Việt Nam không tham gia liên minh quân sự là chính sách quốc phòng đúng đắn

Theo dõi VGT trên

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2019, trong đó nêu rõ quan điểm nhất quán không tham gia liên minh quân sự, đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế.

Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động cho rằng đó là “hành động tự trói”, không phù hợp với xu thế của thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cần phải thay đổi. Thực chất đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá đường lối đối ngoại và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta.

Việt Nam không tham gia liên minh quân sự là chính sách quốc phòng đúng đắn - Hình 1

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là một minh chứng điển hình cho việc phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thị sát bên trong tàu ngầm Hải Phòng (Lữ đoàn Tàu ngầm 189), trong chuyến thăm, làm việc với các đơn vị Vùng 4 Hải quân, năm 2016) _Ảnh: TTXVN

Phải chăng không liên minh quân sự là đi ngược lại xu thế của thời đại?

Liên minh quân sự là sự liên kết hoạt động quân sự giữa hai hoặc nhiều nước hay tập đoàn chính trị trên cơ sở thống nhất về mục đích và lợi ích. Liên minh quân sự có thể tổ chức thành khối quân sự hoặc chỉ là đơn vị chiến đấu chung. Tùy thuộc vào mục đích chính trị, liên minh quân sự có thể là tiến bộ hay phản động, tự vệ hay xâm lược (1). Lịch sử quân sự và chiến tranh trên thế giới cho thấy, liên minh quân sự là một hiện tượng khá phổ biến giữa các quốc gia, có thể là nhất thời trong những giai đoạn ngắn, nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài. Tựu trung, tính bền vững của một liên minh quân sự phụ thuộc vào cục diện quan hệ quốc tế hiện hành và mục đích, tính toán cụ thể của mỗi quốc gia tham gia liên minh. Nhân loại đã từng biết đến nhiều kiểu loại và cấp độ liên minh quân sự khác nhau: Có liên minh nhằm bảo vệ hòa bình, tự vệ, chống xâm lược; có liên minh để xâm lược, nô dịch quốc gia khác; có liên minh giữa các lực lượng, các dân tộc hoặc giữa các quốc gia, các khu vực; có liên minh ở dạng gián tiếp, hỗ trợ, răn đe; có liên minh dạng trực tiếp tham chiến. Ngoài ra, còn có cả liên minh quân sự dựa trên sự hòa hoãn tạm thời hoặc giả bộ hoãn binh, “tọa sơn quan hổ đấu”; thậm chí trong một số tình huống cụ thể, liên minh còn là “vỏ bọc” để nước này bất ngờ tấn công một nước khác.

Thời gian vừa qua, khi Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng 2019 và trước những diễn biến phức tạp trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo, một số người núp dưới danh nghĩa “tư vấn”, “góp ý kiến”, đã đưa ra yêu sách, đòi hỏi phi lý rằng Việt Nam phải nhanh chóng thiết lập và tham gia liên minh quân sự với nước ngoài, rằng không liên minh quân sự là đi ngược lại xu thế của thời đại. Họ “lập luận” rằng, các lực lượng vốn là cựu thù của Việt Nam trước đây thì trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đã trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam; trái lại, có nước tuy là đối tác của Việt Nam nhưng đang có mưu đồ, dã tâm thôn tính lãnh thổ Việt Nam. Họ “biện bạch” rằng, trong thời đại toàn cầu hóa, không liên minh quân sự là lỗi thời, lạc hậu. Thế giới đã chứng kiến có những thế lực từng là kẻ thù của nhân loại thì trong giai đoạn mới này đang có những liên minh, liên kết chặt chẽ để khẳng định vị thế, vai trò, “tiếng nói” quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Do đó, họ ra sức “khuyên can”, “hiến kế” với Đảng, Nhà nước ta nên liên minh quân sự, bằng mọi giá phải liên kết với nước này thì mới kiềm chế, đối phó được với nước kia để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Không tham gia liên minh quân sự là “đường lối sai lầm”, “đối sách nhu nhược”, tự dâng non sông cho nước khác, tự cô lập mình, tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn trong bảo vệ Tổ quốc. Thậm chí, họ còn suy diễn đây là một trong những “điều khoản thỏa thuận” được ký kết giữa Việt Nam với một số nước mà ta đang chịu sự “chi phối”, “lệ thuộc”; từ đó “kiến nghị”, đòi hỏi lực lượng vũ trang nhân dân cần phải thay đổi, xác định lại đối thủ, không biến “thù” thành “bạn” hoặc coi “bạn” là “thù”…

Liệu đây có phải là điều cần thiết đối với Việt Nam lúc này hay không? Phải chăng chỉ có liên minh quân sự mới bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia – dân tộc? Không quá khó để tìm ra lời giải cho những câu hỏi trên khi bóc gỡ “màn kịch” vụng về của những kẻ mưu toan “đục nước béo cò”, tìm cách hướng lái Việt Nam sang “quỹ đạo khác” trong thực hiện chính sách quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ cho những dã tâm thâm hiểm của chúng. Thực chất đó là những hành động “mượn gió bẻ măng”, “hoa ngôn xảo ngữ”, kích động sự chống phá trong dư luận xã hội. Một số người do ngộ nhận, thiếu thông tin chính xác, đầy đủ nên “té nước theo mưa” bình luận, tung hô, đã vô tình cổ xúy, hùa theo với những nghi vấn “vì sao không liên minh quân sự nếu như đất nước có chiến tranh thì sao?” hay như vậy có phải là “tự hạn chế sức mạnh, trói buộc mình trước những liên minh xâm lược không?” mà không hề biết đó là thủ đoạn nham hiểm, mưu mô do các thế lực thù địch, phản động bày ra. Nhiều bài học trong lịch sử về tham gia liên minh quân sự nhưng bị chính các đồng minh phản bội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia đến nay vẫn còn nguyên giá trị hiện thực.

Việt Nam không tham gia liên minh quân sự là chính sách quốc phòng đúng đắn - Hình 2

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không xuất phát từ tham gia liên minh quân sự mà là sức mạnh nội lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường (Trong ảnh: Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-9-2020) _Ảnh: TTXVN Liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới không tham gia liên minh quân sự và liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay . Đây là quan điểm nhất quán và sự khẳng định đó xuất phát từ một số lý do cơ bản:

Thứ nhất, liên minh quân sự tuy là một vấn đề khá phổ biến với nhiều nước nhưng luôn bao hàm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tính hai mặt của liên minh quân sự luôn đan xen, chuyển hóa lẫn nhau, gây nguy hại đến mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và an ninh của các quốc gia, các khu vực và toàn thế giới. Trong đó, về mặt tích cực, liên minh quân sự có thể làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường để thực hiện các chiến lược chiến tranh hay chiến dịch quân sự cả trong tiến công và phòng ngự; tạo thêm uy tín, vị thế và sức mạnh cho quốc gia tham gia liên minh. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, liên minh quân sự trực tiếp khiến căng thẳng gia tăng, làm xuất hiện tình trạng đối đầu giữa các nước trong và ngoài liên minh, nhất là khi giữa các nước, các khối quân sự vốn có những mâu thuẫn về lợi ích. Khi hai quốc gia cùng tham gia một liên minh có thể bị một nước thứ ba coi đó là hành động thù địch và hệ quả rất khó lường. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các nước, các khối quân sự công khai hoặc ngầm gia tăng tiềm lực, thực lực, chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, tạo cớ; kéo quốc gia, khu vực và cả nhân loại đến gần hiểm họa chiến tranh. Ngoài ra, nếu tham gia liên minh quân sự có thể dẫn đến nguy cơ bị tấn công bất ngờ bởi chính các đồng minh nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt, khi tham gia liên minh, các nước tuy nằm trong một khối quân sự chung nhưng luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của nước lớn, có tiềm lực mạnh trong liên minh và phải tuân thủ các nguyên tắc của liên minh, kể cả khi nguyên tắc ấy không phù hợp với lợi ích quốc gia mình. Mỗi thành viên, nhất là các nước nhỏ yếu sẽ không còn sự độc lập, tự chủ về những vấn đề cơ bản của quốc gia mà dễ trở thành “con tốt trên bàn cờ” để các nước lớn, các tập đoàn quân sự hùng mạnh thỏa hiệp với nhau, thực thi chính sách lôi kéo, ép buộc, khống chế các nước nhỏ trong liên minh. Trong khi thực tế không có nước nào chấp nhận hy sinh lợi ích của dân tộc mình vì lợi ích của nước khác, kể cả nước đó là đồng minh chiến lược của mình. Thêm nữa, nguyên nhân dẫn đến xung đột, leo thang quân sự ở nhiều nơi trên thế giới xuất phát từ việc chính phủ và người dân ở những nơi này không đề cao nguyên tắc độc lập dân tộc, quyền tự quyết của quốc gia, mà lại trông chờ sự cứu giúp của các lực lượng bên ngoài. Đằng sau sự giúp đỡ tưởng như vô tư đó là hàng loạt toan tính, mưu đồ, tham vọng về lợi ích, quyền lực của các cường quốc. Theo đó, hòa bình, ổn định chưa thấy mà hậu quả là sự chia cắt, bất ổn, nội chiến, “nồi da nấu thịt”,… hiện hữu, kéo lùi sự phát triển của đất nước. Và như vậy, “lợi bất cập hại”, “hại” sẽ nhiều hơn “lợi” khi tham gia liên minh quân sự, nhất là trong giữ vững độc lập, tự chủ, môi trường hòa bình, ổn định của đất nước.

Video đang HOT

Thứ hai, liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.Việc tham gia liên minh hay không, liên minh với nước nào, lúc nào, như thế nào, để làm gì, liên minh đến đâu là tùy thuộc các yếu tố khách quan, chủ quan của từng thời kỳ lịch sử; phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc và nhất là phụ thuộc rất lớn vào chính sách quốc phòng cũng như các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước đó. Liên minh quân sự không phải là tất yếu và cũng không hề có cái gọi là bắt buộc phải liên minh quân sự giữa các nước. Trong lịch sử, đã có việc một số nước lớn lợi dụng liên minh quân sự để thỏa hiệp, mặc cả, đổi chác với nhau vì lợi ích dân tộc hẹp hòi của họ; thông qua viện trợ quân sự để có những động thái chi phối, tác động đến hoạt động quốc phòng, phương thức tác chiến của quân đội ta. Cho nên, việc tìm kiếm hay tham gia các liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu, hiệu quả để bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể dựa vào bất kỳ liên minh nào, hiệp ước nào, càng không thể trông chờ vào nước ngoài mà phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực của đất nước, con người Việt Nam. Do đó, chúng ta không lựa chọn và cũng không chủ trương tham gia liên minh quân sự hoặc dùng liên minh quân sự để bảo vệ Tổ quốc. Trong bảo vệ Tổ quốc, chúng ta nhất quán chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu và bị cô lập, lệ thuộc; tăng cường sự hiểu biết, xây dựng sự đồng thuận và lòng tin quốc tế, mở rộng mặt đồng thuận để thu hẹp, rút ngắn mặt mâu thuẫn, khác biệt; thực hiện vừa hợp tác, vừa đấu tranh; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng đối ngoại quốc phòng với nhiều quốc gia trên thế giới ở những mức độ khác nhau dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng phát triển. Những biện pháp vừa cương quyết, vừa khéo léo, mềm dẻo của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế có liên quan đến lợi ích quốc gia – dân tộc đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối đối ngoại quốc phòng và xử lý các vấn đề tranh chấp. Nếu tham gia liên minh quân sự sẽ phải chấp nhận để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, sử dụng một phần lãnh thổ, trở thành “bàn đạp” để nước ngoài phát động chiến tranh xâm lược nước khác, rất dễ bị lôi kéo vào mâu thuẫn, xung đột giữa các nước. Tham gia liên minh quân sự nghĩa là đi theo bên này và có thể đối đầu với các bên khác, tức là đã chuốc thêm kẻ thù. Chúng ta không đứng về bên nào, chỉ đứng về phía hòa bình, công lý, lẽ phải và tiến bộ theo luật pháp quốc tế. Cho nên, những ý kiến cho rằng, Việt Nam phải tham gia liên minh quân sự bằng cách “bắt tay” với nước ngoài để “giữ lấy Biển Đông” là không phù hợp, trái với đường lối, quan điểm của Đảng, đi ngược lại xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển mà Việt Nam kiên trì theo đuổi. Thực chất, đây là âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch, núp bóng vỏ bọc “yêu nước”, “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” mà chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện, đấu tranh kiên quyết, không để bị lừa gạt, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc.

Thứ ba, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không xuất phát từ tham gia liên minh quân sự mà là sức mạnh nội lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Việt Nam xây dựng nền quốc phòng dựa trên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, lấy sức mạnh nội lực của dân tộc là chính, coi trọng xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần, sự đoàn kết thống nhất, cả nước đồng lòng, toàn dân một ý chí. Đó chính là việc quy tụ “ý Đảng, lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Phát huy sức mạnh chính nghĩa thống nhất với bản chất tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và lòng nhân ái, khoan dung của người Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là một minh chứng điển hình cho việc phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn ấy còn khẳng định một chân lý: Khi nào kiên định nguyên tắc độc lập, tự chủ, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, “cả nước chung sức”, “trên dưới đồng lòng”, “anh em hòa mục” thì chủ quyền đất nước được giữ vững và ngược lại. Trong tiến trình cách mạng của dân tộc, có lúc chúng ta liên minh chiến đấu cùng chống lại kẻ thù chung và xem đây là một trong những phương thức để bảo vệ Tổ quốc ở những thời điểm nhất định (2). Trong giai đoạn mới hiện nay, chúng ta tiếp tục “phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” (3);kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Quán triệt và vận dụng đúng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, kiên định về nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược; đan xen lợi ích và duy trì quan hệ cân bằng với các nước lớn; không để đất nước rơi vào thế bị bao vây, cô lập, lệ thuộc; thực hiện tốt vai trò là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đây không những là bài học kinh nghiệm quý báu, mà còn là yếu tố căn bản, cội nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam không tham gia liên minh quân sự là chính sách quốc phòng đúng đắn - Hình 3

Việt Nam xây dựng nền quốc phòng dựa trên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, lấy sức mạnh nội lực của dân tộc là chính, coi trọng xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần, sự đoàn kết thống nhất, cả nước đồng lòng, toàn dân một ý chí (Trong ảnh: Chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 113 luyện tập ngụy trang hòa lẫn với môi trường xung quanh khi đột nhập mục tiêu) _Ảnh: TTXVN Thứ tư, không tham gia liên minh quân sự bởi quốc phòng Việt Nam “mang tính chất hòa bình và tự vệ” (4) . Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách quốc phòng “bốn không”: “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” (5). Kiên trì đường lối quốc phòng với mục đích tự vệ và tính chất hòa bình, chính nghĩa, tiến bộ, phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia, dân tộc theo nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Một mặt, chúng ta lên án, phản đối các hành động gây hấn, tạo cớ, xung đột, chạy đua vũ trang; mặt khác, chúng ta luôn chủ trương không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tránh những va chạm không cần thiết, giữ vững quan điểm, không để bị các đối tượng nước ngoài khiêu khích, kích động, thỏa hiệp với nhau xâm phạm lợi ích quốc gia – dân tộc hoặc lôi kéo, khống chế, gây sức ép với nước khác tiến hành phát động chiến tranh ủy nhiệm đối với Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh, kiên trì giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật và thông lệ quốc tế; đồng thời, sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc nếu bị xâm phạm. Đây là vấn đề cốt lõi để xây dựng lòng tin, là cơ sở đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới, khẳng định rõ khát vọng và thiện chí cùng chung sống hòa bình, hợp tác, phát triển của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Thực hiện nhất quán đường lối tăng cường hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng, nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung

Chính sách quốc phòng không liên minh quân sự không phải bất biến, cứng nhắc mà luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Hiện tại, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để quản trị được tình hình an ninh, không để phát sinh xung đột và xảy ra chiến tranh; nhưng khi đất nước xảy ra nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà nước sẽ hoạch định những chiến lược, chính sách quốc phòng phù hợp. “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” (5). Tăng cường hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo phương châm “tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả” để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, giải quyết các thách thức an ninh chung và luôn coi đó là kế sách giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình. Là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế; đồng thời, tích cực hợp tác cùng các quốc gia khác để giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên. Việt Nam đánh giá cao vai trò của Liên hợp quốc trong các hoạt động giải trừ quân bị, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chạy đua vũ trang, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi trong quan hệ với các nước theo luật pháp quốc tế; hoan nghênh và ủng hộ những sáng kiến nhằm ngăn chặn việc phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Việt Nam luôn nỗ lực tham gia giải quyết các vấn đề chung của khu vực, thế giới; tích cực, chủ động đóng góp nhiều sáng kiến, định hình cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh phù hợp với khả năng và lợi ích của quốc gia, nhất là với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; mở rộng phạm vi, quy mô tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác. Coi trọng và từng bước tham gia các cơ chế quốc phòng, an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu (EU). Tham gia sâu rộng Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Đối thoại Shangri-la, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM, ADMM ).

Việt Nam không tham gia liên minh quân sự là chính sách quốc phòng đúng đắn - Hình 4

Các chiến sĩ “Mũ nồi xanh” thuộc Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam làm nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Nam Sudan _Nguồn: baotintuc.vn Ở cấp độ toàn cầu, từ năm 1991, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) và từ năm 2014, Việt Nam tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết với các nước; đồng thời, thiết lập và duy trì đường dây nóng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng các nước để trao đổi thông tin, giải quyết những vấn đề tồn đọng. Đến nay, chúng ta đã cử nhiều lực lượng (trong đó có 37 sĩ quan quân đội) tham gia các Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Xu-đăng; tổ chức triển khai hai bệnh viện dã chiến cấp hai (mỗi bệnh viện có biên chế gồm 63 quân nhân) tại phái bộ Nam Xu-đăng và đang tích cực chuẩn bị đội công binh để triển khai theo yêu cầu của Liên hợp quốc. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ đối ngoại quốc phòng với trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặt văn phòng Tùy viên quân sự tại Liên hợp quốc và 37 quốc gia khác; có 49 quốc gia đặt văn phòng Tùy viên quân sự tại Việt Nam (6). Việt Nam cùng các quốc gia khác tổ chức thành công nhiều đợt huấn luyện, diễn tập thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, chống dịch bệnh; diễn tập về an ninh hàng hải và chống khủng bố tại nhiều quốc gia, như Ấn Độ, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan; tham gia giao lưu, kết nghĩa biên cương thắm tình hữu nghị với các nước láng giềng;… Đây là những việc làm thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế./.

GS-TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TNMT): Luôn ưu tiên đầu tư cho con người

Ngày 17/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 3/10 hàng năm là Ngày truyền thống ngành khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam.

Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận những nỗ lực của ngành đóng góp vào sự phát triển bền vững đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành KTTV, phóng viên Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn GS-TS Trần Hồng Thái (ảnh) - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Không ngừng vươn lên

Trong hành trình 75 năm qua đó, ngành KTTV gặp phải những khó khăn, thách thức gì, thưa ông?

- Ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Giao thông Công chính (sau đổi thành Nha Khí tượng - Tổ chức tiền thân của Tổng cục KTTV ngày nay). Từ đó đến nay, trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành KTTV đã không ngừng vươn lên đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, phục vụ ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngành đã gặp không ít khó khăn khi thực hiện công tác điều tra cơ bản, dự báo, thông tin tư liệu KTTV, quan trắc môi trường không khí và môi trường nước trong điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới kỹ thuật chưa đồng bộ, mạng lưới trạm quan trắc còn thưa nên nguồn số liệu đầu vào phục vụ công tác dự báo vẫn còn khó khăn. Trong khi đó, mô hình dự báo chuyên dùng cho Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, do đó việc cải tiến và đa dạng hóa bản tin, chuẩn hóa mẫu bản tin đã được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng.

Hơn nữa, nhiều vấn đề khoa học công nghệ về dự báo trong nước và trên thế giới chưa thực hiện được như: Dự báo định lượng mưa lớn trong trường hợp cực đoan phạm vi hẹp; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất mới chỉ đạt được ở mức cảnh báo có nguy cơ trên một khu vực rộng, chưa cảnh báo được ở một vị trí cụ thể...

Ngành KTTV đã làm gì để nâng cao năng lực mạng lưới quan trắc phục vụ dự báo và phát triển các ngành kinh tế và đời sống xã hội, thưa ông?

- Với hoạt động tác nghiệp của ngành từ những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ người dân trong sinh hoạt thường nhật, đến những bản tin dự báo chuyên dùng cho các ngành kinh tế, sản xuất, như nông nghiệp, công nghiệp hay vận tải hàng không KTTV và các sản phẩm dịch vụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển bền vững và ổn định xã hội. Đến nay ngành KTTV đã và đang bảo quản tuyệt đối an toàn với 40 trạm có chuỗi số liệu dài 100 - 135 năm, hàng trăm trạm có chuỗi số liệu dài từ 20 - 50 năm, đó là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là nền tảng cho việc nghiên cứu khoa học, phục vụ chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, phòng chống thiên tai...

GS-TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TNMT): Luôn ưu tiên đầu tư cho con người - Hình 1

Các cán bộ Trạm khí tượng Sa Pa (Lào Cai) trao đổi nghiệp vụ quan sát và ghi thông số nhiệt quang ký (đo nắng hàng ngày). Ảnh: P.V

GS-TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TNMT): Luôn ưu tiên đầu tư cho con người - Hình 2

"Trong thời đại 4.0 này, để đưa ra những sản phẩm dự báo chính xác và kịp thời, các thiết bị máy móc đã được nâng cấp với công suất cao hơn, tự động hóa nhiều hơn, và vấn đề mấu chốt là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao".

GS - TS Trần Hồng Thái

Đặc biệt, để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, ngành KTTV định hướng hiện đại hóa các phần mềm, mô hình dự báo lũ, lũ quét, sạt lở đất trên cả nước; tối ưu mô hình hồ chứa bao gồm tích hợp quy trình vận hành liên hồ; tích hợp các mô hình vào hệ thống hỗ trợ dự báo thủy văn; thí điểm dự báo lũ dựa vào tác động; cảnh báo ngập lụt và ô nhiễm cho các đô thị lớn và khu vực đông dân cư...

Đào tạo nhân lực là giải pháp chủ yếu

- Cho đến nay hầu hết cac thanh tưu mơi cua nhân loại trong lĩnh vưc công nghê thông tin đa đươc ưng dung trong lĩnh vưc truyền tin KTTV: Hệ thống mạng LAN, Internet trong nôi bô, truyền tin vê tinh, GPRS... kết nối cac tram tư đông vơi trung tâm. Công nghê tính toan cung tưng bươc đươc phat triển như hê thống may tính hiêu năng cao, siêu may tính mini... Đến hôm nay, dự báo số trị luôn được phát triển và hiện nay là những mô hình dự báo được chạy trên nền tảng hệ thống siêu máy tính hiệu năng cao với tổng năng lực tính toán khoảng 16Tflops. Hàng ngày, hệ thống dự báo thời tiết số trị cung cấp từ 2 - 4 bản tin dự báo.

Đặc biệt, với công nghệ dự báo tổ hợp, các bản tin dự báo xác suất được đưa vào nghiệp vụ phục vụ hiệu quả cộng đồng với các bản tin dự báo thời tiết cực ngắn, dự báo mưa lớn trong những tình huống thời tiết nguy hiểm được các dự báo viên Trung tâm Dự báo KTTV nghiên cứu phát triển. Bên cạnh đó việc tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học, công nghệ trong nước khiến dự báo, cảnh báo của ViệtNam tiệm cận dần các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là dự báo bão, không khí lạnh, hạn hán, xâm nhập mặn...

Ngành KTTV đã và đang bảo quản tuyệt đối an toàn với 40 trạm có chuỗi số liệu dài 100 - 135 năm, hàng trăm trạm có chuỗi số liệu dài từ 20 - 50 năm.

Dự báo mưa, lũ ở mức khá trong khu vực và ở mức trung bình so với các nước tiên tiến. Minh chứng là WMO (Tổ chức Khí tượng thế giới - PV) đã giao Việt Nam hỗ trợ dự báo thời tiết nguy hiểm khu vực Đông NamÁ trong công tác dự báo, cảnh báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm như mưa lớn, gió mạnh, lũ quét. Lần đầu tiên đại diện của Việt Nam được WMO giới thiệu và được tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II châu Á (RAII). Đây là những thành quả nỗ lực của ngành KTTV Việt Nam trong suốt chặng đường 75 năm lịch sử.

Trong thời đại 4.0 này, để đưa ra những sản phẩm dự báo chính xác và kịp thời, các thiết bị máy móc đã được nâng cấp với công suất cao hơn, tự động hóa nhiều hơn, và vấn đề mấu chốt là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, chúng tôi luôn dành sự ưu tiên cho đầu tư vào con người, liên tục ưu tiên tuyển dụng cán bộ giỏi, có năng lực đồng thời tạo điều kiện tham gia các khóa học nâng cao, trao đổi kiến thức và công nghệ với các đối tác đào tạo...

Ngành đặt mục tiêu gì trong chặng đường sắp tới, thưa Tổng Cục trưởng?

- Trong giai đoạn sắp tới, ngành KTTV sẽ tập trung các nguồn lực để phát triển ngành đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và tự động hóa, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật KTTV trong phạm vi cả nước, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo KTTV, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai được dự báo là ngày càng phức tạp, khó lường.

Với định hướng đó, ngành KTTV lấy việc đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực làm giải pháp chủ yếu. Đồng thời, tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc quốc gia, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống trạm quan trắc tự động, nhằm bảo đảm thu nhập đầy đủ và chính xác các số liệu, đáp ứng yêu cầu cảnh báo, dự báo KTTV, phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, khai thác tài nguyên và môi trường.

Để thực hiện các mục tiêu đó, bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành KTTV đặt mục tiêu đưa ra những chính sách kêu gọi sự tham gia của khối kinh tế tư nhân trong công tác KTTV. Từ đó, tạo ra thị trường dịch vụ KTTV, làm sao tiến tới mục tiêu quan trọng là xã hội hóa ngành KTTV.

Xin cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phảiVụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải
20:31:27 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quanVụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan
13:33:43 02/02/2025
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc
18:41:47 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 TếtTài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết
07:16:43 03/02/2025
Công an tiết lộ tin nóng vụ ô tô lao xuống mương khiến 7 người tử vong, đã có kết quả nồng độ cồnCông an tiết lộ tin nóng vụ ô tô lao xuống mương khiến 7 người tử vong, đã có kết quả nồng độ cồn
14:18:24 03/02/2025
Về ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nướcVề ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nước
13:11:42 02/02/2025

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúmNhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm
23:32:33 03/02/2025

Tin mới nhất

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

14:24:13 03/02/2025
Phòng CSGT cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX đối với 375 trường hợp.
Đốt pháo nổ khi đến nhà người thân chúc Tết, một thanh niên tử vong

Đốt pháo nổ khi đến nhà người thân chúc Tết, một thanh niên tử vong

14:20:55 03/02/2025
Được biết, trong kỳ nghỉ Tết, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã vận động nhân dân giao nộp 33,5kg pháo nổ; đồng thời lực lượng chức năng xử lý hành chính 4 trường hợp đốt pháo trái phép
Người dân đợi hơn 5 tiếng vẫn chưa qua được phà Cát Lái để trở lại TPHCM

Người dân đợi hơn 5 tiếng vẫn chưa qua được phà Cát Lái để trở lại TPHCM

18:30:11 02/02/2025
Chiều mùng 5, hàng ngàn người dân từ các tỉnh thành quay trở lại TPHCM làm việc, học tập khiến sân bay Tân Sơn Nhất, phà Cát Lái và các cửa ngõ chật kín người.
9 ngày nghỉ Tết, cả nước có 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết, cả nước có 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

18:26:18 02/02/2025
Chiều 2/2, Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1 đến 10h ngày 2/2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

14:01:44 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế sẽ bị phạt nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

13:26:38 02/02/2025
Ngày 2/2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông báo về một trận động đất có độ lớn 3.1 vừa xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

09:11:31 02/02/2025
Tối 1/2, một lãnh đạo huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai thanh niên đuối nước và mất tích.
Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

09:01:52 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế ô tô có thể bị trừ tới 6 điểm giấy phép lái xe nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

07:00:24 02/02/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã phát hiện nam tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp khoảng 5 lần mức kịch khung trên cao tốc.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

06:53:44 02/02/2025
Tối 1/2 (mùng 4 Tết), xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 3 người bị thương, giao thông ùn tắc cục bộ.
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

03:00:38 02/02/2025
Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

19:03:32 01/02/2025
Tại hiện trường, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi. Mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường, may mắn vụ việc không gây thương vong về người.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

Sao châu á

23:37:47 03/02/2025
Sự ra đi bất ngờ của Từ Hy Viên để lại niềm xót thương vô hạn cho người thân, khán giả và cả những người đồng nghiệp thân thiết trong showbiz.
Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Sao việt

23:35:11 03/02/2025
Mỹ Tâm đăng ảnh cắm hoa thạch thảo tím. Nhan sắc nữ ca sĩ khiến fan xuýt xoa, khen như nàng thơ . Hoài Lâm gây chú ý bởi ngoại hình tiều tụy, xuống sắc.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.