Việt Nam không sợ Trung Quốc kiện ngược
“Chúng ta vững về mặt pháp lý, phù hợp với đạo lý lại được sự ủng hộ của quốc tế. Nếu kiện nhất định chúng ta sẽ thắng”, Phó chủ tịch Hội Luật gia chia sẻ.
Trong cuộc họp báo chiều 25/6, vấn đề khởi kiện Trung Quốc được mổ xẻ với các chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam.
- Có ý kiến nêu khả năng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc thì Trung Quốc cũng có thể kiện lại Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về việc cạnh tranh giữa hai nước, kể cả về vấn đề pháp lý lẫn phi pháp lý?
- Ông Lê Minh Tâm ( Phó chủ tịch Hội): Công lý là giá trị lớn mà tất cả quốc gia tiến bộ và nhân dân các nước đều hướng tới. Trong trường hợp này, đó là lời cảnh báo, còn chúng ta luôn vững vàng một niềm tin chúng ta có công lý. Không những chúng ta, mà Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế là đại diện của hơn 100 nước thành viên cũng đã lên tiếng ủng hộ việc này.
Chúng ta vững về mặt pháp lý, phù hợp với đạo lý lại được sự ủng hộ của quốc tế. Vì thế, chúng tôi tin rằng, nếu kiện nhất định chúng ta sẽ thắng.
Phó chủ tịch Hội Luật gia Lê Minh Tâm.
- Sau vụ đâm chìm tàu cá ngư dân Đà Nẵng cuối tháng 5, ngư dân có nguyện vọng muốn chuẩn bị hồ sơ pháp lý để kiện. Hội Luật gia đã có hỗ trợ gì?
- Ông Nguyễn Văn Quyền (Phó chủ tịch Hội): Hiện, Hội nghề cá Đà Nẵng đã chuyển cho cơ quan ủy quyền khởi kiện về việc này. Về mặt pháp lý, nếu nhận được yêu cầu từ các ngư dân, Hội Luật gia sẽ hỗ trợ. Cái khó nhất trong việc kiện là xác định chủ thể vi phạm trong việc đâm chìm tàu cá.
Nếu chúng ta khởi kiện theo tư cách cá nhân của chủ tàu thì quy trình cũng khác với việc kiện giữa hai quốc gia khác nhau. Vì việc này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì có thể kiện lên tòa án của Việt Nam. Các cơ quan tư pháp của Việt Nam hoàn toàn có quyền xử lý việc này.
- Liên quan đến những chuẩn bị của Việt Nam về pháp lý khi khởi kiện ra tòa án quốc tế, cách đây ít ngày Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Tòa trọng tài thường trực (PCA).Ý nghĩa và hiệu quả của việc hợp tác này?
Video đang HOT
- Ông Nguyễn Văn Quyền: Việc kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở phạm vi giải quyết tranh chấp về kinh tế, còn việc vi phạm chủ quyền biển đảo thì phải kiện ra các tổ chức quốc tế giải quyết về tranh chấp lãnh thổ và quyền con người.
- PCA thụ lý vụ kiện của Philipines, Việt Nam cũng tham gia PCA. Ông có thể nói rõ cơ hội để khởi kiện tại tòa này?
- Ông Nguyễn Văn Quyền: Tòa trọng tài thường trực quốc tế là một thiết chế để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà Philipines đang sử dụng. Việt Nam đã gia nhập thành viên của PCA và đây chính là bước chuẩn bị từ rất sớm nên nếu thấy cần thiết thì ta cũng có thể mang ra tòa trọng tài này để kiện theo cách của nhiều nước đã làm.
Hội Luật gia với hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng cùng nhà nước thực hiện mọi biện pháp để đòi lại chủ quyền. Với tư cách là những người chuyên môn, Hội sẵn sàng dùng hết chức trách làm hết sức mình để chuẩn bị hồ sơ pháp lý, đó cũng là cống hiến chuyên môn của Hội cho đất nước.
Tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 26/5. Ảnh: VOV.
-Giả sử Việt Nam kiện Trung Quốc, thì dưới góc độ pháp lý, Hội luật gia, Việt Nam nên kiện những hành động cụ thể nào, kiện “đường lưỡi bò”, kiện hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép hay hành vi Trung Quốc dùng vũ lực… ?
- Ông Nguyễn Văn Quyền: Trước hết kiện việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kiện việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Còn nếu kiện về đường lưỡi bò thì phải thông qua các cơ quan trọng tài quốc tế, phải thông qua đàm phán đa phương.
- Nếu tham mưu cho Chính phủ thì theo ông nên chọn cách nào: Đưa ra cùng vụ kiện của Philippines hay độc lập?
- Ông Nguyễn Văn Quyền: Mỗi cách làm đều có lợi thế và khó khăn riêng, cho đến lúc cần thiết thì chúng tôi sẽ đưa ra tham mưu cho chính phủ phương án thiết thực nhất. Hiện, chúng ta đang áp dụng biện pháp đàm phán hòa bình, đến thời điểm bất đắc dĩ không thể đàm phán thì chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.
Tàu cá của ngư dân bị TQ đâm chìm như thế nào?Khi cách nhau vài chục mét thì chai lọ, đá,… từ tàu Trung Quốc ném qua tàu cá của ngư dân Đà Nẵng rào rào. Sau đó một chiếc khác đâm ngang thân khiến ĐNa 90152 chìm xuống biển.
Theo Tri Thức
Nhà báo Nhật: "Tôi đã sốc khi thấy tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam"
Sau chuyến đi thực tế ở vùng biển Hoàng Sa trở về, Trưởng Cơ quan thường trú Kyodo News khu vực châu Á đóng tại Thái Lan Toshihiro Yatagai đã đánh giá rằng các hành động của Trung Quốc mà ông được tận mắt chứng kiến là hoàn toàn không thích hợp và đáng bị lên án.
Trưởng Cơ quan thường trú Kyodo News khu vực châu Á đóng tại Thái Lan Toshihiro Yatagai. (Ảnh: Hà Linh/Vietnam )
Ông bày tỏ hy vọng các bên nên giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình bởi các hành động hung hăng như của Trung Quốc sẽ không giải quyết được điều gì.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của ông Yatagai với phóng viên TTXVN tại Bangkok:
-Trung Quốc đã trái phép đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông nghĩ sao về hành động này?
Ông Yatagai: Cách đây khoảng một tháng, tôi được biết Trung Quốc đã triển khai rất nhiều tàu ở khu vực này, nơi họ đặt giàn khoan như bạn nói.
Tôi cũng nhận được nhiều thông tin về việc các tàu chiến đó của Trung Quốc đã đâm vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Và khi được tận mắt chứng kiến, tôi cảm thấy sốc về điều này bởi có quá nhiều tàu hộ tống như vậy. Tôi có thể đếm được tới khoảng 40 chiếc và chúng đã có những hành động gây hấn như rượt đuổi và đâm va vào các tàu của Việt Nam.
-Ông là người vừa từ vùng biển Hoàng Sa trở về. Vậy sự thật ở đó diễn ra như thế nào?
Ông Yatagai: Thực tế, những tàu này của Trung Quốc được triển khai là nhằm bảo vệ giàn khoan của họ. Ngược lại, Việt Nam đã cử các tàu thực thi pháp luật của mình ra để cố gắng tiếp cận giàn khoan đó và tìm cách liên lạc với họ nhằm hạn chế các hành động hung hăng. Nhưng không hề có đối thoại mà chỉ có những hành động từ phía Trung Quốc nhằm đẩy các tàu của Việt Nam ra khỏi khu vực đó. Đã có những hành động phun vòi rồng và đôi khi có cả va đâm. Tôi cho rằng đây là việc làm đáng bị lên án và không thích hợp để giải quyết vấn đề này.
-Ông và các đồng nghiệp báo chí nước ngoài có gặp khó khăn gì trong chuyến đi này hay không?
Ông Yatagai: Có một chút khó khăn đối với tôi trong việc thích ứng với chuyến đi bởi chiếc tàu nhỏ cứ rung lắc liên tục khi ra ngoài khơi. Chúng tôi xuất phát từ Đà Nẵng và phải mất khoảng 10 tiếng mới ra tới đó. Đây là chuyến đi thực sự gian khổ đối với tôi, bởi tôi đã 50 tuổi rồi, những đổi lại, các chiến sỹ cảnh sát biển Việt Nam rất thân thiện và chu đáo. Họ cung cấp đủ nước uống và điện chiếu sáng cho chúng tôi. Thực sự là không hề có khó khăn gì trong việc tác nghiệp, ngoại trừ chiếc tàu rung lắc và đó cũng chính là điều thú vị.
Tôi và các đồng nghiệp khác cảm thấy hài lòng vì được chứng kiến tận mắt những gì đang diễn ra trên thực địa. Tôi cũng được biết về các hành động xung đột kiểu này, nhưng quả đúng là "trăm nghe không bằng một thấy." Đây là một kinh nghiệm quý đối với tôi, khi được tận mắt chứng kiến các sự việc diễn ra.
-Ông đánh giá thế nào đối với quan điểm của Nhật Bản và Thái Lan về các hành động của Trung Quốc tại khu vực?
Ông Yatagai: Tôi không phải là một quan chức của Nhật Bản hay của Thái Lan, nhưng chúng tôi, những người Nhật Bản cũng có những vấn đề tương tự với Trung Quốc liên quan tới một hòn đảo nhỏ.
Có thể nói rằng, tôi đã được chứng kiến nhiều hành động gây hấn của Trung Quốc và những hành động kiểu này là thật sự không tốt bởi nó không thể giải quyết được các vấn đề.
Tôi hy vọng chúng tôi (Nhật Bản) và Trung Quốc có thể giải quyết được điều này thông qua đối thoại và các biện pháp ngoại giao. Việc Trung Quốc phái máy bay chiến đấu tiếp cận sát máy bay Nhật Bản, chỉ khoảng vài chục mét, là hành động nguy hiểm và tôi không muốn phải chứng kiến hành động này.
Tôi hy vọng tất cả các bên liên quan, ví dụ như Nhật Bản và Trung Quốc hay Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Nhưng dù sao thì các hành động hung hăng của Trung Quốc cũng không giải quyết được vấn đề gì.
Liên quan tới Thái Lan, họ có thể có một chút phản đối Trung Quốc bởi họ không có việc tranh chấp lãnh thổ. Tuy là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, nhưng phản ứng của họ là khác hẳn so với Việt Nam hay Nhật Bản./.
Theo Vietnam
Việt Nam có thể nhờ Interpol xác định thủ phạm đâm tàu Quan chức Hội luật gia Việt Nam nói về khả năng kiện Trung Quốc sau các vụ đâm va tàn độc của tàu công vụ nước này với tàu công vụ, tàu cá. "Có khó khăn trong việc xác định chủ tàu Trung Quốc trong vụ đâm tàu cá Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhờ Tổ chức cảnh sát toàn...