Việt Nam lên tiếng về phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Singapore
Chiều ngày 12/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao đối với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore.
Cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 12/11 vẫn “ nóng” với các câu hỏi tập trung vào tình hình Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ phản ứng của Việt Nam trước bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Singapore gần đây, trong đó ông Tập cho rằng: Các đảo ở Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại. Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Hữu Nghị)
Ông Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định lại: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
“Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định ở khu vực và thế giới”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-6/11, ông Tập Cận Bình khẳng định: “Trung Quốc muốn nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung – Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nước và cho hay, Trung Quốc luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Ông Tập Cận Bình cũng nói rằng, Trung Quốc không chấp nhận cường quốc tất bá, sẽ tiếp tục đi sâu hợp tác cùng có lợi và kết nối với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
Hội nghị APEC sẽ bàn về hòa bình, an ninh khu vực
Phóng viên cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước thông tin Indonesia tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa án hình sự quốc tế nếu tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với phần lớn Biển Đông và một phần lãnh thổ của nước này không được giải quyết thông qua đối thoại.
Về vấn đề này, Người Phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: “Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Chúng tôi cho rằng, các quốc gia có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình và phù hợp để giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan đến mình”.
Trước việc ngày 10/11 vừa qua, Trung Quốc đề nghị Phillipines không đưa vấn đề Biển Đông ở Hội nghị APEC sẽ diễn ra vào tuần tới, ông Lê Hải Bình cho hay: “Các nền kinh tế APEC sẽ bàn về các vấn đề về hòa bình, hợp tác phát triển trong khu vực cũng như các vấn đề khác nếu như các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC cảm thấy phù hợp”.
Nam Hằng
Theo Dantri
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ nữ doanh nhân bị bắt ở Philippines
Việt Nam đã được tuyên bố trúng cử vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 với số phiếu cao 156 phiếu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 12/11 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN đề nghị thông tin chi tiết về việc Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) là một trong những cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO và chịu trách nhiệm hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, xây dựng chương trình và ngân sách của UNESCO.
Tại kỳ họp thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO, Đại hội đồng đã tiến hành bầu lại 30 quốc gia thành viên của Hội đồng chấp hành.
Việc trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO với số phiếu cao thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế của Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế trước những đóng góp của Việt Nam đối với UNESCO.
Đây là lần thứ 4 Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO. Lần trước diễn ra vào năm 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013. Thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO, một lần nữa Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với thành viên khác tham gia một cách chủ động trong các quyết sách của UNESCO, qua đó thể hiện vai trò thành viên tích cực của các tổ chức có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần chủ động trên 5 lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục, văn hóa và thông tin truyền thông.
Thông tin chính xác về việc một nữ doanh nhân Việt Nam bị bắt tại Philippines vì có đạn trong túi xách, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, vụ việc này xảy ra tại sân bay Ninoy Aquino vào ngày 7/11/2015.
Ngay lập tức, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã tiến hành các thủ tục bảo hộ công dân cần thiết đối với công dân Việt Nam và đương sự đã về nước sau khi hoàn tất các thủ tục xử phạt hành chính.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin liên quan đến vụ việc xô xát của công nhân Việt Nam tại Algeria, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp chặt chẽ với đơn vị phái cử lao động là Công ty SimCo Sông Đà cũng như đơn vị sử dụng lao động là Công ty Đông Nhất Giang Tô, 5 lao động Việt Nam sẽ được chuyển sang làm việc tại công trường khác.
Các lao động là nạn nhân của vụ việc xô xát có liên quan cũng đã xuất viện và sức khỏe bình thường, toàn bộ chi phí điều trị đã được đơn vị sử dụng lao động chi trả.
Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, đại diện của công ty phái cử lao động làm việc với phía chủ sử dụng lao động tại Algeria để giải quyết các vấn đề về mức khoán, lương khoán, địa điểm làm việc cũng như các vấn đề còn tồn tại liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam tại đây.
Theovietnamplus
Bộ Ngoại giao khẳng định Đắk Đăm là của Việt Nam Ngày 2-11, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết liên quan đến khu vực biên giới Đắk Đăm (tỉnh Đắk Nông, Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn...