Việt Nam lần đầu tiên đăng cai Hội nghị các đảng chính trị châu Á (ICAPP)
Tại cuộc họp báo chiều 24/4, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng thông báo: cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) sẽ khai mạc vào ngày 25/4, tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức hoạt động của ICAPP với tư cách Ủy viên Ủy ban thường trực.
Cuộc họp có sự tham gia của 35 đoàn đại diện lãnh đạo của các đảng cầm quyền, các đảng chính trị lớn của các nước Châu Á, các quan sát viên và khách mời, các tổ chức khu vực và quốc tế thuộc 26 quốc gia từ 5 châu lục.
Theo chương trình, sáng 25-4, thành viên các đoàn sẽ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó sẽ dự phiên khai mạc và phiên làm việc thứ nhất. Buổi chiều, sẽ tiến hành phiên họp thứ 2 và cuối buổi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp các Trưởng đoàn.
Việc Đảng ta lần đầu tiên đăng cai tổ chức hoạt động đa phương chính đảng thể hiện sự tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả và trách nhiệm đối với công việc chung của tổ chức lớn nhất dành cho các đảng chính trị trong khu vực, là hành động cụ thể góp phần triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại do Đại hội XI của Đảng đề ra./.
Video đang HOT
Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) được thành lập năm 2000 với mục đích thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa các đảng chính trị thuộc các hệ tư tưởng khác nhau, tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia châu Á, vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Đến nay ICAPP đã có hơn 340 đảng thành viên từ 53 nước ở khu vực. ICAPP đã trải qua 7 kỳ Hội nghị toàn thể hai năm một lần. Ủy ban Thường trực ICAPP gồm 22 đảng thành viên, là cơ quan điều hành của ICAPP, được tổ chức họp ít nhất một lần trong một năm.
Theo vietbao
Mỹ-Trung cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên trong hòa bình
Phát biểu trước báo giới sau cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Washington và Bắc Kinh cùng cam kết giúp Triều Tiên từ bỏ năng lực hạt nhân bằng các biện pháp hòa bình.
Mỹ đang muốn hối thúc Trung Quốc "kiềm chế" Triều Tiên
Trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã có cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh tình hình căng thẳng đang ngày một leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Quan chức Đặc trách Chính sách Đối ngoại của Bắc Kinh Dương Khiết Trì, ông John Kerry khẳng định cả Mỹ và Trung Quốc đều cam kết giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình.
"Chúng tôi, Mỹ và Trung Quốc, đều khẳng định cam kết chung trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình", ông Kerry phát biểu với các phóng viên trong lúc ngồi cạnh ông Dương.
Đáp lại tuyên bố này, ông Dương Khiết Trì đã khẳng định quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên là rất rõ ràng, đồng thời kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vốn đã đổ vỡ 4 năm trước.
"Trung Quốc cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi bảo lưu quan điểm vấn đề này phải được xử lý và giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại".
Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cả hai bên đều không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu trên. Dù vậy ông Kerry khẳng định với các phóng viên rằng những cam kết được đưa ra "không hề là tuyên bố suông mà đó là chính sách thực sự".
Vị Ngoại trưởng Mỹ cũng dự báo ông sẽ còn thực hiện "nhiều chuyến công du" tới Bắc Kinh. Ông tỏ ra rất hài lòng với kết quả các cuộc hội đàm khi miêu tả đã có một ngày "cực kỳ tích cực và có tính xây dựng...vượt cả những gì tôi dự đoán trong nhiều khía cạnh" và rằng "tôi không hề có nghi ngờ gì việc Trung Quốc rất nghiêm túc trong vấn đề phi hạt nhân hóa".
Sau đó ông Kerry cũng khẳng định với báo giới rằng Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh vào cuối tháng này cùng với các quan chức tình báo.
Trung Quốc hiện là đồng minh duy nhất của Triều Tiên và cung cấp khoảng 90% năng lượng, 80 % hàng hóa tiêu dùng và 45% lượng thực phẩm nhập khẩu của quốc gia này. Thống kê của Hội đồng quan hệ đối ngoại có trụ sở tại Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ khó lòng gây sức ép quá lớn lên Triều Tiên do lo ngại chính quyền nước này có thể sụp đổ, tạo ra làn sóng người tị nạn tràn vào Trung Quốc và sẽ dẫn tới sự tái thống nhất với Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ.
Trong ngày hôm nay ông Kerry sẽ sang Nhật, nơi các tên lửa Patriot vừa được triển khai tại Tokyo để phòng ngừa khả năng Triều Tiên phóng tên lửa.
Theo Dantri
Philippines thay Tư lệnh Miền Tây, đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông Với tư cách chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Miền Tây, ông sẽ làm những gì tốt nhất choPhilippinestrong việc đối phó vớiTrung Quốcvà "các bên có tuyên bố chủ quyền" trênBiển Đông. Thiếu tướng Rustico Guerrero làm Tư lệnh Bộ tư lệnh Miền Tây Tờ Inquirer ngày 2/4 đưa tin, Bộ Tổng tham mưu quân đội Philippines vừa quyết định bổ nhiệm...