Việt Nam lên tiếng về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo
Trước việc Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND) phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, hôm nay (6/7), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ sự quan ngại về vi phạm nghiêm trọng của nước này, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Tên lửa phóng đi sáng 4/7 của Triều Tiên (ảnh: Reuters)
“Việt Nam hết sức quan ngại trước việc CHDCND Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hỏa Tinh 14 ngày 4/7, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu quan điểm, Việt Nam nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
“Việt Nam kêu gọi các bên tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới”, bà Hằng cho hay.
Hôm 4/7, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về vùng biển phía đông từ khu vực Banghyon, tỉnh North Pyongan, một tỉnh gần biên giới với Trung Quốc. Tên lửa này đã bay được chặng đường 933km và đạt độ cao 2.802km trong vòng 39 phút trước khi đánh trúng mục tiêu giả định ở vùng biển phía đông.
Video đang HOT
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sở hữu tên lửa có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất với vận tốc và độ chính xác cao. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói rằng, vụ phóng tên lửa đánh dấu lần đầu tiên Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Bình Nhưỡng được cho là đang tập trung phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gắn đầu đạn hạt nhân với khả năng tấn công lục địa Mỹ. Nước này đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân từ năm 2006 đến nay và khoảng 30 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo trong năm 2016.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ông Putin và ông Tập bắt tay giải quyết vấn đề Triều Tiên
Vladimir Putin và Tập Cận Bình vừa có tuyên bố chung về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Mới đây, Triều Tiên cho biết nước này phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Vụ phóng bị nhiều nước chỉ trích do lo ngại nó có thể gia tăng nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 5.6, Nga đã yêu cầu Triều Tiên dừng chương trình tên lửa đạn đạo trong một "tối hậu thư", được Trung Quốc ủng hộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đưa ra một tuyên bố chung sau khi nhất trí về kế hoạch tổng thể nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên, Daily Star đưa tin.
Kế hoạch của Nga và Trung Quốc gồm các mục tiêu sau: Triều Tiên kết thúc chương trình tên lửa, Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự trong khu vực.
Cả Moscow và Bắc Kinh đều có chung đường biên với Triều Tiên, do vậy, lo sợ xảy ra hậu quả tàn phá nếu ông Kim khơi mào xung đột hạt nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin
"Tình hình trong khu vực ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của cả hai nước", tuyên bố chung cho biết.
"Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ để tìm ra giải pháp cho vấn đề phức tạp của bán đảo Triều Tiên bằng mọi cách có thể".
Lãnh đạo hai nước cũng lên án việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Họ cho rằng Mỹ sử dụng Triều Tiên như cái cớ để mở rộng quyền lực quân sự ở châu Á.
Ông Trump và Putin sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào thứ 6 tuần này tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức.
Tổng thống Mỹ cũng đã thảo luận về vấn đề Triều Tiên với ông Tập. Vậy nên, dự kiến ông Trump cũng sẽ nêu vấn đề này với Tổng thống Nga.
Theo Danviet
Những lựa chọn của ông Trump để đối phó Triều Tiên Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên được đánh giá là có thể bắn tới mọi nơi trên Trái đất. Chính sách ngoại giao, quân sự của Mỹ đang bước vào một thời kỳ khó đoán định với Triều Tiên, nhất là khi Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa vừa bắn "có thể vươn tới bất kì đâu trên Trái...