Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ phần hóa
Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Tính đến tháng 9-2015, Việt Nam đã cổ phần hóa 350 doanh nghiệp; sắp tới sẽ đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến trình này.
Đây là chia sẻ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu 2015 do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 30-9 ở Hà Nội. Diễn đàn có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành cùng các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp (DN) trong nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam liên tục đạt tăng trưởng cao, bình quân GDP tăng 7%/năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm. Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng GDP bình quân 6%/năm theo hướng tăng dần qua từng năm. Trong đó, chín tháng 2015 tăng trưởng GDP đạt 6,5%, dự kiến cả năm 2015 tăng trưởng cao hơn 6,5%, cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.
“Việt Nam là một trong rất ít các quốc gia duy trì tăng trưởng kinh tế dương liên tục và khá cao trong giai đoạn này. Theo báo cáo của Giám đốc World Bank tại Việt Nam, Việt Nam liên tục có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới trong suốt 20 năm qua” – Thủ tướng chia sẻ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho hay hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng nhanh hơn, lạm phát thấp, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững với mục tiêu GDP tăng trưởng 6,5%-7%/năm giai đoạn 2016-2020. Tính đến cuối năm 2014, GDP đầu người đạt 2.200 USD, tính theo ngang giá sức mua GDP đạt trên 5.600 USD.
Thủ tướng cũng cho biết đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 270 tỉ USD với hơn 19.000 dự án đang hoạt động của các nhà đầu tư đến từ 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, số vốn đã giải ngân đạt 135 tỉ USD. Trong đó, riêng chín tháng năm 2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký mới là hơn 17 tỉ USD, tăng 53% so với cùng kỳ, số vốn giải ngân đạt gần 10 tỉ USD, tăng hơn 8% so với 2014.
Video đang HOT
Về cổ phần hóa DN nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh qua 20 năm cổ phần hóa, số DN nhà nước đã giảm 90%. Sau cổ phần hóa, các DN này hoạt động bình đẳng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác.
“Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước. Tính đến tháng 9-2015, Việt Nam đã cổ phần hóa 350 DN, sắp tới sẽ đẩy nhanh đẩy mạnh tiến trình này. DN nhà nước sau cổ phần hóa sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là cơ hội tốt cho đối tác nước ngoài tìm hiểu cơ hội mua bán, sáp nhập các DN nhà nước Việt Nam và chúng tôi khuyến khích các tập đoàn nước ngoài tham gia quá trình cổ phần hóa, mua bán sáp nhập trong thời gian tới” – Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm.
Theo_PLO
Tổng giám đốc Cienco 8 rời ghế, xin nghỉ hưu sớm
Các lãnh đạo giữ những vị trí chủ chốt như Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Cienco 8 đều đã và đang xin từ chức.
Báo Đầu tư đưa tin, hiện đã có ông Phạm Xuân Thủy chính thức rời chức vụ Tổng giám đốc. Chủ tịch HĐQT đương nhiệm là ông Vũ Cao Đàm nhiều khả năng cũng sẽ rời Cienco8 để về lại vị trí cũ là Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Trao đổi thêm ông Thủy cho biết, ông cùng với Chủ tịch HĐQT Vũ Cao Đàm đã ký văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép rút luôn cả vị trí người đại diện phần vốn nhà nước còn lại Tổng công ty này.
"Trước khi nhận chức vụ, tôi có nói với Bộ trưởng Đinh La Thăng là sẽ làm hết sức mình và nếu có nhà đầu tư nào chấp nhận mua cổ phần nhà nước để nắm chi phối tôi sẵn lòng thôi làm tổng giám đốc ", ông Thủy tâm sự.
Khác với ông Đàm, ông Thủy sẽ rời hẳn "nhà nước", xin nghỉ hưu sớm để ra làm riêng dù vẫn được "người mới" mời ở lại.
Được biết, người sẽ tiếp nhận 2 ghế lãnh đạo cao nhất tại Cienco 8 - doanh nghiệp từng bị cho là làm ăn kém cỏi nhất trong số các Cienco giao thông là ông Lương Minh Tường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình).
Ông Phạm Xuân Thủy - Tổng giám đốc Cienco 8
Trước đó, vào cuối tháng 8/2015, Phúc Lộc và 2 cá nhân của tập đoàn đã hoàn tất việc mua vốn nhà nước và từ các cổ đông chiến lược với tổng cộng 51,99% tổng số cổ phần tại Cienco 8.
Trong văn bản đề nghị Bộ GTVT giao ông Tường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cienco 8, Tập đoàn Phúc Lộc cam kết sẽ mua lại toàn bộ phần vốn còn lại của nhà nước (khoảng 10,8 triệu cổ phần, tương đương 40,7% với giá trị là 108,6 tỷ đồng) sau khi hoàn tất quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mặt khác, ngoài Cienco 8, Chủ tịch Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) Nguyễn Huy Hiền cũng vừa chia tay doanh nghiệp để điều chuyển về bộ chủ quản, giữ chức Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
Trước đó, một loạt chủ tịch, tổng giám đốc đã phải ra đi ngay khi bán xong phần vốn nhà nước cho các nhà đầu tư. Điển hình như tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, khi cả hai lãnh đạo cao nhất đều sớm nói lời từ biệt.
Tháng 8, một lãnh đạo cao cấp khác của đơn vị này là Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc Khương Thế Duy cũng rời công ty này để làm Phó cục trưởng Cục Đường sắt.
Như vậy, sau 20 tháng đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông, đã có 12 lãnh đạo các tổng công ty phải thay đổi vị trí công tác.
Những người được Bộ trưởng Thăng đánh giá là "hoàn thành nhiệm vụ" cổ phần hóa nên được điều chuyển về Bộ làm công tác. Tuy nhiên, cũng có người bị thay đổi vị trí do chậm trễ trong các nhiệm vụ cổ phần hóa.
Bộ trưởng Thăng khẳng định: "Chỉ có cổ phần hóa một cách triệt để mới có thể làm thay đổi bản chất quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh".
Theobaodatviet.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích việc trả lương qua tài khoản Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến khích việc trả lương qua tài khoản kết hợp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua thẻ POS ở các lĩnh vực tiềm năng như bệnh viện, trường học, dịch vụ công, chợ đầu mối, hộ tiểu thương. Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa yêu cầu NH Nhà nước chi nhánh các tỉnh...