Việt Nam không được đăng cai AFF Cup 2020
LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) vừa quyết định giữ nguyên thể thức thi đấu, từ chối cho Việt Nam đăng cai AFF Cup 2020.
Đội tuyển Việt Nam không thể trở thành chủ nhà AFF Cup 2020, theo ý tưởng của VFF khi Covid-19 bùng phát ở khu vực.
AFF Cup 2020 giữ nguyên thể thức như 2018
Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, khi hai tháng nay không có ca lây nhiễm cộng đồng nào, trong lúc nhiều nước Đông Nam Á vẫn gặp khó khăn.
Cách nay hơn một tuần, VFF đề xuất đăng cai giải vô địch Đông Nam Á lần thứ 13 trong lịch sử.
Trang VOCKET FC (Malaysia) đưa tin, trong cuộc họp mới nhất, các quan chức AFF thông qua việc duy trì thể thức thi đấu như kỳ 2018.
Video đang HOT
Theo đó, mỗi đội tuyển có 2 trận sân nhà và 2 trận sân khách ở vòng bảng.
Đại diện AFF tin rằng, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á sẽ được kiểm soát vào cuối năm.
Chính vì thế, AFF muốn duy trì thể thức không có chủ nhà cố định ở AFF Cup 2020.
Tuy nhiên, AFF tiếp tục theo dõi tình hình y tế của các quốc gia, chủ yếu là liệu các chính phủ có cho phép nhập cảnh với người nước ngoài hay không.
Ở AFF Cup 2020, vì ảnh hưởng của Covid-19, nên có một số thay đổi đáng kể.
Đáng chú ý là các đội được đăng ký danh sách dự giải lên 30 người. Trong đó, số cầu thủ được đăng ký chính thức cho mỗi trận là 23 người.
AFF Cup 2020 sẽ trở lại thể thức cũ để "chống dịch"
AFF Cup 2020, nơi đội tuyển Việt Nam bảo vệ ngôi vô địch có thể trở lại thể thức thi đấu cũ như năm 2014, 2016 và thậm chí cũ hơn nữa...
Sáng 4-6, Ban tổ chức AFF Suzuki Cup cho biết theo kế hoạch AFF Cup 2020 vẫn sẽ diễn ra đúng lịch từ ngày 23-11 đến 31-12, tuy nhiên thể thức thi đấu có thể thay đổi.
ĐT Việt Nam là ĐKVĐ của AFF Cup
AFF Cup 2018, Việt Nam lên ngôi vô địch và đồng thời các trận đấu diễn ra tổng cộng cả chục TP ở các nước Đông Nam Á. Nay do tình hình đại dịch COVID-19 nên AFF Cup 2020 có thể thi đấu theo thể thức quay trở lại như thời AFF Cup 2014, 2016. Hai quốc gia đăng cai vòng bảng, mỗi quốc gia tiến hành một bảng đấu. Sau đó vào bán kết, chung kết, 4 đội tuyển mới đá theo thể thức sân nhà sân khách.
Thậm chí thể thức thi đấu cũng có thể trở về như những giải này cũ hơn, tức chỉ có 1 quốc gia đăng cai tổ chức giải như kiểu Việt Nam từng làm chủ nhà AFF Cup (Tiger Cup) 1998.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp đã khiến AFF Cup 2020 cân nhắc các phương án tổ chức khác nhau.
Đại dịch COVID-19 khiến đường hàng không quốc tế bị hạn chế, rồi tình hình dịch bệnh của các quốc gia Đông Nam Á cũng diễn biến khác nhau nên cần thi đấu tập trung để dễ kiểm soát.
AFF Cup 2018, giải đấu mà đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ hai là lần đầu tiên Ban tổ chức áp dụng thể thức thi đấu khác. Theo đó mỗi bảng 5 đội, mỗi đội được đá hai trận sân nhà và hai trận sân khách ở vòng bảng.
Sau đó vào bán kết, chung kết, các đội tiếp tục thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách. Thể thức thi đấu này khiến nhiều đội, nhiều cầu thủ lên tiếng vì di chuyển liên tục dẫn đến mệt mỏi.
Thái Lan cam kết cử đội tuyển mạnh nhất dự AFF Cup 2020.
Họ cho rằng các cầu thủ chỉ cần tập trung ở một khách sạn, tập luyện và thi đấu. Đằng này, ở AFF Cup 2018, có những đội vừa thi đấu xong là lo "check out" rời khách sạn vội vã ra sân bay, thậm chí còn phải bay nối chuyến dài rất mệt mỏi để đến địa điểm khác, quốc gia khác để kịp thích nghi thời tiết...
Tuy nhiên thể thức như AFF Cup 2018, nhà tài trợ được lợi vì tính lan tỏa cao, khán giả vào sân đông. Ở AFF Cup 2018 có tổng cộng 752.945 lượt người vào xem các trận.
Thầy Park mừng ít, lo nhiều Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc nội đã trở lại vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 mang đến những tín hiệu tích cực cho đội tuyển Việt Nam và HLV Park Hang-seo trước 2 mục tiêu lớn tại Vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á và AFF Cup 2020, diễn ra vào cuối năm nay. Mừng vì...