Việt Nam lần đầu tổ chức Diễn đàn giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu
Sáng nay (2/7), Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu của UNESCO năm 2019 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Giáo dục là con đường dẫn đến sự thay đổi”.
Diễn đàn do UNESCO phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức, với sự đồng hỗ trợ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) của Nhật Bản thông qua Quỹ tín thác Nhật Bản UNESCO dành cho Chương trình Hành động toàn cầu Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Trung tâm Giáo dục vì Sự hiểu biết quốc tế châu Á – Thái bình dương (APCEIU).
Giáo dục là giải pháp hướng tới phát triển bền vững
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Diễn đàn được tổ chức để thảo luận và tìm giải pháp thiết thực cho giáo dục vì một thế giới bền vững.
“Trong 50 năm qua, dân số thế giới đã tăng hơn gấp đôi. Vậy, làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội có thể thỏa mãn nhu cầu của chúng ta mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta cần phải trả lời”, ông đặt vấn đề.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng tới sự phát triển bền vững không thể đạt được chỉ bằng các thỏa thuận chính trị, giải pháp tài chính hoặc công nghệ. Những gì chúng ta cần làm là thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp họ lựa chọn một cách sống bền vững hơn.
“Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi. Giáo dục để đảm bảo người dân biết đâu là lựa chọn đúng đắn, đồng thời giúp họ có thông tin và kỹ năng để làm theo lựa chọn đúng đắn đó”, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, sau một thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của LHQ từ năm 2005 đến 2014, ngày nay, giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) là trung tâm của Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Những gì chúng ta đã làm được là đáng kể nhưng vẫn chỉ là khởi đầu nhằm tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và tầm nhìn dài hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chào đón và trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn
Trong giai đoạn tiếp theo, mỗi học sinh cần phải được học về sự phát triển bền vững từ các giáo viên được đào tạo cơ bản, thông qua các các chương trình giáo dục và nguồn lực đầu tư phù hợp. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chúng ta không thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp tối ưu nhưng việc đưa ra các cam kết và mục tiêu đúng đắn sẽ giúp chúng ta đi được đúng hướng.
Đại diện các đơn vị tổ chức tại Diễn đàn.
Lấy Việt Nam làm ví dụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, từ năm 2013, Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học hướng tới việc giúp cho học sinh có được những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
Video đang HOT
“Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn huy động giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin với các đại biểu dự Diễn đàn.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi mà Việt Nam phải đối mặt trong việc triển khai chương trình này, như làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả mọi người, làm thế nào để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, làm thế nào để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời…
“Trong diễn đàn này, những việc chúng ta đang làm trong giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ là một câu trả lời cho những vấn đề trên. Dựa trên hàng ngàn giờ kinh nghiệm trực tiếp triển khai, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giáo dục, chúng ta sẽ cùng nhau xác định các hành động cần thiết để biến các mục tiêu của phát triển bền vững thành hiện thực”, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng bày tỏ tin tưởng rằng Diễn đàn lần này sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng các mối quan hệ giữa các bên.
Hoạt động quan trọng
Tại cuộc họp báo trước Diễn đàn, ông Michael Croft – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam – cho biết UNESCO tổ chức diễn đàn lần này với sứ mệnh là cơ quan hoạt động, hỗ trợ nhiều chương trình giáo dục. “Là cơ quan đang dẫn đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 4, giáo dục vì sự phát triển bền vững, UNESCO đang đặt các mục tiêu là xây dựng và gắn giáo dục với các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước”, ông Croft nói.
Theo ông Croft, Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu của UNESCO sẽ tập trung bàn thảo cách thức giáo dục giúp xây dựng xã hội bền vững, hòa bình. “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, trong khi những hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính hiện nay dường như chưa đủ để có thể giúp xây dựng một xã hội bền vững, xã hội hòa bình. Nhìn từ góc độ giáo dục, chúng ta sẽ tính đến cách để trong tương lai chúng ta thay đổi suy nghĩa, thay đổi hành vi để xây dựng một xã hội bền vững, hòa bình hơn”, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thông tin.
Ông Croft cho rằng phát triển bền vững có nghĩa là chúng ta chung sống hòa thuận với nhau, chung sống hài hòa với thiên nhiên. Như vậy, các chủ đề về giáo dục vì sự phát triển bền vững cũng như giáo dục công dân toàn cầu đều hướng tới 2 khía cạnh này. “Giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ giúp chúng ta có những cách nhìn để làm sao chung sống hài hòa với hành tinh này còn giáo dục công dân toàn cầu là làm thế nào để chúng ta chung sống hài hòa với nhau”, ông nói.
Các đại biểu tại Diễn đàn.
Ông Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam – đánh giá việc lựa chọn Việt Nam để tổ chức Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu năm 2019 có ý nghĩa quan trọng.
“Từ góc độ cơ quan nghiên cứu của Bộ Giáo dục và đào tạo, tôi hy vọng các kết quả trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn sẽ đưa đến, đề xuất ra những mô hình giáo dục mới, những giải pháp để giáo dục là chìa khóa then chốt để có thể phát triển bền vững cho tương lai của chúng ta”, ông Vinh nói.
Theo Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Diễn đàn sẽ đề cập đến các vấn đề không chỉ nằm ở quy mô quốc gia mà còn giải quyết cả vấn đề thực tế của Việt Nam, đó là vấn đề làm sao chuyển từ hệ thống giáo dục nặng về chuyển tải kiến thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh thành nền giáo dục phát triển phẩm chất năng lực của học sinh chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng tốt nhất trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Khi bàn về giáo dục vì sự phát triển bền vững không đơn giản là đưa các nội dung phát triển bền vững vào lớp học mà quan trọng hơn là làm sao để sử dụng giáo dục như chìa khóa, công cụ để giải quyết được một cách toàn diện nhất tất cả các mục tiêu của sự phát triển bền vững”, ông nói.
Theo PLVN
Mô hình trường học mang lại niềm vui, hứng khởi cho học sinh
Học sinh tiếp cận kiến thức cần và thiếu; được khơi gợi để phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm say mê học tập.
Hơn 45 năm công tác trong ngành giáo dục, Tiến sĩ Huỳnh Công Minh - Nguyên giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nhấn mạnh: "Làm giáo dục không phải cứ xây xong một ngôi trường rồi chọn lấy một học trình để dạy. Mà ngược lại, làm giáo dục trước tiên phải tạo dựng được một học trình xuyên suốt, sau đó mới bắt tay vào xây dựng ngôi trường đáp ứng được các tiêu chí giáo dục của học trình đó, đó mới là ngôi trường hạnh phúc cho học sinh".
Học theo năng khiếu, say mê khám phá
Trường học hạnh phúc là môi trường chú trọng giảng dạy không những điều học sinh cần và thiếu mà còn hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm say mê học tập.
Nhằm giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập và ngày một say mê khám phá, trường học cần hướng dẫn học sinh để các em tìm ra những môn học phù hợp cho sở thích, sở trường và năng khiếu của mình. Đồng thời thấy được môn học này, kiến thức kia có ích cho mình như thế nào.
Các em cũng được trang bị những kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, hiểu biết tâm sinh lý lứa tuổi cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, phản biện, xử lý thông tin, bơi lội, sơ cứu cơ bản, phát triển tâm sinh lý cơ thể tuổi dậy thì, hiểu biết về giới tính và sinh sản...
Có như vậy, các em mới trở thành công dân toàn cầu tự tin, am hiểu, sẵn sàng hội nhập quốc tế mà không bị bất kỳ rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ hay kỹ năng.
Phát triển thể chất, tinh thần tích cực
Theo Tiến sĩ Huỳnh Công Minh, chương trình học tiên tiến ở các nước phát triển từ lâu đã tập trung trọng điểm vào tiếng Anh (E), Toán (M), Nghệ thuật (A), Khoa học (S) và Công nghệ thông tin (I), chương trình Giáo dục Thể chất chuyên nghiệp kết hợp cùng Hoạt động Ngoại khóa đa dạng.
Vì vậy, ngôi trường hạnh phúc là nơi mở ra cơ hội rèn luyện thể chất, trải nghiệm nhiều bộ môn thể thao và tạo nên bầu không khí tích cực, vui vẻ trong mọi hoạt động học tập, khám phá.
Để làm được điều này cần có 4 yếu tố cốt lõi. Thứ nhất là hệ thống cơ sở vật chất thể thao hiện đại cho các môn thể thao và các hoạt động rèn luyện thể chất khác, như: tường leo núi hiện đại, nhà thi đấu chuẩn quốc tế, hồ bơi nước mặn và nước ấm dài 25m, sân thể thao dành cho điền kinh và bóng đá...
Điều cần thiết tiếp theo chính là những mảng xanh cây cối, sân cỏ, vườn treo, đồi cỏ phủ xanh toàn khuôn viên và thiết kế trường học thân thiện với thiên nhiên. Đây sẽ là nhân tố quan trọng góp phần kiến tạo môi trường học đường xanh, sạch, trong lành, tốt cho sức khỏe.
Các bữa ăn trường học bổ dưỡng và an toàn, nhà ăn sạch đẹp, thoáng mát cùng không khí sinh hoạt chung vui vẻ, thân thiện sẽ tăng cường sức đề kháng cho học sinh, giúp tâm trạng các em trở nên tích cực, thoải mái hơn.
Nhân tố cuối cùng là chương trình Tư vấn học đường. Bao gồm những chương trình tư vấn sức khoẻ tâm sinh lý, tình cảm cho học sinh ở mọi khối lớp; tư vấn hướng nghiệp và đại học cho học sinh trung học. Phòng Y tế đầy đủ trang thiết bị tối tân để chăm sóc mọi vấn đề thể chất, tinh thần phát sinh trong suốt quá trình học tập tại trường.
Hình thành nhân cách tốt đẹp
Triết lý giáo dục của ngôi trường hạnh phúc tạo nên cộng đồng giáo viên và học sinh sống tử tế, tích cực, kỷ cương, có trách nhiệm với xã hội; thông qua phương pháp sư phạm tiên tiến và đội ngũ giáo viên - trợ giảng tâm huyết, yêu thương học sinh. Triết lý giáo dục giàu tính nhân văn sẽ tạo nên cộng đồng học sinh có nhân cách tốt đẹp, sống có ích và trách nhiệm với mọi người.
Trường học tôn vinh những giá trị tốt đẹp, như: yêu thương, đồng cảm; quan tâm, phục vụ; bình đẳng, công bằng; khuyến khích học sinh phát triển những thái độ tích cực, như: tích cực (tự tạo động lực); dấn thân (tự đề ra thử thách); cầu tiến (luôn phấn đấu để hoàn thiện)... Từ đó, giúp học sinh có động lực thực hiện những hành động tốt đẹp, biến sự ứng xử tử tế và giao tiếp lịch thiệp trở thành thói quen hàng ngày.
Phụ huynh cũng được mời đồng hành trong hành trình phát triển nhân cách của học sinh vì gia đình chính là trường học đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Có như vậy, từ nhà đến trường, các em mới được học hỏi những cách hành xử tốt đẹp, động viên làm điều có ích cho mọi người.
Tại Việt Nam, bằng tâm huyết của những nhà hoạt động và các chuyên gia giáo dục hàng đầu trong nước và quốc tế, nền giáo dục nước ta đang dần có sự chuyển mình tích cực, bắt kịp xu thế giáo dục tiên tiến của thế giới. Hiện nay, đã có một số "mô hình trường học mang lại hạnh phúc và hứng khởi cho học sinh" được hình thành, có thể kể đến là Hệ thống trường Song ngữ Quốc tế EMASI. Trường thực hiện chương trình học tiên phong từ các nước phát triển, phương pháp sư phạm đa chiều tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giáo viên giàu chuyên môn.
Hoài Nhơn
Theo VNE
'Có một hành trình ngắn hơn tới Mỹ': Đỗ Nhật Nam chia sẻ bí quyết vào trường top đầu ở Mỹ Giấc mơ Mỹ là lý tưởng, hoài bão trong tâm trí của nhiều người. Cùng một giấc mơ chinh phục giảng đường Mỹ, có người sớm chinh phục đỉnh cao của cuộc hành trình, nhưng cũng có người đang bước trên con đường không hề bằng phẳng, trải qua không ít lần đi "lạc" trước khi tìm được lối đi cho riêng mình....