phải đáp ứng nhiều quy định cùng các thủ tục liên quan. Với những phương tiện bị tịch thu, quy định việc đấu giá phải được thuê tổ chức đấu giá ở nơi xảy ra vi phạm để thực hiện. Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá hoặc tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không còn giá trị, không bán đấu giá được thì phải thành lập hội đồng đấu giá để thực hiện. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng. Đáng nói, nhiều phương tiện không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn phải tiến hành đầy đủ các phương thức, trình tự thủ tục như trên. Với các phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ nhưng không có người đến nhận thì hiện chưa có hướng dẫn cụ thể, làm phát sinh nhiều bất cập như chi phí lưu kho, bến bãi, phí bảo quản...
Từ những tồn tại trên, ông Đức nhấn mạnh cần có một hành lang pháp lý với các hướng dẫn cụ thể, rút ngắn các thủ tục liên quan đến việc xử lý các phương tiện bị tịch thu. Tuy nhiên, để tránh có hiện tượng lạm quyền, ngoài các thông tin như quy định xử lý trong biên bản thì trước khi thanh lý tài sản trong một khung thời gian nhất định, cơ quan thẩm quyền cần có văn bản gửi các địa phương nơi có hành vi vi phạm thông tin cho chủ xe, người vi phạm hoặc xác nhận nếu xe "vô chủ".
"Những phương tiện có giá trị thấp, không có người đến nhận hoặc xe không đủ điều kiện tham gia giao thông thì có thể thực hiện ngay đấu giá, thanh lý tài sản để tránh lãng phí" - luật sư Nguyễn Tri Đức kiến nghị.
XUÂN HOÀNG - LÊ PHONG - GIA MINH
Theo nld.com.vn
Từ chối chuyển giao người bị phạt tù nếu đã bị tra tấn Từ chối tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ hoặc chuyển giao người bị kết án phạt tù nếu có căn cứ cho rằng người đó đã hoặc có thể bị tra tấn. Để chuẩn bị cho phiên trình bày và bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam (VN) về thực thi Công ước của Liên...