Việt Nam lấy làm tiếc vì Malaysia chưa trả tự do cho Đoàn Thị Hương
Người phát ngôn Lê Thi Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam lấy làm tiếc vì Malaysia không trả tự do ngay cho công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương”.
Ngày 14/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về kết quả của phiên xét xử công dân Đoàn Thị Hương – một trong số các nghi phạm của vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo yêu cầu của luật sư, phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương sáng 14/3 đã được hoãn lại đến ngày 1/4 vì lý do sức khỏe của Đoàn Thị Hương không đảm bảo.
Đoàn Thị Hương được đưa đến tòa sáng 14/3. Ảnh: malaymail
“Việt Nam lấy làm tiếc vì Malaysia không trả tự do ngay cho công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Theo người phát ngôn, trong những ngày qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp bảo hộ công dân, đảm bảo công bằng quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân Đoàn Thị Hương.
Chiều 12/3/2019, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah. Tiếp đó, ngày 13/3 Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long gửi thư cho Tổng Chưởng lý Malaysia Tommy Thomas. Trong ngày hôm nay (14/3), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cũng đã gặp Đại sứ Malaysia tại Hà Nội.
Video đang HOT
Trong các trao đổi, Việt Nam đã đề nghị phía Malaysia đảm bảo việc xét xử công bằng, khách quan và trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương.
“Tôi nghĩ rằng phía Malaysia hiểu được sự quan tâm của lãnh đạo và công luận Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh
Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cũng đã thăm lãnh sự đối với Đoàn Thị Hương ngay sau phiên tòa ngày 11/3. Tại phiên tòa sáng nay, đích thân Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh đã trực tiếp tham dự phiên tòa để kịp thời hỗ trợ công dân Đoàn Thị Hương khi cần thiết. Đại sứ cũng đã gặp, thăm hỏi, động viên Đoàn Thị Hương ngay sau khi kết thúc phiên tòa sáng 14/3.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp xúc với công dân Đoàn Thị Hương và gia đình, giải thích hỗ trợ pháp lý, tìm luật sư, tìm kiếm nhân chứng theo đúng quy định của pháp luật sở tại và thông lệ quốc tế. Đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thường xuyên tiếp xúc với Đoàn Thị Hương và có mặt tại các phiên xét xử để có thể hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam đã nhiều lần nêu vụ việc trong trao đổi các cấp, kể cả ở cấp cao, đề nghị phía Malaysia xét xử công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đoàn Thị Hương”.
Trước đó, trong phiên tòa sáng 14/3 tại Tòa thượng thẩm Shah Alam (bang Selangor, Malaysia), công tố viên Iskandar Ahmad cho biết, Tổng Chưởng lý Malaysia đã bác đề nghị hủy truy tố, trả tự do cho bị cáo Đoàn Thị Hương. Tuy nhiên, Công tố viên Iskandar Ahmad không nêu lý do cụ thể cho quyết định này.
Với quyết định này, Đoàn Thị Hương sẽ phải tiếp tục quá trình xét xử và là bị cáo duy nhất hiện phải đứng trước vành móng ngựa trong nghi án sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol – người được cho là Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un./.
Theo Hùng Cường/VOV.VN
Đoàn Thị Hương bị sốc, luật sư đệ đơn xin tha bổng
Công dân Việt Nam nói cô bị sốc sau khi thẩm phán tòa án ở Malaysia tuyên bố trả tự do cho Siti Aisyah, người cũng bị cáo buộc tội giết người trong nghi án Kim Jong Nam.
Thẩm phán tại tòa án Malaysia hôm 11/3 đã hủy bỏ cáo trạng đối với Siti Aisyah và công dân Indonesia lập tức được trả tự do tại tòa, sau khi các công tố viên nói họ muốn rút lại cáo buộc với bị cáo này, trong vụ án mạng liên quan công dân Triều Tiên Kim Chol.
"Tôi bị sốc, đầu óc trống rỗng", Đoàn Thị Hương nói thông qua người phiên dịch tại Tòa thượng thẩm Shah Alam với vẻ mặt thất thần sau khi Aisyah được đưa rời khỏi phòng xét xử, theo AP.
"Tôi không biết giờ chuyện gì sẽ xảy ra với tôi nữa. Tôi vô tội. Hãy cầu nguyện cho tôi", Hương nói.
Đoàn Thị Hương được đưa đến tòa sáng 11/3. Ảnh: AP.
Kim Chol được cho là ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương bị cáo buộc giết hại công dân Triều Tiên bằng cách bôi chất độc thần kinh VX lên mặt người này tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hồi tháng 2/2017.
Đây được xem là một diễn biến bất ngờ vì theo kế hoạch, tòa sẽ tiến hành phần đối chất với Đoàn Thị Hương trong ngày 11/3. Theo Reuters, sau khi tòa đưa ra phán quyết, Aisyah đã ôm lấy Đoàn Thị Hương và bật khóc. Phiên tòa phải tạm dừng một lúc.
Ông Hisyam Teh Poh Teik, luật sư của Hương, nói họ sẽ tìm cách hoãn lại phiên tòa. Ông nói Hương không giữ được bình tĩnh và cảm thấy việc hủy bỏ cáo buộc đối với Aisyah là bất công đối với thân chủ của ông.
"Chúng tôi muốn Đoàn (Thị Hương) được đối xử bình đẳng. Nếu người này được phép làm vậy thì người khác cũng được phép làm vậy", ông Hisyam nói. "Họ đã rút lại cáo buộc với người này nhưng lại không với người kia. Cơ sở nào vậy? Chúng tôi muốn biết. Không ai đưa ra lý do và chúng tôi không biết việc đó dựa trên cơ sở nào".
Ông Hisyam cũng cho biết ông sẽ gửi đơn đề nghị tha bổng cho Đoàn Thị Hương lên bộ trưởng tư pháp Malaysia trong hôm nay.
Hồi tháng 8/2018, Tòa thượng thẩm Shah Alam ở bang Selangor, Malaysia, đã tuyên bố có đủ chứng cứ để suy luận rằng Siti Aisya và nghi phạm người Việt Nam Đoàn Thị Hương, cùng với 4 nghi phạm Triều Tiên mất tích, tham gia vào một "âm mưu đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng" nhằm sát hại công dân Triều Tiên có tên trên hộ chiếu là Kim Chol.
Sau phán quyết này, hai bị cáo duy nhất bị truy tố trong vụ việc bước vào phần đối chất. Theo kế hoạch ban đầu, các phiên đối chất sẽ bắt đầu từ tháng 11/2018 nhưng cuối cùng lại bị trì hoãn đến tháng 3.
Theo Zing
Đoàn Thị Hương bật khóc khi nghe chủ tọa kết luận phiên tòa Chủ tọa phiên tòa Azim Ariffin không loại trừ khả năng đây là một vụ ám sát mang động cơ chính trị dù chưa có bằng chứng xác thực về điều này. Vụ án của nghi phạm Đoàn Thị Hương vẫn chưa có hồi kết khi vào trưa 16/8, chủ tọa phiên tòa Azim Ariffin tuyên bố sẽ dành thêm thời gian để...