Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thi hành luật An toàn giao thông hàng hải mới
Trước việc Trung Quốc bắt đầu thi hành luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. ẢNH BỘ NGOẠI GIAO
Ngày 1.9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức thi hành luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển 1982 ( UNCLOS) – khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc được Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) thông qua ngày 29.4 vừa qua. Luật sửa đổi có hiệu luật từ ngày 1.9.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc sẽ trao quyền cho Cục Hải sự Trung Quốc (MSA), vốn thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, ra lệnh các tàu nước ngoài rời khỏi vùng biển nước này tuyên bố là lãnh hải, nếu đánh giá tàu đó có thể đe dọa an ninh, theo Kyodo News.
Luật sửa đổi còn cho phép MSA ngăn chặn các tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải, nếu các tàu không thuộc diện qua lại vô hại theo luật quốc tế.
Luật sửa đổi nói trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp và hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông. Hồi tháng 2, Trung Quốc bắt đầu thực thi luật Hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng chống tàu nước ngoài trong cái gọi vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, khiến nhiều nước lên tiếng quan ngại.
Việt Nam theo dõi sát tình hình bãi Ba Đầu
Việt Nam đang theo dõi sát tình hình trên Biển Đông, trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa.
"Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo hôm nay.
Tàu Trung Quốc kết thành hàng dài tại đá Ba Đầu gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Maxar .
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về tình hình tại đá Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và nhiều nước khác gần đây liên tục lên tiếng phản đối việc hơn 200 tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm này mà không đánh bắt dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Trong cuộc họp báo hai tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, bà Hằng nói.
Lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế, người phát ngôn cho hay. VTV hôm 4/4 đưa tin tàu hộ vệ Quang Trung của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức diễn tập các tình huống chiến đấu, phối hợp với trực thăng săn ngầm tại quần đảo Trường Sa.
"Trên các đảo của quần đảo Trường Sa, công tác sẵn sàng chiến đấu cũng được thực hiện ở cấp độ cao nhất. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, ở từng vị trí, mỗi cán bộ chiến sĩ đều ra sức rèn luyện", VTV cho biết thêm.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư.
Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài vào "lãnh hải" báo cáo thông tin Trung Quốc yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng "lãnh hải" mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phải khai báo cho nước này, bắt đầu từ ngày 1/9. Tàu hải giám Trung Quốc áp sát tàu tuần tra của cảnh sát biển Nhật Bản ở biển Hoa Đông năm 2012 (Ảnh: Kyodo). Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng...