Việt Nam luôn đi trước khuyến cáo của WHO
“Có thể nói đối phó với dịch COVID-19, chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ” – PGS-TS Lương Ngọc Khuê.
Từ cuối năm 2019, khi Việt Nam có những ca nhiễm đầu tiên, Bộ Y tế đã nghiên cứu với đội ngũ chuyên gia để đưa ra phác đồ điều trị cho BV Chợ Rẫy cùng BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM áp dụng.
Ở giai đoạn 1, 16/16 bệnh nhân đều được áp dụng những phác đồ này để điều trị và tất cả đều khỏi bệnh.
Dịch COVID-19 bước sang giai đoạn 2 từ ngày 5-3 và diễn biến phức tạp cho đến nay, số bệnh nhân mắc COVID-19 trên cả nước đã là 241 người, trên 20 địa phương khắp cả nước.
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với COVID-19.
Với căn bệnh này, các chuyên gia nhận thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước tết. Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện.
Ngành y tế đã họp ngay hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Có thể nói tại Việt Nam, những hướng dẫn chuyên môn điều trị bệnh thường được xây dựng rất sớm.
Bệnh nhân người Mỹ vui vẻ “seo-phi” với mọi người trước khi lên xe về nhà. Ảnh: T.AN
Ngay sau khi điều trị khỏi cho ba bệnh nhân ra viện tại BV Chợ Rẫy, BV Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa và BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bộ Y tế tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị lần 2, đưa ra những chiến lược điều trị cụ thể từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuốc, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng bằng phương tiện hiện đại nhất.
“Có thể nói đối phó với dịch COVID-19, chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ” – PGS-TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ.
Video đang HOT
Đến ngày 26-3, Bộ Y tế công bố hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ ba với rất nhiều điểm mới.
Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh “nghi ngờ”, đồng thời bỏ các định nghĩa ca bệnh “có thể” vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước. Phác đồ tập trung chính vào điều trị suy hô hấp. Và đến nay đã có 91 bệnh nhân công bố khỏi bệnh, 21 bệnh nhân âm tính một lần và 18 bệnh nhân âm tính hai lần.
Bên cạnh việc có phác đồ điều trị phù hợp, những thành công mà y tế Việt Nam làm được đến thời điểm này còn nhờ rất lớn vào nỗ lực của các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch, cùng với đội ngũ y, bác sĩ đang hằng ngày chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc COVID-19 trên cả nước.
Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, Vĩnh Phúc là cơ sở y tế tuyến huyện điều trị thành công sáu trường hợp mắc COVID-19 ở giai đoạn 1. BS Lưu Thị Xuân, Trưởng phòng khám, chia sẻ mình đã có những ngày tâm lý hoang mang vô cùng. Hoang mang không phải vì bệnh khó chữa mà vì sức ép tâm lý và không chịu nổi sự kỳ thị của người dân xung quanh.
“Dịch bệnh COVID-19 tác động trực tiếp đến tâm lý người thân trong gia đình y, bác sĩ, nhân viên y tế. Ở phòng khám này có câu chuyện nữ nhân viên y tế, chồng công tác ở xa, con còn nhỏ, hết ngày trực gọi điện thoại hỏi thăm con trước khi về nhà thì bố mẹ lại khuyên ở luôn bệnh viện, đừng về vì sợ cả nhà cùng bị cách ly, sợ hàng xóm chửi bới” – BS Xuân nói.
Theo BS Xuân, COVID-19 là dịch mới nguy hiểm, không thể lơ là, chủ quan, cơ sở y tế tuyến huyện như Quang Hà cũng có thể chiến thắng dịch bệnh nhờ vào sự giúp đỡ của Bộ Y tế. “Đội ngũ bác sĩ tuân thủ phác đồ và thực hiện đúng các hướng dẫn phòng dịch COVID-19 của Bộ Y tế. Mọi người cùng gác niềm riêng lại vì việc chung chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh” – BS Xuân tâm sự.
Còn theo BS Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng), BV Đà Nẵng luôn tuân thủ và bám sát phác đồ điều trị của Bộ Y tế trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân. Ngoài ra, đội ngũ y tế BV Đà Nẵng cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần lạc quan nhất.
“Chúng tôi không lo lắng gì trong thời gian làm việc cả, dù một tháng rồi chưa về nhà. Chỉ cần bệnh nhân vui vẻ, lạc quan và trở về cuộc sống đời thường thì đó đã là niềm vui và phần thưởng dành cho những người làm công tác y tế. Chúng tôi luôn xác định là nếu còn dịch thì còn phải chiến đấu. Hy vọng là chúng tôi sẽ thành công và đất nước chúng ta sẽ sớm dập được dịch, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân” – BS Hàm tâm sự.
Phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam tham khảo từ nghiên cứu của Trung Quốc qua hàng trăm, hàng ngàn ca điều trị tại nước này và từ các trung tâm nghiên cứu lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Điều trị cho các bệnh nhân vừa qua chưa cần các thuốc điều trị khác biệt, vẫn là các thuốc sẵn có sử dụng tại các cơ sở y tế.
BS NGUYỄN TRUNG CẤP, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương
HÀ PHƯỢNG
Quyết không để 'vỡ trận' nếu dịch diện rộng
Hai BV đầu ngành trong điều trị các bệnh truyền nhiễm là BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV Bệnh nhiệt đới TPHCM đã sẵn sàng về mọi mặt cho công tác thu dung và điều trị bệnh do nCoV gây ra, quyết tâm tuyệt đối không để bị "vỡ trận" khi dịch xảy ra trên diện rộng.
Một phòng cách ly điều trị tại Khoa Nhiễm D, BV Bệnh nhiệt đới TPHCM. Ảnh: Báo SK&ĐS
TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết, công tác ứng phó khi bệnh lây lan đã được chuẩn bị sẵn sàng. Hiện tại, bệnh nhân khi được chuyển về BV sẽ được điều trị cách ly tại Khoa Nhiễm D với sức chứa 150 giường. BV cũng đã chuẩn bị dự phòng toàn bộ các khoa còn lại để tiếp nhận bệnh khi cần thiết.
Ngành y tế TPHCM quyết tâm tuyệt đối không để bị "vỡ trận" khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Và để làm được điều đó, điều đầu tiên là thực hiện việc phân luồng, phân tuyến rõ ràng với từng mức độ.
Hiện việc phân luồng, phân tuyến đã được tiến hành, đó là khi bệnh đã lan tràn trong cộng đồng, bệnh nhân sẽ không cần phải xét nghiệm xác định nCoV nữa, mà ưu tiên xét nghiệm ngẫu nhiên một số trường hợp. Các trường hợp xét nghiệm chỉ dành cho các ca viêm phổi nặng hoặc tử vong để xác định virus. Vấn đề lúc này là tự cách ly để không lây thêm cho những người khác và theo dõi điều trị tại chỗ.
Trường hợp nhẹ nhất, bệnh nhân sẽ đến các trạm y tế cơ sở để được hướng dẫn về nhà tự uống thuốc điều trị. Với những trường hợp bệnh nặng hơn thì tất cả các BV trong Thành phố sẽ tiếp nhận vào những khu cách ly. Chỉ những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần thở máy thì mới chuyển đến các BV tuyến cuối như BV Bệnh nhiệt đới, BV Nhân dân Gia Định, BV Nhân dân 115, BV Nguyễn Tri Phương, BV Chợ Rẫy.
Ở tình huống dịch bệnh lan rộng, BV Bệnh nhiệt đới sẽ là nơi điều phối, hướng dẫn cố vấn chuyên môn. Dù bệnh do nCoV, nhưng biến chứng chủ yếu là viêm phổi, nên các BV nội khoa tại TPHCM và các BV của các tỉnh, thành phố ở phía nam đều có thể tự điều trị hồi sức hô hấp.
"Hiện các BV tỉnh đã chuẩn bị sẵn tất cả nhân lực, vật lực để đón nhận nếu có bệnh nhân. Chúng tôi sẽ có buổi tập huấn chuyên môn với tất cả BV", Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết.
Đoàn công tác của Cục Quản lý Khám chữa bệnh trao đổi về công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân với cán bộ y tế BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Báo SK&ĐS
Còn BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã huy động tất cả cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch nCoV, trong đó có 60 cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị người dương tính và theo dõi giám sát người nghi ngờ. BV thành lập 2 đội cấp cứu cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Hiện BV có khả năng điều trị 1.000 người, trong đó 600 người giám sát, 400 ca điều trị và khoảng 50 giường điều trị tích cực và sẵn sàng cho BV dã chiến khi cần huy động.
BV hiện đang điều trị 3 ca dương tính, 1 ca đã có kết quả âm tính; các ca đã được điều trị có sức khoẻ ổn định và được tiếp tục theo dõi. BV đã bố trí 2 nơi cách ly cho người dương tính với nCoV và khu vực cách ly đối với ca giám sát, hiện là 57 ca.
Làm việc với BV Bệnh nhiệt đới Trung vào chiều 3/2, TS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị BV tiếp tục thực hiện nghiêm những chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Bên cạnh đó, lãnh đạo BV cũng quan tâm đến chế độ, chính sách và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân và tham gia công tác chống dịch nCoV.
Đoàn cũng đi thăm Khoa Cấp cứu, gặp và giải thích cho một trong những người đi từ vùng dịch về mức độ của bệnh và sự cần thiết phải cách ly người bệnh; kiểm tra khu vực đáp ứng hậu cần cho công tác chống dịch cho cán bộ y tế như khu vực nghỉ lại, khu vực phục vụ ăn uống, sinh hoạt...
CM (tổng hợp)
Theo baochinhphu
Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? "Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?" Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19. 11. Tác nhân gây bệnh COVID-19 là gì? Tác nhân gây bệnh COVID-19 là một chủng virus Corona. Chủng virus gây bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo

Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch
Có thể bạn quan tâm

Boeing tiếp tục tốn tiền vì máy bay 737 MAX
Thế giới
18:24:49 24/05/2025
Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ
Sao thể thao
18:19:27 24/05/2025
Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng
Tin nổi bật
18:17:53 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Nữ nghệ sĩ từng nhận cát-xê 1 cây vàng/đêm hát, giờ đi dọn vệ sinh, làm móng dạo
Sao việt
18:09:15 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
Biểu diễn bản phối mới của ca khúc 4 tỷ view, Võ Hạ Trâm bị chê lên "gân cốt", kém thần thái
Nhạc việt
17:36:29 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025