Việt Nam lên tiếng việc Lào xây thủy điện Luang Phabang
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước thông tin Lào sẽ xây dựng thủy điện trên sông Mekong ở Luang Phabang vào tháng 4 tới.
“Việt Nam rất quan tâm tới các tác động xuyên biên giới không chỉ của thủy điện Luang Phabang mà tất cả các công trình thủy điện khác trên dòng chính của sông Mekong”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu trong buổi họp báo chiều 5/3.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của các nước lưu vực sông Mekong trong việc phát triển các công trình thủy điện, khai thác tài nguyên nước.
“ Như chúng tôi nhiều lần nêu rõ, các quốc gia có lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước của sông Mekong để phát triển đồng thời có trách nhiệm chung trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong“, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu trong buổi họp báo chiều 5/3.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định việc phát triển các công trình thủy điện trên dòng chính của sông Mekong cần đảm bảo không có tác động tiêu cực xuyên biên giới tới môi trường, đời sống, kinh tế, xã hội các nước ven sông, nhất là nước ở hạ nguồn theo thông lệ quốc tế.
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước ven sông Mekong tăng cường hợp tác để quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích các nước ven sông vừa không có tác động tác tiêu cực đến đời sống người dân sinh sống trong khu vực.
Từ cuối năm 2019, truyền thông quốc tế đưa tin Lào sẽ xây dựng công trình thủy điện trên sông Mekong ở Luang Phabang. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 4/2020 và hoàn thành sau bảy năm.
Việt Nam là nước ở hạ nguồn sông Mekong. Do đó, bất cứ công trình thủy điện, thủy lợi hay các hoạt động khai thác nguồn nước sông Mekong của các nước khác phía thượng nguồn đều có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam.
MINH NGỌC
Theo vtc.vn
Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực
Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Đà Nẵng góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ song phương, duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu tuần duyên USS Bunker Hill (CG 52) tới thăm cảng Tiên Sa của Đà Nẵng từ ngày 5/3 đến 9/3.
"Đây là chuyến thăm thông thường của tàu sân bay Mỹ, nằm trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt. Qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực", bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng ngày 5/3.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, trong khuôn khổ chuyến thăm, thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ sẽ tham dự một số hoạt động như lễ đón tàu, tổ chức họp báo chung, chào xã giao lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, còn có các hoạt động trao đổi nghiệp vụ và giao lưu cộng đồng.
Sáng 5/3, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng chủ trì lễ đón nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Tham dự lễ đón còn có đại diện Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Biên phòng Đà Nẵng, Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng, Cục Quân y Tổng cục Hậu cần, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng và các cơ quan khác của Chính phủ Việt Nam.
Phái đoàn Mỹ gồm có Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Chỉ huy trưởng nhóm tàu sân bay tác chiến (CSG 9) Chuẩn Đô đốc Stu Baker, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink và các viên chức CSG 9, cùng phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam.
Bình luận về chuyến thăm, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khẳng định, đây là tiếp nối chuyến thăm lịch sử năm 2018 của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), chuyến thăm đầu tiên của môt tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam trong hơn 40 năm.
" Chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với quan hệ song phương của chúng ta. Chỉ 25 năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương của chúng ta đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông Daniel Kritenbrink cho biết.
Chuân Đô đốc Stu Baker cho rằng, chuyến thăm thể hiện mối quan hệ song phương mạnh mẽ và khẳng định tiếp tục hợp tác của Mỹ với các quốc gia đối tác, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ cho khu vực. Trong đó có các tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Việt Nam hiện đảm nhiệm vai trò chủ tịch năm nay.
SONG HY
Theo vtc.vn
Việt Nam lên tiếng về bản đồ thềm lục địa Malaysia đệ trình lên LHQ Việt Nam bảo lưu quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý trên biển Đông như nêu trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc năm 2009. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Trước câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam liên quan đến việc Malaysia...