Việt Nam không “thả nổi” để có miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19
Theo nhiều chuyên gia ý tưởng về thả nổi dịch Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng, để bảo vệ gián tiếp chỉ là lý thuyết. Về thực hành, không ai chọn cách làm này vì như vậy là “chấp nhận hy sinh”.
Mới đây truyền thông dẫn lời ông Patrick Vallance, cố vấn cao cấp nhất về khoa học của Chính phủ Anh về “ý tưởng miễn dịch cộng đồng”, rằng cần 60% người Anh bị nhiễm virus corona mới để có miễn dịch cộng đồng. Nhiều người hiểu rằng điều này ám chỉ Anh sẽ thả nổi dịch lây lan trên diện rộng. Điều này ngay lập tức dấy lên tranh luận trong giới khoa học trên thế giới và Việt Nam.
Miễn dịch cộng đồng hay herd immunity là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm. Từ đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch, chưa bị nhiễm.
Đến sáng 16/3, Việt Nam ghi nhận 57 ca nhiễm Covid-19.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho rằng ý tưởng về miễn dịch cộng đồng chỉ là quan điểm của một cá nhân. Thực tế, hiện Chính phủ Anh đã quyết định sẽ cách ly toàn bộ người già để bảo vệ họ. Đấy là đối tượng nguy cơ cao diễn biến nặng khi nhiễm Covid-19.
Theo GS Kính hiểu một cách nôm na tạo miễn dịch cộng đồng là để cho dịch lan tràn, để cả cộng đồng nhiễm bệnh, người sống sót sẽ có miễn dịch. Với cách thức này, nếu để tạo “miễn dịch cộng đồng”, Anh sẽ phải chấp nhận hy sinh 12 triệu người thì mới đạt được miễn dịch cộng đồng.
“Tạo miễn dịch cộng đồng chỉ là cách nói về mặt lý thuyết, thực tế không ai làm như thế. Vì chọn cách này là chấp nhận hy sinh, ai sẽ là người hy sinh?”, GS Kính nhấn mạnh.
“Việt Nam để đạt được miễn dịch cộng đồng thì có lẽ số người mất vì dịch bệnh sẽ rất lớn. Vì thế, Việt Nam không đi theo con đường như thế”, GS Kính cho biết thêm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
Chung quan điểm này PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định: “Quan điểm của Việt Nam là không thả nổi. Dịch sẽ diễn biến phức tạp nhưng chiến lược của chúng ta vẫn là phát hiện sớm, ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly kịp thời”.
Phương châm của Việt Nam là phát hiện ổ dịch đến đâu quây gọn đến đó. “Sắp tới dù không có các ca bùng phát ở máy bay về nữa mà bùng ở các bệnh viện, cộng đồng thì chúng cũng quây lại để chống lây lan. Chúng ta thực hiện biện pháp cách ly chặt chẽ, không như một số nước. Hiện nay như Italy đã phải phong tỏa, cách ly cả nước”, PGS Phu nói.
Video đang HOT
Theo ông, Trung Quốc đã khống chế dịch thành công là vì thực hiện đúng theo quan điểm này. Việt Nam cũng đã áp dụng các biện pháp này từ trước.
Việt Nam làm mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch lan ra
Một chuyên gia về dịch tễ tại TP HCM cũng nhấn mạnh rằng: “Với các vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe thì phải có kiểm soát, không thể mang con người ra làm thử nghiệm. Liên quan đến tính mạng con người thì phải có các biện pháp kiểm soát để hạn chế thấp nhất hậu quả. Nếu để cho lây lan ra thì cực kỳ nguy hiểm”.
Theo ông, có lẽ nhiều người chưa hiểu hết ý của chuyên gia người Anh. Có thể họ dự báo khả năng dịch sẽ lây lan trong cộng đồng, khi đó cần có biện pháp kiểm soát vì lúc này khả năng lây lan rất lớn. Họ có thể tính đến khả năng đáp ứng của hệ thống điều trị nên muốn trì hoãn thời điểm dịch lên đỉnh.
“Anh hiện bị chỉ trích vì không áp dụng các biện pháp ngăn chặn chứ không phải thả nổi để tạo miễn dịch cộng đồng. Chiến lược của Việt Nam hiện đi bằng ‘2 chân’, trong đó làm mạnh việc ngăn chặn, trong khi Anh và nhiều nước chọn cách giảm thiểu tác hại- cách ly 4 tháng với đối tượng nguy cơ cao (người già)”, chuyên gia trên phân tích.
Theo ông công tác chống dịch của Trung Quốc là một bài học. Và Việt Nam hiện làm rất tốt, huy động cả hệ thống tham gia chống dịch, ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời.
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Trong nhiều cuộc họp gần đây, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh: “Việt Nam kiên trì, kiên định áp dụng các chiến lược phòng chống dịch đã đề ra và đẩy mạnh ở phức độ cao hơn”.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại UB Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 11/3, thứ trưởng Long cũng cho biết Việt Nam không thể “chủ động cho Covid-19 lan truyền” để nhanh chóng tạo miễn dịch trong cộng đồng vì không thể ứng phó nếu số ca bệnh tăng vọt…
“Chỉ có kiểm soát để càng làm chậm quá trình lây lan, phát tán của bệnh càng tốt, thì mới chống dịch thành công”, Thứ tưởng Long nói.
Để kịp thời ngăn chặn các chuyến bay có người dương tính với Covid-19, Việt Nam sẽ tiến hành ngăn chặn ngay từ cửa khẩu- xét nghiệm ngay (người đến từ châu Âu, Mỹ…), cách ly tập trung những người đến từ khối Schengen, Anh, Bắc Ai-len, Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran. Với các tỉnh biên giới phía Bắc, Việt Nam chưa có lệnh nới lỏng các biện pháp.
Bộ Y tế Anh cho rằng bình luận của ông Patrick đã bị hiểu sai. Trả lời Sky News hôm 15/3, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tuyên bố không dùng chiến lược “miễn dịch cộng đồng” để chống Covid-19. Một trong những chiến lược mà Anh chuẩn bị làm là sẽ cách ly người cao tuổi trong nhiều tuần và cưỡng chế cách ly với người bị nhiễm virus corona mới (Covid-19). Những người trên 70 tuổi sẽ tự cách ly tối đa 4 tháng nhằm loại bỏ rủi ro bị mắc và lây nhiễm Covid-19. Quan chức này cho hay thông báo về lệnh này sẽ được công bố trong “vài tuần tới”.
Nam Phương ( dantri.com.vn)
Bệnh whitmore không trở thành dịch
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định, bệnh whitmore không lây từ người sang người, những ca bệnh này vẫn thường xuyên có mặt và không gây ra dịch, chỉ có những ca bệnh tản phát.
Mấy ngày gần đây, liên tiếp các ca bệnh whitmore - bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao được phát hiện tại Thái Nguyên, Hà Tĩnh và Nghệ An, trong đó có 3 bệnh nhi mắc whitmore và hai trong số đó đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Trước đó, trong tháng 8-2019, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, trong đó có 4 ca đã tử vong. Nhiều người lo lắng căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này sẽ lây lan thành dịch?
Bệnh vẫn thường gặp
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại đây vẫn tiếp nhận các ca bệnh whitmore vào nhập viện chứ không phải bệnh "lạ" 5-10 năm mới xuất hiện. Chính vì vậy, các nhà lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới không đưa whitmore là bệnh "lạ" hay bệnh bị "lãng quên".
Từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 20 ca bệnh whitmore, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca và đã có 4 ca tử vong. Điển hình nhất là lần đầu tiên Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc whitmore với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân mắc whitmore ở Hà Tĩnh.
Trước khi đến đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng vào viện được bác sĩ cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore. Chính vì thế, các bác sĩ phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Ngày 9-9, ông Đặng Xuân Hà (61 tuổi, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh trong tình trạng sốt cao, ngón bàn chân phải có khối áp xe, sưng, chảy dịch mủ hôi. Sau khi lấy máu xét nghiệm cho kết quả ông Hà bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei - bệnh whitmore. Vi khuẩn đã tấn công ngón chân của ông Hà khiến ông bị nhiễm trùng nặng, phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
Khai thác tiền sử của ông Hà được biết, ông bị bệnh đái tháo đường type II, biến chứng loét ngón 2 bàn chân phải mà vẫn làm việc đồng áng và tiếp xúc với bùn đất nhưng không có biện pháp bảo hộ nên đã bị vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tấn công qua vết loét.
Từ tháng 7 đến tháng 9-2019, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận 3 bệnh nhi có biểu hiện sốt, sưng đau tuyến mang tai, gia đình tưởng các cháu bị quai bị nên không đưa đến cơ sở y tế thăm khám. Các bác sĩ lấy máu xét nghiệm, cấy mủ và phát hiện cả 3 bệnh nhi đều nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei - bệnh whitmore. Hiện 1 bệnh nhi đã xuất viện sau 50 ngày điều trị, còn 2 bệnh nhi vẫn đang tiếp tục theo dõi.
Ngày 15-9, Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên cho biết, vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 45 tuổi, ở huyện Võ Nhai, bị bệnh whitmore. Trước đó, nam bệnh nhân này đi làm đồng và bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải. Bệnh nhân mua kháng sinh về uống, nhưng 10 ngày sau vết thương vẫn sưng đỏ, chảy dịch mủ, hình thành ổ áp xe và sốt.
Nữ bệnh nhân bị "ăn" cánh mũi do bệnh whitmore.
Sau khi phẫu thuật nạo tổ chức viêm, các bác sĩ cấy mủ và phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Bệnh nhân đang được điều trị kháng sinh liều cao theo phác đồ trị bệnh whitmore.
Bệnh không lây, không thành dịch
TS Trịnh Thành Trung, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) - người có 11 năm nghiên cứu về bệnh whitmore cho biết, sự gia tăng về số lượng ca bệnh whitmore trong thời gian gần đây không phải là do sự bùng phát về dịch bệnh, mà là do chúng ta đã xét nghiệm được đúng bệnh.
Gần đây, nhờ có sự tài trợ của Bộ Khoa học Công nghệ và Giáo dục Đức, kỹ thuật xét nghiệm whitmore đã được đưa vào các bệnh viện. Whitmore có thể lưu trú trong cơ thể người rất lâu mà không có triệu trứng lâm sàng, những biểu hiện lâm sàng nặng chủ yếu xảy ra trên cơ địa có yếu tố nguy cơ. Để chẩn đoán bệnh, bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm huyết thanh học chuyên biệt.
Theo Ths Nguyễn Thị Liên Hà, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh whitmore có diễn biến phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp. Có tới 90% số ca mắc bệnh whitmore người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa số bệnh nhân này có nguy cơ có biến chứng sốc nhiễm khuẩn và có thể tử vong. Ở trẻ chẩn đoán tương đối dễ hơn bởi thường có triệu chứng sưng tuyến mang tai, nhiễm khuẩn huyết, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh...
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định, bệnh whitmore không lây từ người sang người, những ca bệnh này vẫn thường xuyên có mặt và không gây ra dịch, chỉ có những ca bệnh tản phát.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Whitmore gây những ca bệnh tản phát nhưng dẫn tới những bệnh cảnh hết sức nặng nề: từ nhiễm trùng huyết, cho tới tổn thương tại chỗ và đặc biệt tổn thương vào phổi. Vì nó giống như một tổn thương của tụ cầu, hoặc là lao, làm cho các bác sĩ dễ nhầm lẫn về chẩn đoán. Do vậy, việc phát hiện và khẳng định phải nhờ vào yếu tố của vi sinh vật học.
Theo GS Kính, những năm qua, Việt Nam đã phát triển bộ Kít xét nghiệm nên chẩn đoán whitmore được tốt hơn, việc phát hiện các ca bệnh cũng được nhiều hơn. Nước ta là nước nhiệt đới, đông dân, người dân chân lấm tay bùn, trong khi vi khuẩn bệnh whitmore luôn luôn có trong bùn, đất, người nào không có miễn dịch đủ mạnh mới có thể lây bệnh.
Hiện nay, whitmore là căn bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng, cũng như chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Cao điểm của bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 11. Do bệnh sẵn có trong môi trường nên những ai có tổn thương trên da, mụn nhọt... cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô.
Trần Hằng
Theo CAND
'Nếu làm tốt, người cách ly tại nhà không thể lây bệnh cho người khác' Đó là khẳng định của PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế) trước những e ngại về việc cách ly người nghi nhiễm tại nhà. Ông Phu cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế đối với những người trong diện nghi...