Việt Nam là quốc gia có nạn nhân bị buôn bán nhiều nhất ở Anh
Việt Nam là quốc gia hàng đầu có số nạn nhân bị mua bán ở Anh. Đó là nhận định của bà Vương Ngọc Diệp – Chủ tịch và Đồng sáng lập Tổ chức Pacific Links Foundation tại Chương trình ký kết Nâng cao nhận thức về chống buôn bán người (FACT), diễn ra chiều 3.11 tại TP.HCM.
Chiều 3.11, Tổ chức phi lợi nhuận Pacific Links Foundation phối hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và chuỗi cung ứng Walmart đã tổ chức Lễ ký kết phối hợp chống lại nạn buôn bán người, cưỡng bức trong lao động ở Việt Nam.
Đại diện VCCI và Tổ chức Pacific Links Foundation ký kết bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ và Tổng lãnh sự quán Anh tại Việt Nam. Ảnh: Lý Tín.
Bà Diệp cho biết, Tổ chức Pacific Links Foundation bắt đầu chương trình phòng chống mua bán người tại Việt Nam từ năm 2005 và dự kiến sẽ hoàn thành trong 5 năm nhưng đến nay đã qua 12 năm vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân do nạn buôn bán người càng gia tăng và trở thành mối họa toàn cầu.
“Việt Nam là quốc gia hàng đầu có số nạn nhân trẻ em bị mua bán ở Anh và đứng thứ 2 về số nạn nhân người lớn. Việt Nam còn là quốc gia có số lượng lớn phụ nữ bị ép kết hôn và bóc lột tình dục ở Trung Quốc, Malaysia và Campuchia. Nạn mua bán người đã trở thành một vấn đề phức tạp đòi hỏi những nỗ lực phối hợp và giải pháp phòng chống trên toàn thế giới”, bà Diệp nêu thực trạng.
Video đang HOT
Bà Mary Tarnowka – Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng thật thú vị khi chương trình được tổ chức ngay trước thềm Tuần lễ các nhà lãnh đạo cấp cao APEC khai mạc tại Đà Nẵng và Tổng thống Donal Trump có chuyến công du tới Đà Nẵng, Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác song phương giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.
“Chúng ta phải biến thế kỷ 21 thành thế kỷ cuối cùng của nạn buôn bán người” bà Mary Tarnowka – Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lý Tín.
“Hoa Kỳ luôn nỗ lực tham gia vào việc chống lại nạn buôn người. Chúng tôi tiếp cận theo khuôn khổ “3 P: Truy tố, bảo vệ và phòng ngừa. Ngoài ra, chữ “P” thứ tư cũng không kém quan trọng là: Quan hệ đối tác. Bởi vì nạn buôn người có phạm vi toàn cầu. Chỉ có hợp tác với nhau mới biến thế kỷ 21 là thế kỷ cuối cùng của nạn buôn bán người”, bà Mary nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng thư ký của VCCI cho biết, Việt Nam luôn cam kết cùng Tổ chức Pacific Links Foundation trong những nỗ lực nhằm chống lại nạn buôn bán người, cưỡng bức lao động và lao động trẻ em.
Cuối buổi lễ, đại diện VCCI và Tổ chức Pacific Links Foundation đã ký kết bản ghi nhớ, tiếp tục cam kết cùng nhau chống lại nạn buôn bán người, cưỡng bức lao động tại Việt Nam.
Theo Danviet
Xử băng đảng Trung Quốc buôn bán hàng chục phụ nữ Việt Nam
Ít nhất 27 phụ nữ Việt đã bị băng đảng 10 tên do người tên Li cầm đầu lừa bán sang Trung Quốc và "sang tay" nhiều lần.
Phiên tòa xét xử băng đảng buôn bán phụ nữ Việt Nam tại Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình
Theo truyền thông địa phương, băng đảng của Li là một mắt xích trong đường dây lừa gạt và mua bán phụ nữ Việt Nam qua biên giới.
Theo cáo trạng của tòa án ở châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam trong phiên tòa mở ngày hôm nay 19-5, nhóm của Li đã "mua" các nạn nhân từ biên giới Trung Quốc - Việt Nam rồi bán lại cho các băng đảng khác, có khi là các gia đình ở khắp các tỉnh Quảng Đông, Hồ Nam, Sơn Đông và Hồ Bắc trong giai đoạn 2014-2016.
4 trong số 10 thành viên thuộc băng của Li bị buộc tội mua bán phụ nữ Việt Nam bất chấp việc biết rõ họ bị bắt cóc.
Các cô gái Việt Nam - nạn nhân của chúng, có người đã có chồng, có người chỉ mới là sinh viên cao đẳng, đại học. Họ bị lừa sang biên giới, thậm chí bị chuốc thuốc mê hay ma túy rồi bị bán lại và sang tay nhiều người lạ với danh nghĩa là "vợ", theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Vân Nam.
Theo cáo trạng, với mỗi nạn nhân, nhóm này mua với giá 21.000-40.000 nhân dân tệ (khoảng 68-130 triệu đồng VN) rồi bán lại với giá 33.000-100.000 nhân dân tệ (107-325 triệu đồng VN).
Phía tòa án Trung Quốc nhận định hành vi của băng đảng Li đã cho thấy có sự tổ chức và hoạt động theo mạng lưới có tổ chức.
Mỗi đường đi nước bước trong đường dây này đều có người của bọn chúng tham gia. Kẻ thì móc nối trung gian để tìm nạn nhân, kẻ làm nhiệm vụ thương lượng, kẻ khác lại tìm "khách hàng tiềm năng" bên Trung Quốc.
Theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong, quá trình xét xử vẫn chưa kết thúc. Theo số liệu được công an Trung Quốc công bố, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, tổng cộng đã có 15.000 nạn nhân của bọn buôn người được giải cứu.
Báo SCMP nhận định rằng bất chấp việc tội buôn người có thể đối mặt với án tử hình hoặc chung thân, loại tội phạm này vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực của Trung Quốc do lợi nhuận lớn và tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng tại nước này.
(Theo Tuổi Trẻ)
Bán người yêu sang Trung Quốc chỉ để lấy... 5 triệu đồng Lực lượng chức năng Việt Nam vừa tiếp nhận 1 công dân bị bán sang Trung Quốc. Đó là một nữ sinh 17 tuổi, trú tại Hà Nội. Thông qua lời khai của nạn nhân, Cơ quan CSĐT - Công an TP.Hà Nội đã nhanh chóng bắt giữ đối tượng thực hiện hành vi buôn bán người chính là người yêu của nữ...