Việt Nam “không thèm” giải Oscar?
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, Cục Điện ảnh thông báo rằng năm nay Việt Nam sẽ không gửi phim tham dự Oscar dù có khá nhiều phim chất lượng. Phải chăng chung ta không “mặn mà” với giải thưởng điện ảnh này?
6 năm kể từ lần đầu tiên Việt Nam chính thức được Viện Hàn lâm Khoa học & Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ gửi thư mời tham dự Oscar (Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất), điện ảnh Việt đã để lỡ 2 cơ hội. Bỏ lỡ những cơ hội dù mong manh này, xem ra cũng nhiều nuối tiếc…
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, Cục Điện ảnh thông báo rằng năm nay Việt Nam sẽ không gửi phim tham dự Oscar. Theo đó, lý do được đưa ra là sau khi xem tất cả phim đáp ứng yêu cầu về thời gian và phương thức phát hành, Hội đồng quốc gia Tuyển chọn phim tham dự Oscar Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đã không chọn được phim đủ tiêu chuẩn đại diện điện ảnh Việt Nam tranh giải lần này.
Trăng nơi đáy giếng
Chỉ vài % cơ hội, vẫn tiếc…
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam bỏ lỡ cơ hội tham dự Oscar. Năm 2008, “ứng cử viên” duy nhất là Rừng đen đã không được chấp nhận cũng đã khiến “cuộc chơi” này… đứt đoạn. Sự đứt đoạn này sau đó gây ra tranh luận xung quanh khái niệm “chiếu thương mại” khá gay gắt.
Rừng đen
Nhiều năm, trong “đường đua” tuyển chọn phim dự Oscar, điện ảnh Việt chỉ có… 1 ứng viên duy nhất. Năm nay, có tới 9 phim đạt tiêu chuẩn về thời gian và kỹ thuật: Trăng nơi đáy giếng, Chơi vơi, Để Mai tính, Bẫy rồng, Giao lộ định mệnh, Nhật ký Bạch Tuyết, Khi yêu đừng quay đầu lại, Những nụ hôn rực rỡ, Công Chúa Teen và Ngũ Hổ Tướng để hội đồng lựa chọn. Không hiểu vì sao, đáp án chỉ là con số 0?
Từng nhiều lần ra về trắng tay ngay từ vòng đầu, nên sự dè dặt khi đến với “cuộc chơi” này là dễ hiểu nhưng phải chăng các nhà hoạt động điện ảnh Việt không “mặn mà” với Oscar. Trong khi thời gian này ngành văn hóa đang bận rộn với hai sự kiện lớn liên tiếp là Đại lễ và sau đó là LHP Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội lần thứ nhất? Có thông tin bên lề cho biết, nhiều thành viên hội đồng còn đang tất bật với hàng loạt công việc để chuẩn bị cho LHP Quốc tế Việt Nam nên không có thời gian xem phim? Không biết những thông tin ngoài lề này xác thực đến đâu, song nếu cử phim đi tham dự, điện ảnh Việt Nam gần như… chẳng mất gì, mà vẫn có ít nhất vài % cơ hội, dù mong manh…
Bẫy Rồng
Giao Lộ Định Mệnh
“Chuẩn” của Việt Nam và “chuẩn” của Oscar
Những năm gần đây, phim Việt đã chu du hầu khắp thế giới, đều đặn tham dự các hạng mục tranh giải và giành giải tại những Liên hoan phim (LHP) danh tiếng thế giới: LHP Cannes, LHP Venice… hay uy tín trong khu vực: LHP Châu Á – Thái Bình Dương, LHP Busan… Tuy vậy, có vẻ Oscar vẫn được xem là cái đích quá xa.
Nhật ký Bạch Tuyết
Những nụ hôn rực rỡ
Quả thật, trước kia, phim Việt không dám mơ tới Oscar bởi lẽ, trước năm 2005, Viện Hàn lâm Khoa học & Nghệ thuật Điện ảnh Hoa kỳ quy định, phim dự tranh Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất phải được chiếu thương mại tại Mỹ ít nhất 7 ngày. Cơ hội hiếm hoi cho phim Việt đã từng thuộc về Vua bãi rác của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, song không trở thành hiện thực vì VN đã chậm trễ trong việc làm thủ tục gửi phim…
Vua bãi rác
Sau năm 2005, quy định khắt khe nói trên được sửa thành: “Chiếu thương mại ít nhất 7 ngày liền tại nước sở tại, trong khoảng thời gian từ 1/10 của năm trước đến 30/9 của năm tiếp theo”. Và cũng từ Oscar 2006, Việt Nam chính thức nhận được thư mời tham dự tranh giải ở Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Năm 2006, Mùa len trâu, bộ phim hợp tác Việt – Bỉ – Pháp, đã được lựa chọn với “trích ngang” là hàng loạt giải thưởng tại các LHP quốc tế.
Video đang HOT
Chơi vơi
Năm đó, Mùa len trâu “trắng tay”. Trong khi đó phim Tsotsi – đại diện điện ảnh Nam Phi trở thành Phim nước ngoài xuất sắc. Bộ phim kể về tay anh chị giết người không gớm tay bỗng nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống con người, khi anh ta buộc phải chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh do mình bắt cóc. Theo lý giải thì “tuy là phim nói tiếng nước ngoài, nhưng câu chuyện trong Tsotsi không khác chuyện xảy ra tại Mỹ là bao. Đây là tiếng nói của tình cảm và trái tim con người”.
Chơi vơi
Nếu chiếu theo “chuẩn” này thì có vẻ câu chuyện của Mùa len trâu lại quá xa lạ! Sau đó, lần lượt các phim: Chuyện của Pao, Áo lụa Hà Đông, và Đừng đốt đã được Việt Nam gửi tham dự Oscar 2007, 2008 và 2010. “Mẫu số chung” của các phim là từng giành rất nhiều giải thưởng tại các LHP quốc tế và kể những câu chuyện Việt Nam. Nhưng những câu chuyện Việt này đều chưa đủ sức thuyết phục các nhà làm phim Mỹ để đến với bức tượng vàng Oscar.
Khi yêu đừng quay đầu lại
Trong khi đó, Quy chế Tuyển chọn phim tham dự Oscar Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất được ban hành năm 2007 nêu rõ: “Phim tham dự tuyển chọn quốc gia phải được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thẩm định và cho phép phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước; Phim thể hiện tính nhân văn sâu sắc và có những tìm tòi, sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật thể hiện; Ưu tiên cho những bộ phim đậm đà bản sắc dân tộc…”. Như vậy, với “cuộc chơi” Oscar, liệu “chuẩn” của ta đã phù hợp với “chuẩn” của Oscar dành cho hạng mục giải này?
Theo TT&VH
Singapore lập 'hat-trick' tại LHP quốc tế Việt Nam
Không có được chiến thắng áp đảo như số lượng phim tham gia nhưng "chủ nhà" Việt Nam cũng không phải ngậm ngùi chịu cảnh trắng tay.
Sau 5 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều sự kiện, Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất đã chính thức khép lại với lễ bế mạc diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia vào tối qua, 21/10.
"Ngôi sao" lớn nhất trong lễ bế mạc có lẽ là đạo diễn trẻ sinh năm 1983 của Singapore - Boo Junfeng. Không chỉ đoạt giải thưởng cá nhân Đạo diễn xuất sắc nhất, bộ phim Lâu đài cát của Junfeng còn giành giải thưởng quan trọng nhất của LHP là Phim truyện nhựa hay nhất. Có chủ đề về gia đình, Lâu đài cát được đánh giá là xúc động và thân thuộc mà bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó. Được đào tạo tại các trường điện ảnh của cả Singapore và Tây Ban Nha, phần lớn các tác phẩm của Boo Junfeng đều tập trung vào các vấn đề xã hội như sự xa lánh, quan hệ họ hàng, tình yêu và tình dục. Phim của Junfeng từng được đón nhận nồng nhiệt tại một số liên hoan phim quốc tế như Berlin, Rotterdam hay Clemont-Ferrant.
Trong khi đó, điện ảnh Việt Nam cũng có được 2 giải thưởng. Đó là giải Phim tài liệu xuất sắc nhất dành cho Luôn ở bên con của đạo diễn Nguyễn Thị Kim Hải và giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Nhật Kim Anh cho vai diễn trong Long thành cầm giả ca. Nói về bộ phim đoạt giải tài liệu xuất sắc nhất, thành viên ban giám khảo, ông Juhani Alanen, cho biết Luôn ở bên con là bộ phim nói về số phận mỏng manh của con người, gây xúc động mạnh và thậm chí, có giám khảo đã không cầm được nước mắt khi xem phim. Hơn nữa, đây là tác phẩm tài liệu đầu tay của đạo diễn Nguyễn Thị Kim Hải với nhiều sự nỗ lực nên BGK đã hoàn toàn đồng thuận trong quyết định của mình.
Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất là một điều bất ngờ của LHP năm nay do BGK đã quyết định trao đồng giải chứ không phải là một như dự kiến ban đầu. Ngoài Nhật Kim Anh, nữ diễn viên đoạt giải còn lại là Tiết Khải Kỳ của Hong Kong với vai diễn trong bộ phim Câu lạc bộ chia tay.
Ở hạng mục dành cho nam, nam diễn viên người Malaysia Ah Nui đã chiến thắng với vai diễn trong Kem Kacang và tình yêu trẻ con. Không chỉ là diễn viên chính, Ah Nui còn là đạo diễn của bộ phim thú vị này. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ đa tài đã không có mặt ở Hà Nội để nhận giải.
Ngoài 6 giải chính thức, LHP quốc tế Việt Nam lần thứ nhất còn có 3 giải phụ. Đây là giải thưởng độc lập do các nhà tài trợ thực hiện. Tiêu chí chấm giải và kết quả do chính nhà tài trợ quyết định và không liên quan tới ban tổ chức.
Giải thưởng của mạng lưới khuyến khích điện ảnh châu Á NETPAC đã được trao cho bộ phim Lâu đài cát. Đây là giải thưởng thứ 3 mà Lâu đài cát có được tại LHP quốc tế Việt Nam. Trong khi đó, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nam diễn viên Lương Mạnh Hải giành giải thưởng Kịch bản xuất sắc nhất của Technicolor cho Hotboy nổi loạn hay câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt. Đây là một dự án dự kiến bấm máy vào năm 2011 của "cặp đôi" đạo diễn - diễn viên nổi tiếng qua các bộ phim như Bỗng dưng muốn khóc, Ngôi nhà hạnh phúc. Giải phụ cuối cùng là Phim Pháp hay nhất do khán giả bình chọn do tổ chức quảng bá phim Pháp trên toàn cầu UniFrance khảo sát đã thuộc về Nhóc Nicholas. Giải thưởng trị giá 10.000 USD này sẽ được trao cho nhà phát hành phim Nhóc Nicholas ở Việt Nam. Số tiền trên sẽ được dùng vào việc hỗ trợ nhà phát hành đưa Nhóc Nicholas ra rạp và lên truyền hình Việt Nam.
Một số hình ảnh tại lễ bế mạc và trao giải:
Toàn bộ số tiền bán vé thu được là 150.680.000 đồng sẽ được dùng để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. Trong ảnh, ông Lại Văn Sinh - trưởng ban tổ chức LHP quốc tế Việt Nam - trao số tiền tượng trưng cho bà Hà Thị Liên, Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
NSND Như Quỳnh và những lời tri ân gửi tới cố đạo diễn tài năng Hồng Sến
NSND Lê Khanh và ông Juhani Alanen - Giám đốc LHP Tampere và là thành viên BGK phim Tài liệu & Phim ngắn - công bố giải Phim tài liệu hay nhất
Giải Phim tài liệu hay nhất đã được trao cho Luôn ở bên con của đạo diễn nữ Nguyễn Thị Kim Hải
Năm 2009, tham gia Trại sáng tác Atelier Varan (Pháp) tại Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của đạo diễn André Va In, Kim Hải thực hiện Luôn ở bên con. Đây là bộ phim tài liệu đầu tay của nữ đạo diễn sinh năm 1982.
Ngô Ngạn Tổ và Tăng Thanh Hà đứng trên sân khấu chia sẻ những cảm xúc về LHP
Ngô Ngạn Tổ bày tỏ sự phấn khích khi được chứng kiến tình yêu điện ảnh của khán giả Việt Nam khi có rất nhiều người đến rạp xem phim. Ngôi sao Hong Kong hy vọng sẽ được trở lại Việt Nam trong một ngày không xa
Đạo diễn Đặng Nhật Minh và ông Francois Cantonne - nhà quay phim người Pháp và là thành viên BGK Phim truyện nhựa - trao giải Nam diễn viên xuất sắc nhất
Giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất được trao cho Ah Niu trong bộ phim Kem Kacang và tình yêu trẻ con của Malaysia. Tuy nhiên, nam diễn viên này đã không thể có mặt tại LHP và đại diện Đại sứ quán Malaysia lên nhận thay
Giải Nữ diễn viên chính được đồng trao cho 2 diễn viên là Tiết Khải Kỳ trong bộ phim Câu lạc bộ chia tay của Hong Kong và Nhật Kim Anh trong phim Long thành cầm giả ca của Việt Nam. Tiết Khải Kỳ không có mặt nên đạo diễn Barbara Wong (bên phải) lên nhận giải thay.
Nhật Kim Anh là một bất ngờ của LHP năm nay. Xuất thân là một ca sĩ, Long thành cầm giả ca cũng mới chỉ là bộ phim nhựa đầu tiên trong nghiệp diễn của Kim Anh
Đỗ Hải Yến và ông Marco Mueller - Giám đốc LHP Venice và là thành viên BGK Phim truyện nhựa công bố giải Đạo diễn xuất sắc nhất
Giải Đạo diễn xuất sắc nhất được trao cho Boo Junfeng - đạo diễn phim Lâu đài cát của Singapore
Khai thác chủ đề về gia đình, Lâu đài cát được đánh giá là xúc động và khiến người ta nhớ mãi.Boo Junfeng còn khá trẻ, anh sinh ngày 04/12/1983
Đạo diễn Phillip Noyce và nữ diễn viên người Hàn Quốc Kang Su Yeon là người công bố giải Phim truyện nhựa hay nhất - giải thưởng quan trọng nhất của LHP
Giải Phim truyện nhựa hay nhất đã được trao cho Lâu đài cát của đạo diễn Boo Junfeng của Singapore. Đạo diễn 27 tuổi này chính là "ngôi sao" của LHP quốc tế Việt Nam.
Ngoài 2 giải thưởng chính thức của LHP, Lâu đài cát còn đoạt giải phụ của mạng lưới khuyến khích điện ảnh châu Á NETPAC
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng - diễn viên Lương Mạnh Hải nhận giải thưởng Kịch bản xuất sắc nhất của Technicolor cho dự án phim Hotboy nổi loạn hay câu chuyện về thằng cười, gái điếm và con vịt
2 thành viên của tổ chức quảng bá điện ảnh Pháp trên toàn cầu UniFrance công bố giải Phim Pháp hay nhất do khán giả bình chọn. Giải thưởng đã thuộc về bộ phim Nhóc Nicholas
Một số màn trình diễn trong đêm bế mạc LHP:
Nhà báo Lại Văn Sâm và Ngô Mỹ Uyên là người dẫn chương trình của đêm bế mạc
Tiết mục múa mở màn
Mỹ Tâm thể hiện ca khúc nhạc Pháp Khi xưa ta bé
Màn kết hợp độc đáo giữa nghệ sĩ Thúy Hường và Hồ Hoài Anh
Hồng Giang - Kim Thái
Theo BĐVN
Nhật Kim Anh bất ngờ đoạt giải 'Nữ diễn viên xuất sắc' Với vai Cầm trong phim "Long thành cầm giả ca", Nhật Kim Anh bất ngờ đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất. Chưa bao giờ là một diễn viên được đánh giá cao, ngay cả với vai diễn trong Long Thành cầm giả ca, Nhật Kim Anh cũng không thu hút được nhiều...