Việt Nam là thị trường hứa hẹn đối với các doanh nghiệp Ba Lan ở Đông Nam Á
Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các doanh nghiệp Ba Lan ở Đông Nam Á.
Đó là khẳng định của Trưởng đại diện Cơ quan Thương mại và Đầu tư Ba Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh Piotr Harasimowicz.
Với việc Ba Lan đang tăng trưởng với tốc độ hơn 4% cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP nhanh chóng, một số quốc gia châu Á bao gồm cả Trung Quốc đã để mắt đến các khoản đầu tư vào quốc gia Đông Âu này. Nhưng Ba Lan rất coi trọng đối tác châu Á với cộng đồng 50.000 người Việt Nam, có thể là nền tảng cho thương mại nở rộ giữa hai quốc gia khi thực thi EVFTA.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sang EU sẽ tăng 15 tỷ euro (16,4 tỷ USD) trong khi xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng 8,3 tỷ euro vào năm 2035. Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu khi phê chuẩn EVFTA đã khẳng định như vậy. Đây là thỏa thuận thứ hai của EU với một thành viên của ASEAN, sau Singapore. Hiệp định sẽ xóa bỏ gần như 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam. Khoảng 65% thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được xóa bỏ trong khi số còn lại sẽ được xóa bỏ dần trong thời gian 10 năm. Ngoài ra, 71% thuế sẽ được xóa bỏ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, số còn lại sẽ được áp dụng trong thời hạn 7 năm.
Các lĩnh vực như dược phẩm, nông sản, máy móc và ô tô sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình tự do hóa thương mại song phương. Gần một nửa số sản phẩm dược phẩm từ EU, bao gồm Ba Lan, được miễn thuế hải quan 8% ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sau bảy năm. Đổi lại, thuế hải quan đối với thịt bò sẽ được xóa bỏ sau ba năm, đối với các sản phẩm sữa sau tối đa năm năm và đối với thực phẩm chế biến sau bảy năm. Chịu khá nhiều gánh nặng (thuế quan lên tới 48-50%), thương mại rượu vang và rượu mạnh sẽ không phải chịu thuế sau bảy năm kể từ khi hiệp định được thực thi. Ngoài ra, EVFTA mở cửa thị trường mua sắm công Việt Nam cho tất cả các công ty EU. Theo thỏa thuận, các doanh nhân châu Âu sẽ có thể tham gia vào các cuộc đấu thầu do chính quyền trung ương tổ chức (bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng), thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, cũng như các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất. Thỏa thuận cũng tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường bưu chính Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, cũng như các dịch vụ liên quan đến vận tải biển.
Dữ liệu từ cơ quan thương mại và đầu tư Ba Lan cho thấy thương mại song phương giữa Ba Lan và Việt Nam đã vượt mốc 3 tỷ USD vào năm 2019 và đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong vài năm qua. Các lĩnh vực hợp tác chính là nông sản, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ xanh và xử lý nước thải. Các lĩnh vực tiềm năng là phần mềm / CNTT, các ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng điện tử và thiết bị, giày dép, dệt may và các mặt hàng nông nghiệp như cà phê, hạt tiêu, dừa và hạt điều.
Xuất khẩu chính ngạch, hướng đi hiệu quả và bền vững
Với khoảng cách vận chuyển ngắn và chi phí thấp, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ưu thế nổi trội khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, với quan niệm đây là thị trường dễ tính khiến giao thương chủ yếu bằng đường tiểu ngạch. Thế nhưng, gần đây quốc gia này đã siết chặt quản lý theo hướng chính ngạch để tăng cường quản lý chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước.
Vì vậy, xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đang bộc lộ nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đối diện với nguy cơ bị hủy hợp đồng, giá trị xuất khẩu không cao, đối tác đột ngột đóng cửa... Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt phải nâng chất cho sản phẩm và chuyển đổi nhận thức bởi xuất khẩu chính ngạch mới thực sự là hướng đi hiệu quả và bền vững.
Video đang HOT
Phương tiện chuẩn bị xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh: Quang Duy/TTXVN
Tồn tại thói quen
Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu, bà Vũ Thị Hà (Đồng Đăng-Lạng Sơn) chia sẻ: Tuy mỗi năm xuất khẩu khoảng 3.000 tấn nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nhưng năm nào doanh nghiệp cũng thiệt hại vài xe với chi phí 20 triệu/xe do quá trình lưu thông hàng hoá bị dập nát, hỏng thối.
Vẫn biết giao dịch qua tiểu ngạch rủi ro cao vì chủ yếu là hợp đồng miệng nên nhiều khi hàng hoá bị ép giá, trả hàng nhưng ngược lại giao dịch lại nhanh, thuận tiện nên không chỉ bà Vũ Thị Hà mà rất nhiều doanh nghiệp khác vẫn lựa chọn xuất khẩu theo hình thức này.
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên lượng xe chở nông sản tồn đọng ở cửa khẩu rất lớn.
Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt vì phải tăng chi phí trong thời gian đợi thông quan.
Hiện lái xe Việt phải đưa hàng sang gần bãi của phía Trung Quốc, giao phương tiện và hàng hóa cho lái xe phía Trung Quốc vận chuyển vào bãi. Chi phí thuê vận chuyển giao động từ 1.000- 1.300 tệ tương đương từ 3,5 - 4,5 triệu đồng. Đó là chi phí đối với các xe hàng thuận lợi khi sang tới nơi và được doanh nghiệp bên kia sang tải bốc xếp ngay.
Tuy nhiên, với các xe chưa được bốc hàng ngay thì phải chạy lạnh để giữ cho nông sản tươi, chờ hôm sau bốc xếp. Khi đó, chi phí đội thêm lên thêm 200 tệ/đêm tương đương khoảng trên 700.000 đồng.
Đáng lưu ý, hầu hết chi phí này được các doanh nghiệp thỏa thuận miệng với nhau, nên khi xảy ra các rủi ro về hỏng hàng, va quệt xe, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu và nhiều khi cũng không biết lái xe Trung Quốc đưa hàng đi đâu.
Ông Đoàn Ngọc Lân, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả thực phẩm Thanh Hóa cũng cho hay, từ trung tuần tháng 4 trở lại đây, các cửa khẩu đường bộ giao thương với Trung Quốc đã thông thương trở lại. Tuy nhiên, năng lực thông quan hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thông quan ngắn dẫn đến tình trạng xe hàng bị ùn ứ tại các cửa khẩu.
Hơn nữa, do xuất khẩu tiểu ngạch, không có cam kết với đối tác về các điều khoản thực thi hợp đồng nên các chi phí lưu xe tại kho bãi, đơn vị đều phải tự gánh chịu. Ngoài ra, công ty còn bị tồn vốn lưu động, làm tăng thêm những khó khăn trong bối cảnh duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm dịch bệnh.
Theo ông Đoàn Ngọc Lân, vẫn biết xuất khẩu chính ngạch sẽ ổn định và bền vững hơn, nhưng do các chi phí logistics nội tỉnh và vận chuyển hàng hóa ra các cửa khẩu phía Bắc hiện khá cao so với phía Nam. Vì thế, nếu cộng thêm các chi phí, thủ tục đủ điều kiện để xuất khẩu chính ngạch thì các mặt hàng không phải là đặc trưng riêng của tỉnh sẽ rất khó cạnh tranh được về giá so với các địa phương khác.
Bên cạnh đó, để có được các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch, nông sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như VietGAP hay cao hơn là GlobalGAP.
Thế nhưng, đây lại là một trong những điểm hạn chế bởi muốn đáp ứng các tiêu chuẩn này, nông dân cần thông qua các hợp tác xã, các doanh nghiệp liên kết trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Theo phân tích của Bộ Công Thương, thực tế cho thấy hàng hóa xuất khẩu chính ngạch luôn có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều, so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch tại các cặp chợ đường biên.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, các thương nhân, doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ...
Đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất. Điều này nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhưng xuất khẩu của Việt Nam thực sự thiếu tính bền vững. Nhiều doanh nghiệp, nông dân có tâm lý cho rằng, Trung Quốc có chung đường biên giới nên thường đưa hàng lên các chợ biên giới để chào bán, nhiều trường hợp không bán được phải giảm giá, bán tống bán tháo hoặc bỏ đi.
Hơn nữa, do thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp không chú ý nhu cầu, tiêu chuẩn, thậm chí đưa hàng lên biên giới rồi mới tìm đối tác, chuẩn bị các khâu đóng gói, bao bì. Đây cũng là lý do vì sao các sản phẩm như: sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ách tắc ngay tại cửa khẩu do phía bạn cấm biên bởi doanh nghiệp không tìm hiểu mặt hàng nào có thể xuất khẩu chính ngạch.
Mặt khác, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và hàng hoá thiếu sức cạnh tranh cộng với xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch đã tiềm ẩn nhiều rủi ro do không có ràng buộc pháp lý giữa người mua và người bán. Vì thế, việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng cần phải được xóa bỏ và thay đổi sang thương mại chính quy.
Chuyển đổi phương thức
Nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho thấy, đã qua thời kỳ hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, bởi hiện tại Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới, nên phải siết chặt các điều kiện kinh doanh và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đây cũng là một cơ hội, đồng thời gắn liền với thách thức mà các doanh nghiệp Việt đón bắt một cách nghiêm chỉnh. Từ đó, xuất khẩu sang thị trường này với đầy đủ chứng chỉ, xuất xứ, điều kiện kinh doanh.
Chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều mà các ngành chức năng của cả Việt Nam và Trung Quốc đều hướng các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu thực hiện.
Chính vì vậy, vừa qua Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sớm thực hiện chuyển nhanh, chuyển mạnh từ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch. Điều này thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, đề nghị chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, bà Lê Hoàng Oanh- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường để từ đó xác định mặt hàng và khu vực thị trường trọng điểm.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, nâng chất cho sản phẩm và tuân thủ các quy định nhập khẩu của quốc gia này. Đây cũng là bước đệm để hình thành thị trường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, hiện nay, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang hình thức chính ngạch đang được Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp rốt ráo thực hiện. Từ đó, hướng đến hoạt động xuất khẩu bền vững, tạo thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa và phương tiện, đặc biệt tại cửa khẩu khu vực biên giới.
Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương khu vực biên giới chủ động đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới.
CPTPP giúp duy trì và tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 5 đã được tổ chức vào ngày 1/9 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cùng với sự tham gia của Bộ trưởng và Quan chức cấp cao của các...