Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Quan hệ Việt – Nhật hiện nay là đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Chiều tối qua, Thủ tướng Nhật Bản và phu nhân đã tới sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga Yoshihide kể từ khi nhậm chức ngày 16/9.
Ở tuổi 71, ông là một chính trị gia lão luyện, người giữ chức vụ Chánh văn phòng Nội các của chính quyền do cựu Thủ tướng Abe đứng đầu trong 7 năm 8 tháng.
Ông Suga sinh ra và lớn lên tại tỉnh Akita trong một gia đình nông dân trồng dâu tây, không có liên quan gì tới chính trường. Lần đầu tiên ông ra tranh cử là năm ông gần 40 tuổi và đã đắc cử tại nghị viện thành phố Yokohama. Chưa đầy 1 thập kỷ sau, ông đã vận dụng chiến dịch thuyết trình mạnh mẽ trên đường phố và giành ghế tại Hạ viện.
Khởi đầu thuận lợi
Nổi tiếng là người trung thành, ông không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Với tư cách là một bộ trưởng trong nội các, ông thúc đẩy các chính sách giúp cho các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng do dân số Nhật Bản bị sụt giảm nhanh chóng.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới sân bay Nội Bài chiều tối qua, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Phạm Hải
Trong suốt thời gian hoạt động chính trị, ông Suga luôn quyết tâm để đạt mục tiêu đề ra. Năm năm sau khi ông Abe từ chức Thủ tướng trong nhiệm kỳ đầu, ông Suga đã đi đầu trong nỗ lực đưa người bạn cùng chí hướng của mình trở lại nắm quyền. Nay, ông bước lên vũ đài để được cả thế giới biết tới.
Video đang HOT
Thủ tướng Suga có khởi đầu thuận lợi khi kết quả thăm dò dư luận Nhật Bản của đài NHK cho thấy nội các mới do ông đứng đầu đạt tỉ lệ ủng hộ 62%. Tỉ lệ ủng hộ ban đầu đối với nội các của ông Suga thấp hơn so với mức 81% dưới thời ông Koizumi Junichiro và mức 72% của ông Hatoyama Yukio. Tỉ lệ ủng hộ nội các của ông Suga tương đương với tỉ lệ ủng hộ của người tiền nhiệm là ông Abe Shinzo khi mới nhậm chức.
Nội các mới của ông Suga gồm 20 thành viên, trong đó có 15 người là quan chức từ thời ông Abe Shinzo hoặc trước đó, nên có thể coi đây là một bước kéo dài từ chính quyền Abe. Thủ tướng Suga giữ nguyên vị trí Bộ trưởng Ngoại giao của ông Motegi Toshimitsu và bổ nhiệm mới hạ nghị sĩ đảng Dân chủ tự do Nobuo Kishi, em ruột của cựu Thủ tướng Abe làm Bộ trưởng Phòng vệ.
Đây là dấu hiệu cho thấy ông Suga sẽ tiếp tục các chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm. Tư tưởng chính sách của tân Thủ tướng Suga Yoshihide có sự tương đồng với người tiền nhiệm là điều dễ hiểu bởi thực tế ông Suga vốn là cánh tay đắc lực của ông Abe.
Liên quan đến việc liệu ông Suga có nên tiếp tục các chính sách của ông Abe hay không, điều tra dư luận của NHK cho thấy 17% khẳng định nên tiếp tục, 36% cho rằng nên tiếp tục sẽ tốt hơn, 20% trả lời không nên tiếp tục sẽ tốt hơn, và 18% khẳng định không nên tiếp tục.
Điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Suga là hướng tới khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trụ cột vẫn là coi trọng quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ. Liên minh Nhật – Mỹ đóng vai trò là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.Thủ tướng Suga đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và hai bên nhất trí liên minh Nhật – Mỹ là nền tảng của nỗ lực theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trong đó, vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vô cùng quan trọng khi nằm trên các tuyến đường biển thiết yếu của Nhật Bản, nằm ở một điểm chiến lược quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Theo lập trường của Nhật Bản, điều quan trọng là phải thúc đẩy hơn nữa sự hội nhập của ASEAN, một trung tâm hợp tác khu vực, với tư cách là một đối tác chia sẻ các giá trị cơ bản như pháp quyền và dân chủ, nhằm thực hiện sự ổn định và thịnh vượng của toàn khu vực.
Với quan điểm như vậy, Nhật Bản tiếp tục hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm làm sâu sắc thêm sự hội nhập. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã, đang hỗ trợ nỗ lực của ASEAN, tăng cường kết nối và giảm khoảng cách nội khối nhằm hội nhập sâu hơn thông qua ODA và Quỹ Hội nhập Nhật Bản – ASEAN…
Lộ trình hành động chung
Tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Motegi đã có bài phát biểu về Chính sách ASEAN tại Jakarta đề xuất 3 lộ trình hành động chung giữa Nhật Bản và ASEAN: “Cùng nhau tạo dựng con người”, “Cùng nhau xây dựng thể chế” và “Tích lũy trí tuệ của chúng ta”.
Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN 3 về ứng phó Covid-19 được tổ chức thông qua hội nghị từ xa vào tháng 4. Thủ tướng Abe khi đó tuyên bố hỗ trợ các nước ASEAN dựa trên 3 trụ cột, bao gồm việc thành lập Trung tâm ASEAN về y tế công cộng khẩn cấp và bệnh dịch mới.
ASEAN đã thông qua “Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (AOIP) vào tháng 6/2019. Nhật Bản hoan nghênh việc thông qua và tán thành AOIP, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản trong tầm nhìn của Nhật Bản về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP).
Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng, khi tiếp giáp với Biển Đông, là cửa ngõ hành lang kinh tế đông tây và hành lang kinh tế phía nam. Việt Nam là quốc gia tăng trưởng nhanh, chính trị – xã hội ổn định và gia tăng vai trò trong khu vực ASEAN.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã làm tốt vai trò dẫn dắt các nước thành viên tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, vì các mục tiêu chung của ASEAN. Giá trị và vị thế Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế đang được nâng lên, Việt Nam có thể tận dụng và phát huy những lợi thế của mình trong hợp tác chính trị – an ninh và kinh tế.
Quan hệ Việt – Nhật hiện nay là đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Tại sao ông Suga công du Đông Nam Á, không chọn Mỹ, Trung?
Thủ tướng Suga Yoshihide chọn Đông Nam Á làm điểm công du nước ngoài đầu tiên, chứ không chọn Mỹ như nhiều nhà lãnh đạo trước của Nhật.
Theo hãng tin Reuters, ngày 13-10, Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide đã thông báo với đảng Dân chủ Tự do cầm quyền rằng ông sẽ sang thăm Đông Nam Á (ĐNA) vào tuần tới. Cụ thể, Việt Nam (VN) và Indonesia là những điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Suga sau khi nhậm chức thủ tướng Nhật.
Tại sao không phải Mỹ, Trung, Hàn?
Theo truyền thống từ năm 1945, Mỹ luôn là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi các nhà lãnh đạo Nhật nhậm chức. Theo đài NHK, với thực tế đang có nhiều quan ngại về kinh tế và an ninh trong khu vực, trước đó có nhiều ý kiến đoán rằng ông Suga có thể sẽ có chuyến công du nước ngoài biểu tượng đầu tiên sang Mỹ để củng cố tầm quan trọng của liên minh xuyên Thái Bình Dương giữa Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, ông Suga đã không theo bước đi của những người tiền nhiệm mà chọn hai nước ĐNA làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.
Trong một bài viết trên báo Japan Times, chuyên gia Kuni Miyake, Chủ tịch Viện Chính sách đối ngoại và là người vừa được Thủ tướng Suga bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho nội các Nhật, cho biết các nhà báo Nhật lẫn quốc tế bàn tán rất nhiều về chuyện ông Suga chọn thăm ĐNA đầu tiên. Tại sao không phải là Mỹ, hay Trung Quốc, hay Hàn Quốc?
Ông Kuni nói ông không có thông tin nội bộ để trả lời chính xác các băn khoăn này nhưng theo quan điểm riêng của ông thì có hai lý do chính: Ông Suga không muốn vướng vào bầu cử tổng thống Mỹ, và Mỹ vẫn còn bị đại dịch COVID-19 hoành hành quá nặng.
Ý kiến này được nhiều chuyên gia tán thành. Theo chuyên gia Julian Ryall, có thể nhìn ra được rằng Nhật không muốn dính vào sự tranh cãi chính trị trong cuộc đua vào Nhà Trắng đang diễn ra ở Mỹ. Theo GS Go Ito, chuyên về quan hệ quốc tế tại ĐH Meiji (Tokyo), cuộc chiến bầu cử ở Mỹ sẽ còn kéo dài đến tháng tới nhưng chuyện công du nước ngoài lại quan trọng với chính phủ ông Suga và ĐNA là lựa chọn thông minh của ông.
Theo ông Kuni, chuyện thăm Trung Quốc thời điểm này là một "sai lầm chính trị" với Thủ tướng Suga, với bối cảnh hiện tại xung quanh quan hệ song phương Nhật - Trung. Thăm Hàn Quốc cũng thế, theo ông. Ngày 13-10, hãng tin Kyodo News đưa tin "Cuộc họp thượng đỉnh ba bên giữa Nhật - Hàn - Trung khả năng lớn sẽ không diễn ra được trong năm nay, khi có thông tin ông Suga sẽ không tham dự nếu không có sự nhượng bộ từ Seoul quanh chuyện bồi thường cho người lao động thời chiến".
Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide (giữa) sẽ thăm Việt Nam vào tuần tới. Ảnh: NIPPON.COM
Ông Suga kỳ vọng nhiều ở Đông Nam Á
Ông Kuni đánh giá việc ông Suga chọn thăm hai nước ASEAN là lựa chọn "tự nhiên", đặc biệt trong lúc Nhật đang chủ trương củng cố quan hệ với các nước trong khu vực, và giữa bối cảnh căng thẳng giữa đồng minh an ninh chính (Mỹ) và đối tác thương mại chính (Trung Quốc) ngày càng tăng.
Về chuyện tại sao lại là VN và Indonesia mà không phải các thành viên ASEAN khác, chuyên gia Kuni đưa ra các thực tế "VN đang là chủ tịch ASEAN năm nay và Indonesia là thành viên của nhóm kinh tế G20 mà Nhật là thành viên".
Nhưng đó có thể chưa phải là lý do chính. Theo ông Kuni, chủ trương chính thức của Nhật là thúc đẩy tầm nhìn về một khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP), việc tôn trọng quy định luật pháp, tự do lưu thông hàng hải và hàng không trên biển, dàn xếp bất đồng một cách hòa bình và xây dựng quan hệ ổn định với các láng giềng (ở đây là Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên). Với chuyện Thủ tướng Suga chọn thăm ĐNA đầu tiên, có thể thấy ông đã ưu tiên các chính sách trên hơn so với việc "xây dựng quan hệ ổn định với các láng giềng".
Báo South China Morning Post dẫn nhận định của GS Jeff Kingston, chuyên về nghiên cứu châu Á tại ĐH Temple (Tokyo), rằng ông Suga và Nhật hy vọng các nước ĐNA sẽ chia sẻ tầm nhìn FOIP của Nhật. Nhiều nhà quan sát cũng cho rằng mục đích chuyến đi này của ông Suga là nhằm thắt chặt thêm các quan hệ kinh tế lẫn an ninh với các đối tác ĐNA.
Theo ông Kuni, FOIP không phải chỉ là về trật tự quân sự thế giới, mà đúng hơn FOIP còn cung cấp nền tảng cơ bản cho sự ổn định và thịnh vượng ở Đông Á, ĐNA và Nam Á. Không hoàn toàn như Mỹ, các nỗ lực của Nhật trong thúc đẩy tầm nhìn FOIP chú trọng hơn vào các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, thực thi pháp luật.
ASEAN - Nhật Bản đề cao hòa bình, ổn định, đối thoại và hợp tác trong khu vực Ngày 14-10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn quan chức cao cấp (SOM) ASEAN của Việt Nam và Thứ trưởng cao cấp Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori đã đồng chủ trì Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 35. Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 35 diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thứ...