Việt Nam là trụ cột trong chính sách ‘Hành động hướng Đông’ của Ấn Độ
Ngày 17/6, trong dịp dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của phía Ấn Độ dành cho đoàn Việt Nam, chúc mừng Ấn Độ đã tổ chức thành công Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Ấn Độ và Đối thoại Delhi 12.
Ông Bùi Thanh Sơn đánh giá cao và chúc Ấn Độ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của Ấn Độ dành cho Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 đúng vào thời điểm Việt Nam còn khó khăn.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị phía Ấn Độ phối hợp chuẩn bị cho những chuyến thăm cấp cao sắp tới, đồng thời trân trọng mời Ngoại trưởng S. Jaishankar thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ấn Độ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ lần thứ 18 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào nửa cuối năm 2022.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar. Ảnh: Huy Lê/TTXVN.
Về thương mại – đầu tư, ông Bùi Thanh Sơn đề nghị Ấn Độ tạo điều kiện cho nông sản của Việt Nam, trong đó có chôm chôm, nhãn, sầu riêng tiếp cận thị trường Ấn Độ; khuyến khích doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu như đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp dược…
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar chào mừng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đến Ấn Độ, đồng thời chúc mừng Việt Nam đã vượt qua dịch Covid-19, từng bước phục hồi nền kinh tế và trở thành điểm sáng trong khu vực về thu hút đầu tư và du lịch.
Ông khẳng định Ấn Độ luôn coi Việt Nam là trụ cột quan trọng trong chính sách “Hành động hướng Đông”; cam kết phối hợp thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của hai bên.
Ông S. Jaishankar nhất trí với đề xuất của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp tục phối hợp chặt chẽ tổ chức hiệu quả các hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972-2022).
Ngoại trưởng Ấn Độ bày tỏ vui mừng trước việc nối lại đường bay thẳng giúp tạo điều kiện giao lưu nhân dân và du lịch giữa hai nước.
Hai bên nhất trí cần triển khai các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ mọi mặt, nâng kim ngạch thương mại song phương đạt mục tiêu 15 tỷ USD ngay trong năm 2022.
Nhân dịp này, hai bộ trưởng cũng đã trao đổi về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên bày tỏ hài lòng, nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại Liên hợp quốc và trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Ấn Độ.
Các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Ấn Độ chụp ảnh chung tại hội nghị ngày 16/6. Ảnh: Huy Lê/TTXVN.
Hai bộ trưởng nhất trí về sự cần thiết của việc duy trì an ninh an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên các vùng biển và đại dương phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Sau buổi gặp, hai bộ trưởng đã chứng kiến lễ trao Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng giữa Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Ấn Độ, Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ.
Tối 17/6, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã cùng người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar đồng chủ trì buổi Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước tại Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định chặng đường 50 năm qua của mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ chứng kiến nhiều thành tựu hợp tác quan trọng và đáng tự hào; nhấn mạnh việc hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây, cũng như xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, với quyết tâm cao của Lãnh đạo và sự ủng hộ của nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Ấn Độ sẽ ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.
Đại diện Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, đại diện Việt Nam, tái đắc cử thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ với 145/193 phiếu thuận.
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 12/11 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã trở thành một trong 8 ứng viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương được chọn vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế Liên Hợp Quốc (ILC) nhiệm kỳ năm 2023 - 2027, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao hôm nay.
ILC năm nay chọn ra 34 ứng viên đại diện các nước. Với 145/193 phiếu bầu, Đại sứ Thao tái đắc cử ILC với số phiếu cao thứ tư trong khu vực, sau ứng cử viên Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao. Ảnh: TTXVN.
Trong cuộc phỏng vấn hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc với kết quả 145/193 phiếu là một minh chứng cho sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục chuyển mạnh sang chủ động đóng góp vào xây dựng luật pháp quốc tế, cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu vì một thế giới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Kết quả này cũng thể hiện sự trưởng thành của đối ngoại đa phương Việt Nam, khẳng định sự tín nhiệm của quốc tế đối với nỗ lực bền bỉ và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong Liên Hợp Quốc và các thể chế đa phương.
Ngoài Việt Nam, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn có các ứng viên từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Lebanon, Cyprus và Sri Lanka.
Đại sứ Thao từng trúng cử thành viên ILC nhiệm kỳ năm 2017 - 2022. Trong nhiệm kỳ này, ông tham gia tích cực công việc nghiên cứu, thảo luận của ủy ban và đóng góp nghiên cứu các chủ đề pháp lý quan trọng như môi trường, xung đột vũ trang và bảo vệ con người trong đại dịch.
ILC được thành lập năm 1947 với 34 thành viên đủ trình độ, năng lực. ILC đóng góp vào các văn bản quốc tế quan trọng như Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao năm 1961, Quy chế Rome của Tòa Hình sự quốc tế năm 1998 và bộ Điều khoản về Trách nhiệm quốc gia đối với hành vi sai phạm quốc tế năm 2001.
63 con gà lăn ra chết vì nhạc đám cưới quá to Chủ một trại gà ở Ấn Độ đâm đơn kiện sau khi 63 con gà của ông lên cơn đau tim và chết do âm thanh khủng khiếp của đám cưới. Ngày 23/11, ông Ranjit Kumar Parida, chủ một trang trại gia cầm ở quận Balasore, bang Odisha, phía đông Ấn Độ, đâm đơn khiếu nại lên cảnh sát vì một sự việc...