Việt Nam Kuwait: Sẵn sàng cho những đột phá mới
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức tới Nhà nước Kuwait từ ngày 26-27/10, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Trịnh Minh Mạnh đã trả lời phỏng vấn riêng Báo TG&VN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Kuwait Hoàng thân Jaber Mubarak Al-Hamad Al-Sabah trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. (Ảnh: ĐSQVN tại Kuwait)
Duy trì, củng cố quan hệ dựa trên sự tin cậy chính trị; tăng cường thương mại hướng tới cân bằng hơn cán cân xuất, nhập khẩu; khai thác “trúng” thị trường xuất khẩu lao động; thu hút lượng khách du lịch chất lượng… là những phương hướng quan trọng mà Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Trịnh Minh Mạnh nhấn mạnh để tạo ra những đột phá mới trong quan hệ Việt Nam – Kuwait.
Xin Đại sứ cho biết mục đích, ý nghĩa chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Đây là chuyến thăm hết sức có ý nghĩa trong quan hệ giữa Việt Nam và Kuwait nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung vì cho đến nay, đây là chuyến thăm duy nhất của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến khu vực Trung Đông trong năm 2019. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Kuwait sau 10 năm kể từ chuyến thăm năm 2009 của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Với cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đây là chuyến thăm đầu tiên tới Kuwait và cũng là chuyến thăm đáp lễ lại chuyến thăm của Thủ tướng Kuwait Hoàng thân Jaber Mubarak Al-Hamad Al-Sabah tới Việt Nam năm 2016.
Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Trịnh Minh Mạnh. (Ảnh: ĐSQVN tại Kuwait)
Chuyến thăm là dịp rất quan trọng để hai bên đánh giá những tiến triển trong quan hệ hai nước thời gian qua, đồng thời trao đổi các biện pháp, phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, nhất là trong những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng, thế mạnh và có tính bổ trợ nhau trong hợp tác như năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, lao động, du lịch…
Ngoài ra, đây cũng là dịp quan trọng để hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là trong bối cảnh tình hình ở Trung Đông và Đông Nam Á đang có những diễn biến rất phức tạp. Điều này càng có ý nghĩa khi Kuwait đang hoàn tất vai trò thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2018-2019 còn Việt Nam sắp đảm nhiệm vị trí này trong nhiệm kỳ kế tiếp 2020-2021.
Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của mối quan hệ song phương giữa Kuwait và Việt Nam sau hơn 4 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao?
Video đang HOT
Có thể nói, quan hệ Việt Nam-Kuwait là mối quan hệ truyền thống hữu nghị và hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực với nền tảng vững chắc là sự tin cậy về chính trị.
Hai bên dành cho nhau sự quý trọng và khâm phục đối với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước của nhau, đồng thời chia sẻ quan điểm trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Kuwait chính là nước đầu tiên ở khu vực Trung Đông vùng Vịnh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1976 và từ năm 1979 đã dành cho ta các khoản viện trợ phát triển giúp xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xóa đói giảm nghèo với tổng giá trị đến nay khoảng 190 triệu USD cho 16 dự án.
Về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt gần 2,7 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nước Trung Đông vùng Vịnh, sau Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Quan hệ đầu tư ghi nhận dấu mốc quan trọng với việc Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án có tính biểu tượng trong quan hệ Việt Nam-Kuwait với tổng số vốn lên tới 9 tỷ USD, bắt đầu chính thức vận hành thương mại từ cuối năm 2018.
Đây là dự án nhà máy lọc dầu lớn nhất và duy nhất hiện nay của Kuwait tại châu Á với công suất 200 nghìn thùng/ngày, đáp ứng 40% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước của Việt Nam. Không chỉ là một dự án kinh tế lớn mà còn là dự án có tầm quan trọng chiến lược với cả hai nước. Với Việt Nam, đó là sự bảo đảm an ninh năng lượng và sự phát triển của ngành công nghiệp lọc hóa dầu trong nước. Với Kuwait là sự bảo đảm nguồn tiêu thụ dầu thô vì nguyên liệu đầu vào là dầu thô cho nhà máy được nhập hoàn toàn từ Kuwait.
Bên cạnh đó, dự án chính là sự hiện diện của Kuwait ở khu vực Đông Nam Á, một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của thế giới.
Hiện có khoảng 1.300 lao động Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở Kuwait. Hàng năm, Kuwait dành cho ta 5 suất học bổng học tiếng Arab tại Đại học Quốc gia Kuwait. Khách du lịch từ Kuwait vào Việt Nam gần đây tăng mạnh, dự tính số lượng khách năm 2019 có thể tăng tới 60% so với năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Kuwait Hoàng thân Jaber Mubarak Al-Hamad Al-Sabah chứng kiến ký kết nhiều biên bản hợp tác Việt Nam – Kuwait năm 2016. (Ảnh: ĐSQVN tại Kuwait)
Bên cạnh Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, chắc chắn hai bên còn đang hướng tới nhiều điểm sáng khác nữa, thưa Đại sứ?
Điểm sáng thứ hai có thể nhấn mạnh trong quan hệ hai nước là sự gia tăng số lượng lao động Việt Nam ở Kuwait. Nếu như cuối năm 2017 số lao động của ta ở Kuwait chỉ có hơn 160 người (tính theo số visa lao động do Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Nội vụ Kuwait cung cấp cho Đại sứ quán) thì đến cuối năm 2018 đã tăng gấp 8 lần, lên tới gần 1.300 lao động.
Có được kết quả trên là do ta đã tận dụng kịp thời những thay đổi chính sách của Kuwait liên quan tới việc sử dụng lao động Triều Tiên và một số nước khác như Philippines và một số nước châu Phi. Trong thời gian tới, nếu ta xem xét đủ các điều kiện để cho phép đưa lao động giúp việc gia đình sang Kuwait thì con số trên chắc chắn còn tăng mạnh nữa.
Điểm sáng thứ ba chính là sự gia tăng lượng khách du lịch của Kuwait đến Việt Nam. Khách du lịch Kuwait nói riêng và các nước vùng Vịnh nói chung là nguồn khách chất lượng cao, do có thói quen đi dài ngày và mức chi tiêu cao, thường sử dụng các sản phẩm du lịch hạng sang.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, riêng người dân Kuwait hàng năm chi 13 tỷ USD cho việc đi du lịch. Ở châu Âu, mức chi tiêu của khách du lịch vùng Vịnh cao gấp 5 đến 6 lần mức chi tiêu trung bình của khách du lịch thế giới.
Thống kê chỉ riêng từ nguồn visa cấp ra của Đại sứ quán cho thấy, năm 2018 số lượng khách vào Việt Nam tăng 25% so với năm 2017. Trong 6 tháng đầu và dự kiến cả năm 2019, tốc độ tăng là 60%. Đây chính là kết quả của các nỗ lực xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam được Đại sứ quán triển khai mạnh mẽ và có bài bản trong thời gian qua.
Xin Đại sứ cho biết phương hướng và những lĩnh vực hợp tác cần được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới?
Trong thời gian tới, phương hướng chính trong quan hệ hợp tác hai nước là duy trì mối quan hệ chính trị tốt đẹp, đồng thời phải mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế, nhất là về thương mại, đầu tư, lao động và du lịch.
Trước hết sự tin cậy và quan hệ chính trị tốt đẹp cần được duy trì và củng cố thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao và trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên. Bên cạnh đó, cần vận hành thường xuyên hơn các cơ chế hợp tác đã có là cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước và cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao.
Về hợp tác kinh tế, thứ nhất cần tăng cường hơn nữa thương mại song phương, trong đó tập trung tăng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông sản và hàng chế tạo là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, để cán cân thương mại cân bằng hơn (hiện nay ta nhập siêu lớn do nhập khẩu dầu thô của Kuwait cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn).
Thứ hai, cần tiếp tục khai thác thị trường xuất khẩu lao động sang Kuwait do nhu cầu xây dựng, phát triển và sự dụng lao động nước ngoài của Kuwait còn rất lớn. Tuy nhiên, cần chú trọng nhiều hơn đến việc đưa lao động có tay nghề hơn là lao động phổ thông vì lao động phổ thông của ta không cạnh tranh bằng các nước Nam Á, vốn có ngoại ngữ, sự gần gũi về văn hóa và khả năng chịu đựng thời tiết sa mạc của Kuwait hơn so với lao động của ta.
Thứ ba, cần làm mạnh hơn công tác quảng bá xúc tiến du lịch để thu hút nguồn khách du lịch chất lượng cao từ Kuwait vào Việt Nam. Mặc dù tốc độ tăng trưởng hiện nay cao nhưng con số tuyệt đối vẫn còn thấp (khoảng 1.200 lượt/năm so với 70 nghìn lượt/năm của Thái Lan).
Bên cạnh nỗ lực của Đại sứ quán, thời gian tới cần có sự đầu tư và vào cuộc của các cơ quan xúc tiến du lịch trong nước như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các địa phương và doanh nghiệp lữ hành trong nước. Với tiềm năng du lịch của Việt Nam, nếu có sự quan tâm đầu tư như vậy, tôi tin chắc lượng khách du lịch Kuwait đến Việt Nam sẽ tăng trưởng ấn tượng hơn nữa trong thời gian tới.
Theo TG&VN
Mỹ đứng trước lựa chọn ở Syria: Chiến tranh, trừng phạt hay hòa giải
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (10/10) đã đưa ra 3 lựa chọn phản ứng của Mỹ đối với chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại đông bắc Syria.
Trong đó, ông Trump ưu tiên giải pháp làm trung gian hòa giải giữa lực lượng người Kurd tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Kế hoạch của Mỹ đưa ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp diễn tại đông bắc Syria, gây nhiều thương vong khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải tiến hành họp khẩn.
Xe thiết giáp Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung ở phía bắc Syria gần thị trấn Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump đưa ra 3 lựa chọn: " Điều đến hàng nghìn quân và giành chiến thắng quân sự, trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bằng tài chính và các lệnh cấm vận, hoặc đứng ra làm trung gian một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd".
Quyết định bất ngờ của Mỹ rút quân khỏi khu vực đông bắc Syria đã vấp phải sự chỉ trích của các nghị sĩ Mỹ, cho rằng giúp mở đường cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, đặt đồng minh nòng cốt của Mỹ trong chiến dịch chống khủng bổ thời gian qua trước những rủi ro. Đề cập lựa chọn thứ nhất về việc triển khai hàng nghìn quân và giành chiến thắng quân sự, Tổng thống Trump tiếp tục bảo vệ kế hoạch rút quân của Mỹ, khẳng định ông đang thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử với việc bắt đầu rút Mỹ ra khỏi các "cuộc chiến không có hồi kết". Ông Trump cũng khẳng định, IS đã bị đánh bại 100% và người dân Mỹ không muốn thấy quân đội nước này quay trở lại khu vực.
Lựa chọn thứ 2 là trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có các biện pháp gia tăng sức ép tài chính. Đây cũng là điều Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng đề cập, khi cho rằng Mỹ có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tất cả các giải pháp ngoại giao để cố gắng thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thận trọng trong hành động của mình. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cũng cảnh báo sẽ trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, nếu nước này có các bước đi gây thương vong cho dân thường trong cuộc chiến tại Syria.
Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Kelly Craft cũng cảnh báo: "Thổ Nhĩ Kỳ hiện phải chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo tất cả các tay súng IS bị giam giữ tại các nhà tù vẫn bị kiểm soát và IS không hồi sinh trở lại dưới bất cứ hình thức nào. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong việc bảo vệ các khu vực dân thường, để IS hồi sinh sẽ mang lại các hậu quả nghiêm trọng".
29 nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ hôm 9/10 cũng thông báo sẽ đưa ra một dự luật, nhằm áp đặt trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chiến dịch quân sự tại Syria.
Với 3 giải pháp đưa ra, lựa chọn cuối cùng đóng vai trò hòa giải giữa lực lượng người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ đang được Tổng thống Trump ủng hộ hơn cả. Rõ ràng đây là một giải pháp giúp ông không những thực hiện cam kết không nhúng chân vào các cuộc chiến không có hồi kết, mà còn cứu vãn hình ảnh khi quyết định "bỏ rơi" đồng minh người Kurd trong chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ theo đuổi giải pháp này, kết hợp với việc gia tăng sức ép trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo sức nặng trong vai trò hòa giải của mình, giúp hai bên hướng đến một thỏa thuận ngăn chặn xung đột lan rộng.
Kêu gọi giảm căng thẳng và đối thoại cũng là giải pháp nhiều nước lên tiếng ủng hộ hiện nay cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg hôm qua (10/10) cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải kiềm chế và tránh các hành động gây thương vong cho dân thường, trong khi Nga kêu gọi đối thoại giữa các bên.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 10/10 cũng bày tỏ ủng hộ giải pháp chính trị tại Syria: "Tôi không tin vào giải pháp quân sự cho vấn đề Syria. Tôi luôn ủng hộ một giải pháp chính trị và lộ trình theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một điều rõ ràng rằng bất cứ giải pháp nào cho Syria cũng cần phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Syria".
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (10/10) cũng tiến hành họp khẩn về Syria, với tuyên bố bày tỏ đặc biệt quan ngại về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi nước này dừng các hoạt động quân sự tại Syria./.
Theo Phạm Hà/VOV1
Tổng hợp
Nhiều quan chức nước ngoài cấp cao bày tỏ tình cảm sâu sắc với Việt Nam Các quan chức nước ngoài cấp cao đều bày tỏ tình cảm sâu sắc với Việt Nam, chúc mừng Việt Nam đã trúng cử làm uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục. Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ...