Việt Nam lên tiếng về việc Nga – Trung tập trận trên Biển Đông
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho rằng, mọi hoạt động, bao gồm các hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông, cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 22/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về phản ứng của Việt Nam trước việc Nga và Trung Quốc vừa tổ chức tập trận chung trên Biển Đông.
Theo ông Lê Hải Bình, là quốc gia ven biển và là thành viên của UNCLOS 1982, Việt Nam cho rằng mọi hoạt động, bao gồm các hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông, cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế đặc biệt là UNCLOS 1982.
Tàu Nga và Trung Quốc trong cuộc tập trận ở Biển Đông ngày 18/9 (Ảnh: Xinhua)
“Việt Nam mong muốn tất cả các nước đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Hôm 12/9, Nga và Trung Quốc đã điều tàu ngầm và nhiều phương tiện quân sự để bắt đầu một cuộc tập trận kéo dài 8 ngày tại Biển Đông. Theo tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong, cuộc tập trận diễn ra tại thành phố cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với nội dung phòng thủ, cứu hộ cứu nạn, chống tàu ngầm…
Trung Quốc và Nga từng tập trận hải quân chung trước đó ở Địa Trung Hải và biển Hoa Đông, nhưng đây là lần đầu tiên tập trận chung ở ở Biển Đông.
Liên quan tới việc gần đây Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho hay, Việt Nam nhiều lần khẳng định rằng Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đề cao việc tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật đối với các vùng biển và đại dương.
Trước thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản mới đây nói rằng, Nhật sẽ tăng cường tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông, ông Bình nêu rõ: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động của các bên đều phải có đóng góp tích cực và xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực Biển Đông”.
Video đang HOT
Người Phát ngôn cho rằng: “Biển Đông là tuyến đường biển huyết mạch của khu vực và thế giới, vì vậy tất cả các nước trong và ngoài khu vực đều có lợi ích và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này”.
Nam Hằng
Theo Dantri
Điểm yếu của tổng thống tự nhận "có thể tàn bạo hơn IS"
Cuộc chiến chống ma túy đẫm máu thực chất chỉ là bình phong, không đại diện cho tính cách thực sự của Tổng thống Philippines, theo nhà bình luận Steven Keithley.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 5.2016
Trong một bài phát biểu tại Điện Malacaang hôm 15.8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên án hành động dã man của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đồng thời cảnh báo ông "có thể tàn bạo hơn gấp 10 lần".
Tuy nhiên, ngày 13.9, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng tải một bài phân tích của Steven Keithley, trong đó nhận định Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không thực sự cứng rắn về các vấn đề chủ quyền hay kinh tế. Nhà báo Keithley cũng nói thêm ông Duterte thực chất chỉ là một "con cừu" về những khía cạnh trên.
Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Tổng thống Philippines nói rằng lời hứa sẽ "thay đổi thực sự" đã giúp ông giành chiến thắng. Ông không sai. Các cử tri nhìn thấy ông là một người phát ngôn mạnh mẽ, có thể thay đổi đất nước, giúp người dân bình thường hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, họ cũng thấy ông Duterte là một chiến binh có thể xử lý tội phạm ma túy và sự bành trướng của Trung Quốc. Lúc đó, ông Duterte có vẻ như là một nhà lãnh đạo hoàn hảo cho thời kỳ hỗn loạn. Và chỉ trong vòng hai tháng, ông đã tạo ra những thay đổi thực sự.
Một người Philippines bị bắn chết trên phố với tấm bảng ghi "Toi là một kẻ buôn bán ma túy"
Cho đến nay, nhiệm kỳ tổng thống của ông Duterte đã trở nên nổi tiếng với chính sách chống ma túy. Cảnh sát Philippines đã giết chết ít nhất 870 "nghi phạm", những người bị cáo buộc là sử dụng và buôn bán ma túy và khiến khoảng 600.000 người khác phải đầu thú. Ông cũng có rất nhiều bài phát biểu khuyến khích người dân tự hành pháp, khiến hơn 1.300 người chết dưới tay "những kẻ tấn công không xác định".
Bất chấp những hậu quả ngoại giao tai hại, như việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ một cuộc họp quan trọng với ông Duterte sau khi bị gọi là "đồ khốn nạn", người dân Philippines thường vẫn kiên định với lãnh đạo của họ. Thế nhưng, họ không nhận ra rằng cuộc chiến chống ma túy thực chất chỉ là một màn khói, không đại diện cho tính cách thực sự của Duterte.
Cuộc đàn áp chống ma túy cho phép Duterte thể hiện vai trò "người đàn ông cứng rắn" mà không phải đưa ra quyết định khó khăn nào. Quan trọng hơn, nó che đi một thực tế rằng, với những vấn đề khó khăn hơn cần tới sự gan góc của tổng thống, thì ông Duterte chỉ là một "con cừu".
Từ ngày ông Duterte nhậm chức, đã có hàng nghìn người thiệt mạng vì bị tình nghi có liên quan đến ma túy
Trong tháng 7, khi Tòa án Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết nói rằng Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ông Duterte đã giữ yên lặng, chỉ nói rằng phán quyết nên được giải quyết trong các cuộc đàm phán riêng. Điều này khác hẳn với trước đó, khi ông từng cam kết sẽ đi mô tô nước đến bãi cạn Scarborough, nơi tranh chấp với Trung Quốc, để cắm lá cờ Philippines.
Nếu ông Duterte cũng mạnh mẽ về việc thi hành phán quyết Biển Đông như khi ông theo đuổi những kẻ buôn ma túy, Philippines có thể cùng tập hợp với nhiều nước trong khu vực phản đối sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, cũng như tập hợp với các nước lớn trên thế giới quan tâm đến phán quyết như Mỹ, Nhật Bản, Úc.
Một sự phản đối của các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc có thể tạo ra đòn bẩy. Hơn nữa, về dài hạn, một lập trường cương quyết như vậy có thể tăng cường sức mạnh liên minh chiến lược với một số đối tác thương mại chính của Manila, nhờ đó sẽ giúp ông Duterte duy trì mức tăng trưởng kỷ lục.
Thế nhưng, chiến dịch chống ma túy thực chất chỉ là bình phong của Tổng thống Philippines?
Kinh tế là một lĩnh vực khác ông Duterte giữ im lặng. Trong lúc vận động tranh cử, ông hứa sẽ mang lại sự thịnh vượng cho người dân thường Philippines thông qua "mô hình thành phố Davao", cắt giảm quan liêu, xây dựng cơ sở hạ tầng và đại tu các quy định về thuế. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này tầm cỡ quốc gia đòi hỏi phải có sự hợp tác với Quốc hội.
Trong khi Duterte ra lệnh hỗ trợ Hạ viện, có những phe phái phản đối trong Thượng viện có thể trì hoãn chương trình nghị sự của ông. Những thách thức như vậy sẽ ngày càng gia tăng khi cuộc chiến chống ma túy tiếp diễn. Vì vậy, giờ là thời điểm lý tưởng cho ông Duterte tập hợp những người ủng hộ và khiến các phe phản đối trong Quốc hội phải thông qua chương trình nghị sự kinh tế của ông.
Về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và phát triển kinh tế, ông Duterte vẫn còn khá "nhút nhát"
Tuy nhiên, ông Duterte, người xây dựng sự nghiệp của mình dựa trên hình ảnh người đàn ông cứng rắn, dường như vẫn khá nhút nhát. May mắn cho ông, nhờ sự chú ý vào chính sách ma túy, ông vẫn có thể duy trì bề ngoài người như một người đàn ông mạnh mẽ.
Thế nhưng, nếu Duterte không thay đổi giọng điệu của mình khi cuộc chiến chống ma túy của ông kết thúc, hoặc khi người dân thường Philippines nhận ra những lợi ích kinh tế và an ninh ông hứa hẹn sẽ không thành hiện thực, Tổng thống Duterte có thể sẽ được đưa vào một cuộc tranh cãi về phong cách của một diễn viên.
Theo Trà My - SCMP (Dân Việt)
TQ có thực sự khiến ASEAN "quên" phán quyết Biển Đông? Việc một dự thảo tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN không nhắc đến phán quyết Biển Đông không có nghĩa là các thành viên ASEAN sẵn sàng bỏ qua nó, các nhà phân tích cảnh báo. Thủ tướng Lào phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại thủ đô Viêng Chăn ngày 8.9 (Ảnh: Tân Hoa...