Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 sang Nhật Bản
Cục Xuất Nhập khẩu ( Bộ Công Thương) cho biết, trước bối cảnh dịch COVID-19 tại Nhật Bản đã được kiểm soát, các sản phẩm tôm sú cỡ lớn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng thị phần trong thời gian này.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nâng chất thêm cho sản phẩm để cạnh tranh mạnh với tôm của Indonesia và Ấn Độ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh minh họa: TTXVN
Thị phần thủy sản của Việt Nam tính theo lượng tăng nhẹ từ 7,2% trong 10 tháng năm 2020 lên 7,3% trong 10 tháng năm 2021. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản thường đạt mức cao nhất là vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm thủy sản có trị giá cao để phục vụ ngày Lễ đầu năm mới ở Nhật Bản.
Dẫn số liệu từ cơ quan Hải quan Nhật Bản theo Cục Xuất Nhập khẩu cho thấy, 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản, đạt 111,1 nghìn tấn với trị giá 94,94 tỷ JPY, tương đương 840 triệu USD; tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Video đang HOT
Đáng lưu ý, nhập khẩu thủy sản của nước này trong tháng 10/2021 đạt 150,08 nghìn tấn, trị giá 134,5 tỷ JPY, tương đương 1,19 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng, nhưng tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 10 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 1.170 tỷ JPY, tương đương 10,357 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 3,9% về trị giá.
Tháng 10/2021, nhập khẩu hai mặt hàng thủy sản chính vào Nhật Bản là tôm và cá ngừ đều tăng so với tháng 10/2020. Trong khi nhập khẩu mực, bạch tuộc và cua giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ yếu, trong khi nhập khẩu bạch tuộc và cá hồi giảm mạnh.
Cá ngừ là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, đạt 500 nghìn tấn, trị giá 393,1 tỷ JPY, tương đương 3,5 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với 10 tháng năm 2020.
Ngoài ra, nhập khẩu tôm đạt 183,1 nghìn tấn, trị giá 206,5 tỷ JPY, tương đương 1,83 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và tăng 6,5% về trị giá. Đặc biệt, trong 10 tháng năm 2021, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ thị trường Na Uy và Ấn Độ, giảm mạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia.
Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải với Việt Nam
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản với Việt Nam về vấn đề quản lý rác thải.
Vận hành dây chuyền máy nghiền rác thải của Dự án JST-JICA SATREPS về quản lý và tái chế rác thải xây dựng ở Hà Nội, tháng 9/2020. Đây là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản (Ảnh: JICA).
Trong khuôn khổ Tuần lễ Môi trường Việt Nam - Nhật Bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản đồng tổ chức từ ngày 15-17/12/2021, JICA phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo Quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tái chế và quản lý chất thải.
Hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và các viện nghiên cứu của Việt Nam đã tham dự hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Bà Hata Yumiko, Trưởng Bộ phận Kinh tế tuần hoàn tài nguyên, Vụ Môi trường và Công nghệ công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, giải thích lịch sử hình thành và phát triển các chính sách kinh tế tuần hoàn ở Nhật Bản, từ "Tầm nhìn về nền kinh tế tuần hoàn" năm 1999 đến tầm nhìn mới được xây dựng vào năm 2020.
Cùng với đó, ông Takashi Togi, Chuyên gia cao cấp về môi trường, Văn phòng Xúc tiến xã hội tuần hoàn vật chất, Bộ Môi trường Nhật Bản trình bày tổng quan về "Đạo luật cơ bản để thiết lập xã hội tuần hoàn vật chất an toàn" được xây dựng trên tinh thần "mottainai" - trong tiếng Nhật đó là cụm từ thể hiện sự tiếc nuối trước những lãng phí và gần đây được sử dụng nhiều để khuyến khích "giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế" rác thải.
Ông Satoshi Arima, Hiệp hội thiết bị điện gia dụng Nhật Bản, đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn về tái chế đồ điện gia dụng tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Giáo sư Ken Kawamoto, Đại học Saitama, giới thiệu công nghệ tái chế chất thải xây dựng được phát triển trong Dự án JST - JICA SATREPS do Đại học Saitama, Đại học Xây dựng Hà Nội và các viện nghiên cứu khác thực hiện thông qua việc áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản. Công nghệ này cho phép tái chế hơn 97% chất thải xây dựng tại Nhật Bản vào năm 2018.
Việc đưa khái niệm Kinh tế tuần hoàn vào Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua năm ngoái là một trong những bước đột phá trong chính sách môi trường của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khái niệm này và chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính hiện tại thành nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho phép tất cả các thành phần của nền kinh tế áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thiết kế, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tiêu dùng cũng như xử lý chất thải.
"Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của Nhật Bản về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, thông qua tăng cường hợp tác của chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, tăng cường quan hệ đối tác hiệu quả với khu vực tư nhân và thu hút người tiêu dùng, sẽ giúp ích cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế tuần hoàn," ông Murooka Naomichi, Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, chia sẻ.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên và môi trường - đánh giá cao sự hỗ trợ của JICA trong việc xây dựng các quy định chi tiết về kinh tế tuần hoàn trong Nghị định sắp tới theo luật sửa đổi.
"Hội thảo hôm nay có rất nhiều thông tin và hữu ích. Là cơ quan đầu mối phụ trách xây dựng chính sách kinh tế tuần hoàn tại Bộ Tài nguyên Môi trường, chúng tôi cho rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà các diễn giả Nhật Bản chia sẻ là vô cùng quan trọng, giúp chúng tôi hiện thực hóa các chính sách và chiến lược về kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới", ông Thọ nói.
Thủ tướng: 'Sẽ có luồng đầu tư mới, mạnh mẽ hơn vào Việt Nam từ Nhật Bản' Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến tin cậy, an toàn cho các công ty Nhật và tin rằng sẽ được chứng kiến một làn sóng đầu tư mới, mạnh mẽ hơn chảy vào Việt Nam từ các doanh nghiệp nước này. Sáng nay, 25.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại diễn đàn...