Việt Nam không thắng bằng sức mạnh bùa chú
Việt Nam chiến thắng địch bằng chính nghĩa, lòng yêu nước, con người cần cù, sáng tạo, không phải bằng sức mạnh nào mang tính bùa chú.
Chiều nay, 26/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2013, do Bộ trưởng Vũ Đức Đam, người phát ngôn của Chính phủ chủ trì. Tại đây, người phát ngôn Chính phủ đã thông tin về nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Tại cuộc họp, PV đặt câu hỏi về vấn đề có tính chất bùa chú, mê tín dị đoan được dư luận quan tâm gần đây như “hòn đá lạ” tại đền Hùng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, di tích dền Hùng là nơi giỗ tổ của đất nước, đây còn là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Quản lý di tích này, đã được quy định của Pháp luật về quản lý di tích.
Cũng theo ông Đam, Tín ngưỡng tờ cúng tổ tiên của Việt Nam là truyền thống tốt đẹp, mang đậm nét văn hóa. Chúng ta thường nghe câu tôn vinh đời trước, làm sáng đời sau. Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đậm đà bản sắc văn hóa. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không phải là mê tín dị đoan.
Bộ trưởng Đam cho rằng, dân tộc Việt Nam ta mấy nghìn năm lịch sử, vượt qua thiên tai, địch họa gây dựng đất nước. Đến ngày hôm nay, chúng ta luôn bảo vệ chủ quyền đất nước, giành chiến thắng trước kẻ địch mạnh hơn. Bởi chúng ta có chính nghĩa, lòng yêu nước, con người cần cù, sáng tạo. Chúng ta chiến thắng bằng sức mạnh đó, không phải bằng sức mạnh nào mang tính bùa chú.
Hòn đá lạ ở Đền Hùng (Ảnh: Văn Đức)
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói thêm về một vấn đề khác được dư luận khá qua tâm thời gian qua. Đó là câu chuyện gây tranh cãi về phương án xây cầu vượt nút giao Ô Chợ Dừa được cho là xâm phạm di tích Đàn Xã Tắc.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, việc bảo vệ các di sản, truyền thống văn hóa và yêu cầu phát triển là hai mặt của một vấn đề, không thể nói mặt nào quan trọng hơn mặt nào.
Video đang HOT
Vấn đề này thuộc thẩm quyền trực tiếp của Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào.
“Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc là vi phạm Luật Di sản. Quan điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật. Hà Nội quyết định việc đó và hôm nay có ý kiến như vậy, Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời có vi phạm hay không. Nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức”, ông Đam nói.
Nút giao Xã Đàn – Nguyễn Lương Bằng (qua Đàn Xã Tắc) (Ảnh: Văn Đức)
Cũng tại cuộc họp báo PV đặt câu hỏi về dự định của một công ty Thái Lan đầu tư dự án lọc dầu 27 tỷ USD vào Bình Định. PV hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương đã báo cáo lên Chính phủ hay chưa? Quan điểm của Chính phủ về dự án này?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam cho rằng, dự án này đã được báo cáo Chính phủ ở góc độ là xem xét cho các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu lập dự án. Khi hoàn tất các bước trình lên Chính phủ, Chính phủ sẽ cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng đến việc thu hút đầu tư.
Đồng thời, riêng đối với lọc dầu, cũng phải có nhiều yếu tố đặc thù cần phải xem xét, ví dụ lọc dầu đảm bảo công nghệ như thế nào. Chính phủ luôn cân nhắc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có quy mô lớn muốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế, đặc biệt là lợi thế đường biển. Chính phủ sẽ xem xét một cách khách quan, nếu thấy dự án đáp ứng yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì Chính phủ sẽ ưu tiên cho nhà đầu.
Theo ông Đam, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu thì đương nhiên chúng ta sẽ có những ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nhau để nhà đầu tự quyết đinh có đầu tư không. Còn dự án phóng viên vừa nêu, ở thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu.
Theo 24h
Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu
Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ, lúc đưa hòn đá vào Đền Hùng đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh.
Những ngày diễn ra lễ hội Đền Hùng 2013, hòn đá "lạ" tại đền Thượng (Khu di tích Đền Hùng) tạo sự chú ý của dư luận. Hòn đá cao khoảng 50cm, bề rộng khoảng 35cm, hình cánh buồm, được gia cố khá lạ mắt. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp. Nhiều người dân đồn thổi rằng hòn đá này là một dạng bùa yểm.
Điều đáng nói, ngay cả những người quản lý khu di tích Đền Hùng hiện tại cũng không biết ý nghĩa của hòn đá "lạ". Trong khi đó, bất kỳ món đồ nào trong Đền Hùng đều có hồ sơ quản lý, chỉ trừ hòn đá "lạ" này.
Ngay sau khi lễ hội Đền Hùng vừa kết thúc, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VH - TT - DL tỉnh Phú Thọ lên tiếng về hòn đá "lạ".
ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VHTT- DL tỉnh Phú Thọ
Ông Ân cho biết, hòn đá ở Đền Hùng được một người dân cung tiến năm 2009, khi tu sửa đền. Điểm "lạ" nhất của hòn đá là những hình vẽ chằng chịt và ký tự cổ. Chỉ những nhà chuyên môn mới hiểu được ý nghĩa của những hình vẽ trên hòn đá, nhưng lúc đưa vào đền đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh Phú Thọ.
Cũng theo vị Giám đốc sở này, những người có liên quan đến việc đưa hòn đá vào đền năm 2009 đã có giải trình với UBND tỉnh Phú Thọ. Đó là các ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng - người tiếp nhận hòn đá vào đền; ông Nguyên Minh Thông, Giám đôc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông - người được xem là tác giả của hòn đá.
Trên hòn đá có nhiều kí tự cổ, họa tiết phức tạp
Theo giải trình của các vị trên, khi sửa nên Đên Thượng, cán bô và công nhân phát hiên có môt viên gạch lạ, có in chữ Hán. Có ý kiên là viên gạch này tựa như bùa yêm xâu. Do vậy, sau khi hoàn thành tu sửa nên có đá đặt ở Đên đê trân yêm "phản" lại viên gạch yêm xâu kia. Đó là lý do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông của ông Nguyên Minh Thông đã tìm môt viên đá ngọc xanh đặt ở đên Hùng.
Phó Giám đốc sở Nguyễn Ngọc Ân thừa nhận, hiện có nhiều ý kiến xung quanh hòn đá "lạ". Có ý kiến cho rằng, nên có hội thảo bàn bạc về hòn đá "lạ" này. Có ý kiến cho rằng, nên rời bỏ hòn đá lạ khỏi Đền Hùng, không nên sa vào tranh luận. Điều quan trọng nhất là ai cho phép đưa vật lạ vào di tích, nếu cho phép thì dựa trên cơ sở nào?
Nhiều người dân hiếu kỳ xem hòn đá và rải cả tiền
Theo ông Ân, khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt, mọi việc trùng tu, tôn tạo đều phải tuân theo luật di sản. Do đó không thể muốn đưa cái gì vào là được hoặc nói bỏ cái gì đi là bỏ được ngay. UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng mời các nhà khoa học nghiên cứu về hòn đá "lạ".
"Ngay sau lễ hội kết thúc chúng tôi sẽ tổ chức ngay việc đánh giá, sau đó đưa ra hướng xử lý. Tất nhiên, trong quá trình tôn tạo nếu có gì nhầm lẫn, chúng ta có thể sửa", ông Ân nói.
Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, trong 7 ngày lễ hội diễn ra, (từ 4 đến10/3 âm lịch), ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng một triệu lượt du khách về giỗ tổ.
Theo BTC lễ hội, năm nay an ninh trật tự và các hoạt động dịch vụ được quản lý khá tốt. Tuy giá các dịch vụ tăng nhẹ nhưng đại đa số người bán hàng bán đúng giá niêm yết, không "chặt chém" khách. Đội kiểm tra liên ngành đã kiểm tra, nhắc nhở trên 300 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; xử phạt hành chính 3 trường hợp vi phạm. Lễ hội Đền Hùng cũng không có người hành khất, tệ nạn xã hội được hạn chế tới mức thấp nhất.
Tuy nhiên, một vài hình ảnh xấu còn tồn tại như bán vàng mã, đổi tiền, xả rác bừa bãi,... Các hoạt động dịch vụ ngoài khu di tích chưa được coi trọng, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ cho khách đến dâng hương. Ngoài ra, trong ngày khai hội 4/3 và ngày Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng 10/3 có ùn tắc đường cục bộ. Đây là bài học kinh nghiệm để ban tổ chức lưu ý cho những lần tổ chức về sau.
Theo 24h
Đền Hùng, đất thiêng không cần yểm! Trước vụ việc hòn đá lạ xuất hiện tại đền Thượng thuộc quần thể Đền Hùng (Phú Thọ) gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng khẳng định, vùng đất này rất linh thiêng, không cần yểm. Dù chỉnh sửa một chữ cũng phải có hồ sơ, tuy nhiên, hòn đá lạ...