Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp rơi vào “bảng tử thần” ở SEA Games?
SEA Games 2015 và SEA Games 2017, các đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đều rơi vào “bảng tử thần”, khiến cơ hội đi tiếp trở nên rất khó khăn. Và SEA Games 2019 tới đây tại Philippines, nhiều khả năng điều này sẽ lặp lại.
SEA Games 2015, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã rơi vào bảng B, nơi có 6 đội bóng gồm U23 Thái Lan, U23 Malaysia, U23 Brunei, U23 Lào và U23 Đông Timor. Đây được coi là bảng đấu khó khi ngoài lịch thi đấu dày đặc, 3 đội gồm U23 Việt Nam, U23 Thái Lan và U23 Malaysia đều có trình độ ngang ngửa nhau.
Khó khăn đang chờ đợi U22 Việt Nam tại SEA Games 2019.
Kết thúc vòng bảng, U23 Việt Nam xếp thứ 2, khi thua U23 Thái Lan trong cuộc đấu tranh ngôi nhất nhì bảng. Tới vòng bán kết, các học trò của HLV Miura bất ngờ gục ngã trước U23 Myanmar và đành phải xuống chơi trận tranh HCĐ với U23 Indonesia (thắng 5-0).
Tới SEA Games 2017, một lần nữa, bóng đá nam Việt Nam lại rơi vào bảng đấu có 6 đội. Cụ thể, U22 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Hữu Thắng rơi vào bảng B, nơi có sự hiện diện của U22 Thái Lan, U22 Indonesia, U22 Philippines, U22 Đông Timor và U22 Campuchia. Kết thúc vòng bảng, U22 Việt Nam chỉ xếp thứ 3, đồng thời bị loại sớm.
Tại SEA Games 2019 tới đây, chắc chắn sẽ không có sự công bằng khi nước chủ nhà luôn tìm mọi cách để vơ vét huy chương nhằm giành hạng nhất toàn đoàn. Và bóng đá dĩ nhiên cũng không phải là ngoại lệ. Chủ nhà Philippines nhiều khả năng sẽ tận dụng ưu thế để chọn bảng đấu có 5 đội, đẩy các đội cạnh tranh cho chiếc HCV như Thái Lan, Việt Nam… vào bảng đấu 6 đội nhằm bào mòn thể lực đối phương.
Video đang HOT
Dù Việt Nam khiếu nại thành công và nhảy lên nhóm hạt giống số 3 nhưng không ngạc nhiên nếu thầy trò Park Hang-seo sẽ đối mặt với bảng đấu “tử thần” có 6 đội tuyển giống như kỳ SEA Games 2015 và 2017. Như vậy, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần và thể lực thi đấu với nhịp độ 2 ngày/trận. Nếu giành quyền vào bán kết, bảng đấu 6 đội sẽ chỉ có 1 ngày nghỉ trước khi thi đấu bán kết ngược lại bảng 5 đội được lợi thế 2 ngày nghỉ phục hồi. Như vậy, nếu muốn vô địch SEA Games 30, HLV Park Hang-seo và các học trò phải thi đấu 7 trận trong 13 ngày. Phải nhìn nhận đây là lịch thi đấu “khủng khiếp” và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực của các cầu thủ.
Thật ra khó khăn là điều dự báo trước và ông Park đã lên giây cót tinh thần cho các học trò bằng tuyên bố đanh thép: “Nếu vô địch SEA Games 30, Việt Nam phải thắng mọi đối thủ. Chúng ta là đội bóng số 1 Đông Nam Á, không hề ngán ngại bất kỳ ai, kể cả Thái Lan”.
Theo danviet.vn
Hậu vệ Trần Đình Hoàng: Sự trở lại của ông vua cánh phải
Phải rời xa sân cỏ 1 năm vì chấn thương nặng, nhưng sau khi trở lại V.League 2018 cho đến nay, hậu vệ Trần Đình Hoàng tiếp tục chứng tỏ anh là hòn đá tảng nơi cánh phải hàng phòng ngự SLNA.
Hậu vệ Đình Hoàng sinh năm 1991 tại Hưng Nguyên và gia nhập lò SLNA cùng thời điểm với những Nguyên Mạnh, Hoàng Thịnh, Khắc Ngọc, Thế Nhật, Phi Sơn... Lứa cầu thủ này nhiều năm làm mưa làm gió tại các giải đấu trẻ và mang về nhiều thành công cho các đội U17, U19 và U21 SLNA.
Năm 2010, Đình Hoàng, Thế Nhật là những cầu thủ không thể thay thế tại ĐT U19 Việt Nam tham dự Giải U19 Đông Nam Á. Hai năm sau, Đình Hoàng cùng lứa U21 SLNA vô địch Giải U21 Quốc gia sau 10 năm chờ đợi.
Sau chức vô địch đó, Đình Hoàng chính thức được HLV Hữu Thắng đôn lên đội 1 SLNA với vị trí hậu vệ chạy cánh phải. Tại V.League 2013, khi mà đội bóng xứ Nghệ vẫn còn đó Âu Văn Hoàn, Đình Hoàng vẫn có 17 trận đấu và 12 lần đá chính. Một thành tích mà hiếm cầu thủ trẻ nào có được trong lần đầu lên chơi chuyên nghiệp.
Năm 2014 cũng là thời điểm SLNA chia tay hậu vệ Âu Văn Hoàn, Đình Hoàng nghiễm nhiên trở thành cầu thủ số 1 ở vị trí hậu vệ cánh phải từ trước đến nay. Với nền tảng thể lực sung mãn, tốc độ và lối chơi đeo bám quyết liệt, Đình Hoàng hiếm khi thất bại trong những cuộc đấu tay đôi, dù đối thủ là ngoại hay nội binh.Với phong độ ấn tượng trong màu áo của đội bóng xứ Nghệ, Đình Hoàng góp mặt tại SEA Games năm 2013 trước khi được HLV Miura gọi tập trung ĐTQG chuẩn bị cho AFF Cup 2014. Tuy nhiên, dưới thời HLV người Nhật, Đình Hoàng không có chỗ đứng khi Ngọc Hải và Thanh Hiền mới là những sự lựa chọn hàng đầu ở vị trí hậu vệ phải. Chưa kịp khẳng định mình, trở về từ sau chuyến tập huấn tại Nhật Bản, Đình Hoàng không may bị chấn thương mũi, chia tay ĐT Việt Nam ngay trước thềm AFF Cup 2014.
Đình Hoàng từng là hậu vệ cánh phải xuất sắc nhất ĐT Việt Nam. Ảnh: Đức Anh
Chuyên môn tốt, tác phong tập luyện, thi đấu và sinh hoạt chuyên nghiệp, nhưng may mắn lại quay lưng với hậu vệ có biệt danh Hoàng "me". Kết thúc V.League 2016 với những ca chấn thương liên miên, 12 lần ra sân chưa phản ánh hết khả năng, trình độ của hậu vệ này. Tuy nhiên, dưới con mắt của HLV Hữu Thắng, Đình Hoàng thực sự là một mũi khoan với nền tảng thể lực sung mãn, lối chơi hiện đại, khả năng lên công về thủ nhịp nhàng ở hành lang cánh phải.
Dù còn đó Đình Đồng và Âu Hoàn, thế nhưng suốt quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2016, suất đá chính gần như được mặc định cho hậu vệ này. Ngược lại, Đình Hoàng cũng đáp lại sự tin tưởng của người thầy bằng những màn trình diễn hết sức thuyết phục.
Tuy nhiên, đúng vào thời điểm nước rút chuẩn bị cho AFF Cup, Đình Hoàng 2 lần tái phát chấn thương sụn chêm ở đầu gối gặp phải trước đó, phải phẫu thuật và tiếp tục trở thành khán giả bất đắc dĩ của giải đấu. Điều này khiến HLV Hữu Thắng buộc phải dùng Đình Đồng trong trận bán kết lượt về gặp Indonesia và bại trận. Nếu Đình Hoàng góp mặt tại giải đấu này, mọi chuyện chắc chắn đã khác.
Không những bỏ lỡ kỳ AFF Cup 2016 cùng ĐT Việt Nam, Đình Hoàng còn phải rời xa sân cỏ suốt cả mùa giải 2017 vì phẫu thuật và điều trị chấn thương sụn chêm. Một năm dài đằng đẵng vật lộn với chấn thương không làm cầu thủ này nản chí. Dù đã có những tin đồn về việc anh giải nghệ sớm.
Đình Hoàng đang có những ngày tháng đẹp đẽ cùng SLNA. Ảnh: Đức Anh
Trở lại V.League 2018 sau quãng thời gian "nằm gai nếm mật", Đình Hoàng đã thực sự làm mát lòng BHL SLNA và người hâm mộ xứ Nghệ. Anh có 24 trận đấu tại V.League, góp công lớn giúp đội nhà giành vị trí Top 4 cuối mùa và HCĐ Cúp QG. Sau 6 mùa chơi bóng chuyên nghiệp, Đình Hoàng một lần nữa được HLV Park Hang-seo để mắt tới trong chiến dịch AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019.
Bởi đó là thời điểm mà Văn Thanh, Xuân Mạnh đều lần lượt gặp chấn thương. Hậu vệ của SLNA có tên trong danh sách sơ bộ và được yêu cầu chuyển hộ chiếu để làm thủ tục đi Hàn Quốc tập huấn. Thế nhưng, đúng vào phút chót, HLV Park đã chọn Trọng Hoàng cho vị trí mà ĐT Việt Nam còn thiếu và gạt tên anh ra khỏi danh sách.
Dù có chút đượm buồn vì vô duyên với chiếc áo đội tuyển, nhưng Đình Hoàng vẫn nỗ lực từng ngày trong màu áo SLNA. Sau 6 trận đã qua, Đình Hoàng luôn là chỗ dựa tin cậy cho các đồng đội. Bóng dáng của một "mũi khoan" ngày nào đã thực sự trở lại nhưng còn có thêm sự kinh nghiệm, điềm tĩnh.
Trong quá khứ, Đình Hoàng đã từ chối mọi lời mời chào từ các đội bóng đại gia để ở lại quê hương bằng bản hợp đồng 3 năm. Đến hết V.League 2019, nhiều khả năng Đình Hoàng sẽ tiếp tục gắn bó với đội bóng xứ Nghệ. Đình Hoàng nợ sự nghiệp một danh hiệu cùng đội tuyển, nhưng sự nghiệp cũng "nợ" những cầu thủ như Đình Hoàng một chức vô địch V.League./.
Theo baonghean.vn
Tuyển Việt Nam và 'lời mỉa mai' đá rắn của 'Messi Thái' Bốn năm trước, Chanathip đã buông lời "chế nhạo" dành cho bóng đá Việt Nam với nhận xét đá rắn là đặc sản... "Chuyện đá rắn là đặc sản của đội tuyển Việt Nam rồi nên tôi xem chuyện đó là bình thường. Lối chơi như thế nào thì cũng không cản được lối chơi quyết tâm của tôi đâu", tiền vệ Thái...