“Việt Nam là đồng minh trung thành, Nga không nên đặt quân đội ở Cam Ranh”
Thời kỳ hợp tác quân sự với Liên Xô đã qua lâu rồi. Nga nên xem Việt Nam như một đối tác thân thiện, một quyền lực thân thiện mà Moscow cần có.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: SCMP.
Tờ Pravda của Nga ngày 8/1 đăng bài phỏng vấn chuyên gia lịch sử, nhà nghiên cứu độc lập Ilya Usov về quan hệ Nga – Việt, trong đó chuyên gia này nhận định: Chiến lược phát triển quan hệ sang phía Đông của Nga không phải là một hành động tình thế do lệnh trừng phạt của phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine mà nó đã có từ lâu. Việt Nam và Ấn Độ đang được Moscow xem như là đồng minh trung thành nhất của mình ở phía Đông chứ không phải Trung Quốc.
Hoạt động hiện tại của Nga ở phương Đông không liên quan gì đến các sự kiện ở Ukraine. Ngay từ giữa thập niên đầu của thế kỷ 21 Nga đã bắt đầu chú trọng đến khu vực Đông Á và điều này được xác định rõ trong các tài liệu có tầm quan trọng quốc gia, chính sách năng lượng cũng như chiến lược quốc gia của Nga.
Ngày nay Nga cần phải đa dạng hóa chính sách đối ngoại của mình chuyển từ khu vực Euro-Atlantic về phía Đông. Những sự kiện ở Ukraine đã tạo ra động lực để cơ chế di chuyển theo hướng này, sự kiện quan trọng như hội nghị thượng đỉnh APEC và các hội nghị khác diễn ra cách đây không lâu có sự tham dự của Nga.
Nga vào Đông Nam Á tạo thế chân vạc cân bằng ảnh hưởng với Hoa Kỳ, Trung Quốc
Video đang HOT
Trong chính sách đối ngoại của Nga, Đông Nam Á luôn luôn giữ một vai trò quan trọng giống như trục quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và Ấn Độ. Nga có các đối tác truyền thống, trong đó có Việt Nam. Moscow đã thử và đang cố gắng phát triển quan hệ ngoại gao và kinh tế thân thiện với Đông Nam Á, xem xét nhiều dự án kinh tế với Indonesia, Thái Lan và thực tế là cả 10 nước ASEAN. Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á ASEAN thực sự tồn tại như một sức mạnh kinh tế và địa chính trị.
ASEAN đã tạo ra cho mình một xu thế hội nhật về kinh tế, chính trị và văn hóa như một đối trọng với ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài chẳng hạn như Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bây giờ tình hình đã thay đổi do sự gia tăng vai trò của Trung Quốc trong khu vực khiến các nước Đông Nam Á lo ngại.
Trong lịch sử Đông Nam Á và Trung Quốc đã có những mối quan hệ phức tạp, và đường nhiên khi Bắc Kinh xuất hiện như một lực lượng rất mạnh sẽ làm gia tăng mối quan tâm. Trung Quốc là một đối tác của ASEAN, nhưng Trung Quốc có thể hành xử rất hung hăng vào một số thời điểm.
Vị thế, vai trò địa chính trị của Việt Nam trong khu vực cũng được Mỹ đánh giá cao và muốn phát triển quan hệ hợp tác song phương.
Mỹ đã cố gắng để ngăn chặn Trung Quốc bằng các chiến lược địa chính trị thu hút các quốc gia Đông Nam Á, và vai trò của Hoa Kỳ đã phát triển trong khu vực này gần đây. Nga cũng vậy, luôn luôn dỗi theo khu vực Đông Nam Á. Trong khi ASEAN bị giằng xé giữa Mỹ và Trung Quốc, khu vực này đã cố gắng tìm một thế lực thứ 3 để tạo thế chân vạc cân bằng, và họ nhìn thấy Nga có thể đóng vai trò này.
Trong năm 2010 Nga đã tham gia cơ chế hội nghị thượng đỉnh Đông Á cũng như hội nghị thượng đỉnh với ASEAN, đây là một trong những hoạt động ngoại giao quan trọng nhất của Moscow. ASEAN và Đông Á muốn xem Nga như một bên thứ 3 trong chính sách độc lập của mình. Tạm thời vai trò của Nga trong khu vực đã bị suy yếu trong một thời gian và vị thế của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ.
Nga không theo đuổi chính sách thân Trung Quốc, trung lập ở Biển Đông
Ilya Usov nhấn mạnh, có một số quan điểm, một số quốc gia ở Đông Nam Á tin rằng Nga đang theo đuổi một chính sách thân Trung Quốc, nhưng thực tế điều này không đúng. Đối tác triển vọng nhất của Nga ở Đông Á là Việt Nam, mặc dù Nga xác định cả Trung Quốc và Việt Nam là 2 đối tác chiến lược vì những tương đồng về quan hệ kinh tế và lịch sử. Nga có quan hệ chính trị rất tốt với Việt Nam, và ngày hôm nay có thể thấy rằng quan hệ Nga – Việt đang phát triển mạnh mẽ.
Với Trung Quốc, theo Ilya Usov thì Nga có những “kinh nghiệm tuyệt vời” trong quan hệ với quốc gia này. Những hợp đồng kinh tế Nga – Trung gần đây đã cải thiện đáng kể mối quan hệ chính trị Moscow – Bắc Kinh và đã đạt đến một cấp độ mới. Nhiều người lo ngại rằng vì điều này Nga có thể đánh mất lập trường trung lập của mình trong vấn đề Biển Đông, nơi xảy ra xung đột cơ bản về quyền lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên Nga vẫn kiên định chính sách trung lập trong vấn đề Biển Đông. Moscow không đứng về phía Trung Quốc và cũng không đứng về phía Việt Nam. Giải pháp thích hợp nhất cho Nga trong vấn đề Biển Đông là đưa ra sáng kiến giải quyết xung đột, ví dụ như dự án 3 bên phát triển khu khai thác dầu khí ở Biển Đông. Ít nhất điều này sẽ thể hiện ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo Nga bằng cách nào đó giúp giải quyết cuộc sung đột.
Việt Nam không thể là đồng minh chính trị của Nga trong khủng hoảng Ukraine, nhưng quan hệ 2 nước luôn bền chặt
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam hầu hết từng có thời kỳ học tập, công tác tại Liên Xô trước đây và có đóng góp cho quá trình phát triển của Việt Nam. Đây là một thuận lợi đối với Nga. Tuy nhiên Ikya Usov nhấn mạnh rằng, Việt Nam không thể là một đồng minh chính trị với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraie, bởi vì Việt Nam còn phải phụ thuộc nhiều vòa Hoa Kỳ và EU, 2 thị trường lớn cho các sản phẩm của nền kinh tế định hướng xuất khẩu này.
Hợp tác quân sự vẫn là trục chính trong quan hệ Việt – Nga, nhưng theo Ilya Usov, Nga không nên có ý định đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh, vì người Việt không muốn có căn cứ quân sự của bất cứ nước ngoài nào trên lãnh thổ của mình.
Việt Nam không thể hỗ trợ về mặt chính trị cho Nga bởi vì cần sự ủng hộ chính trị của Mỹ với mình trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên chuyến thăm gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Nga chỉ ra rằng, về nguyên tắc, Việt Nam đã sẵn sàng và tiếp tục hợp tác với Nga và Việt Nam sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Việt Nam luôn ủng hộ đầu tư của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng vì Nga là một người khổng lồ đã được công nhận trong lĩnh vực này. Các công ty của Nga đã có hợp đồng với nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Nga đã có những dự án hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.
Thú vị nhất là ít người nhớ rằng các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam lại là nhà xuất khẩu vốn, đặc biệt là ở Nga. Có những dự án chung để phát triển các mỏ dầu và khí đốt ở Nga, cũng giống như các doanh nghiệp ASEAN khác, người Việt muốn đầu tư vào thị trường thực phẩm ở Nga. Mặt khác người Nga thường xuyên chọn Đông Nam Á làm điểm đến du lịch, trong đó Việt Nam, Indonesia và Thái Lan là lựa chọn hấp dẫn.
Nga không nên đặt căn cứ quân sự ở Cam Ranh
Đối với vấn đề cảng Cam Ranh mà nhiều người quan tâm, Ilya Usov cho rằng ở Việt Nam người ta tin tưởng chắc chắn rằng không nên có căn cứ quân sự của bất cứ nước ngoài nào được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên tàu quân sự nước ngoài có thể sử dụng các dịch vụ tại các cảng khẩu của Việt Nam. Vì thế Nga không nên xem Việt Nam như một chỗ đứng quân sự.
Thời kỳ hợp tác quân sự với Liên Xô đã qua lâu rồi. Nga nên xem Việt Nam như một đối tác thân thiện, một quyền lực thân thiện mà Moscow cần có. Và không chỉ Việt Nam, Nga còn cần hợp tác với các đối tác khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Lào, Campuchia. Thực tế là hợp tác quân sự giữa Nga với Việt Nam đã rất thành công, cách đây không lâu Nga đã xây dựng một tàu ngầm thứ 3 cho Việt Nam, trong khi 80 đến 90% vũ khí của Việt Nam là do Liên Xô và Nga sản xuất.
Theo Giáo Dục