Việt Nam kiên trì biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết căng thẳng biển Đông
Việt Nam đã đối thoại ở nhiều mức độ với Trung Quốc để phản đối mạnh mẽ việc nước này đưa giàn khoan hạ đặt trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, nhưng phía Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay đến khu vực.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay thông báo diễn tiến sự việc xung quanh giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đáp lại sự giao thiệp và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay, ông Bình cho biết.
Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, Trung Quốc duy trì sự hiện diện nhiều tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, máy bay quân sự. “Tính đến hôm nay, trong khi tàu công vụ Việt Nam hết sức kiềm chế, Trung Quốc hung hăng đưa tàu máy bay uy hiếp các tàu công vụ Việt Nam đang thực thi hành động bảo vệ chủ quyền bằng vòi rồng, làm hư hại nhiều tàu, làm bị thương nhiều cảnh sát phía Việt Nam”, ông Bình nói.
Việt Nam tiếp tục các biện pháp đấu tranh ngoại giao kiên quyết để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng thềm lục địa Việt Nam. Tại hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng nhấn mạnh vụ việc. Lần đầu tiên từ năm 1995, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố về tình hình Biển Đông.
Việt Nam cực lực phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực nằm sâu thềm lục địa Việt Nam, đây là hành động vi phạm luật quốc tế, nhất là công ước LHQ về luật biển và DOC. Hành động của Trung Quốc làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng an ninh, an toàn tự do hàng hải và hợp tác và phát triển tại khu vực. Việt Nam kiên quyết yêu cầu TQ rút giàn khoan và tàu máy bay ra khỏi biển Việt Nam, không tái diễn hành vi tương tự, đại diện ngoại giao của Việt Nam tái khẳng định.
“Việt Nam xin trân trọng gửi lời cảm ơn các quốc gia, cá nhân lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ yêu cầu hợp pháp của Việt Nam, gửi lời cảm ơn các báo chí trong nước và quốc tế đưa tin khách quan về những hành vi sai trái của Trung Quốc”, ông Bình nói.
Ông Lê Hải Bình đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo.
Video đang HOT
Đề cập đến việc tránh để tinh thần yêu nước bị lợi dụng thành bạo loạn, ông Bình khẳng định “việc thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền là việc làm hết sức chính đáng và tự nhiên, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm này phải theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới”.
Ông Bình bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam và Philippines kêu gọi các nước ở ASEAN gây sức ép với Trung Quốc, coi đó là những thông tin không có sở, và tái khẳng định sự đoàn kết và quan ngại sâu sắc của các nước ASEAN đối với hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên bình diện rộng hơn, ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam.
Đề cập đến sự việc xảy ra ở Hà Tĩnh hôm qua, ông Bình dẫn thông tin từ cơ quan chức năng Hà Tĩnh, cho biết ẩu đả do mâu thuẫn của hai nhóm công nhân làm một người bị chết và một số người bị thương. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh vụ việc, bắt những người gây rối và đưa người bị thương đến bệnh viện.
Về mặt thương mại, ông Bình cho hay giao thương ở khu vực biên giới Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
Sau cuộc điện đàm giữa Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai nước vẫn tiếp tục liên lạc với nhiều cấp độ, ông Bình cho biết.
“Chúng tôi vẫn sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau và thiện chí giải quyết tranh chấp”, ông nói.
“Hành động sai trái của Trung Quốc đã làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hoạt động hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước”.
Theo ANTD
Ngoài khu vực giàn khoan, Việt Nam cần cảnh giác nhiều vùng biển khác
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng: "Chúng ta phải quan tâm đến tất cả các khu vực biển của ta chứ không chỉ riêng ở khu vực Nam Hoàng Sa. Có thông tin Trung Quốc cũng đang cố gắng gây sự ở Đá Gạc Ma".
Trao đổi với PV Dân trí sáng 15/5, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam - cho biết, theo thông tin mới nhất, Trung Quốc cũng đang cố gắng gây sự ở Đá Gạc Ma, một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam
"Trong khi các lực lượng chấp pháp của ta, trong đó có Kiểm ngư và Cảnh sát biển đang phải tập trung cao độ cho khu vực giàn khoan Hải Dương-981, các địa phương cũng phải chú ý đến các vùng biển của mình và các vùng biển khác. Chúng ta không nên lơ là, mất cảnh giác ở các vùng biển khác", ông Thắng khuyến cáo.
Theo ông Thắng, khi chưa có lực lượng Kiểm ngư, Hội Nghề cá đã phối hợp với các cơ quan chức năng đứng ra tổ chức các đoàn, đội tàu cá của ngư dân ngoài khơi để vừa cản phá các hành vi khiêu khích của Trung Quốc vừa tiến hành sản xuất trên biển. Hiện nay, chúng ta đã có lực lượng Kiểm ngư hùng mạnh nhưng phía Trung Quốc lại cử phần lớn tàu trọng tải lớn ra khơi cho nên phải tổ chức các đoàn, đội đánh cá chặt chẽ hơn nữa và phải có những sự hỗ trợ nhất định để có sức chiến đấu liên tục và bền bỉ.
"Ngư dân Việt Nam chung sức đồng lòng giữ gìn biển đảo Tổ quốc"
"Xuyên suốt từ trước đến nay, dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm từ phía Trung Quốc nhưng ngư dân của ta vẫn kiên quyết bám biển với khẩu hiệu: "Ngư dân Việt Nam chung sức đồng lòng giữ gìn biển đảo Tổ quốc"" - ông Thắng khẳng định.
Ngư dân Việt Nam quyết tâm bám ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo
Ông Thắng cũng xác nhận, trước tình hình căng thẳng trên biển Đông, việc ngư dân tiếp tục bám ngư trường truyền thống đã gặp phải nhiều cản phá và những hành động phá hoại của Trung Quốc.
Từ trước tới giờ, nhiều lần Trung Quốc cho tàu của họ đâm vào tàu cá của ta, hoăc ngăn không cho đi qua. Có trường hợp họ còn nhảy lên tàu cá của ta, đập phá tài sản và cướp bóc các sản phẩm của ngư dân Việt Nam.
"Trong những ngày gần đây, ở khu vực ngư trường truyền thống của ta nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép có nhiều tàu của Trung Quốc nên họ thường ra xua đuổi và ép tàu cá của ta phải đổi hướng".
Ngoài khu vực gần giàn khoan thì trên ngư trường ở Phú Quốc, tàu ngư dân của Trung Quốc cũng lợi dụng tình hình lấn vào vùng biển của ta để đánh cá. Vì thế, các ngư dân của ta ở những vùng biển đó cũng phải lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ để xua đuổi tàu Trung Quốc, không cho họ vào lấn chiếm.
Hội Nghề cá sẽ tiếp tục tổ chức mít tinh phản đổi Trung Quốc ở từng địa phương
Trước câu hỏi khi ngư dân của ta bị phía Trung Quốc cản phá, họ có phối hợp với Kiểm ngư và Cảnh sát biển để có những hành động đáp trả? Ông Thắng cho biết: "Có nhiều tình huống xảy ra. Khi các tàu cá của ta hoạt động có đoàn có đội thì sự cản phá của Trung Quốc cũng bị hạn chế. Nếu họ đi không có đoàn, đội mà chỉ có một vài chiếc thì bị gây ảnh hưởng nhiều hơn.
Việc ngư dân liên lạc với lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển để xin hỗ trợ thì có. Tuy nhiên lực lượng của chúng ta vẫn còn mỏng nên hiện nay chủ yếu phải tập trung ở điểm nóng tại ngư trường phía Nam Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép" - ông Thắng nói thêm.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Khởi tố vụ án, bắt giữ 76 người gây rối ở Vũng Áng Trung tá Nguyễn Thanh Liêm, PGĐ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, qua điều tra sơ bộ, có 3 nhóm đối tượng gây ra vụ việc, gồm: nhóm kích động công dân gây rối phá hoại tài sản, gây mất trật tự; nhóm phá hoại tài sản và nhóm trộm cắp tài sản. 1 người chết, 149 người bị thương Theo báo...