Việt Nam không để doanh nghiệp tự nhập vaccine Covid-19
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, không có chủ trương để các công ty, doanh nghiệp tự nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 để tiêm.
Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 22/3, lãnh đạo Bộ Y tế nêu rõ, nghị quyết 21 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine Covid-19 đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan mua, nhập khẩu, tiếp nhận, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine.
Vì vậy, thông tin nhiều người hiểu rằng các công ty được nhập vaccine phòng Covid-19 về Việt Nam để tiêm, là không phù hợp với chủ trương tại nghị quyết 21.
Hiện các công ty sản xuất vaccine Covid-19 đã được cấp phép trên thế giới đều liên hệ trực tiếp với Bộ Y tế. Những vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép tại Việt Nam thì chỉ các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vaccine mới được nhập, nhưng việc tiêm vaccine hiện nay phải theo sự điều phối chung của Bộ Y tế. Quá trình này thực hiện theo đúng với tinh thần những người có rủi ro cao được tiêm trước; việc tiêm chủng do các cơ sở của ngành y tế thực hiện.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM được tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca ngày 8/3. Ảnh: Hữu Khoa
Đại diện Bộ Y tế lý giải thêm, khi Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine Astra Zeneca, một số nước trên thế giới nghi ngại phản ứng phụ nên đã tạm dừng hoặc làm chậm quá trình tiêm vaccine này. Nhưng Việt Nam ngay từ đầu đã triển khai thận trọng, bảo đảm an toàn, kết hợp theo dõi thông tin tiêm chủng trên hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân. Đây cũng là bước chuẩn bị cấp “giấy thông hành vaccine”.
Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 60 triệu liều vaccine Astra Zeneca, bao gồm 30 triệu liều do chương trình Covax hỗ trợ; 30 triệu liều đặt mua. VNVC là một trong 3 tổ chức được AstraZeneca đồng ý cung cấp vaccine tại Việt Nam, cùng với Covax Facility và UNICEF.
Hôm 10/3, Bộ Y tế đã tiếp nhận 30 triệu liều vaccine do VNVC chuyển giao, với giá chuyển nhượng ngang bằng giá mà VNVC mua của Astra Zeneca.
Từ 8/3, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, với 117.600 liều vaccine Astra Zeneca. Đến nay, đã có gần 34.000 người được tiêm loại vaccine này.
Ngoài ra, Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer và dự kiến hãng này có thể cung cấp 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam trong năm 2021.
Đến hết ngày 21/3, 16 tỉnh, thành phố đã tiến hành tiêm chủng như sau: Hải Dương 16.635 người, Hà Nội 6.360 người, Hải Phòng 205 người, Hưng Yên 2.571 người, Bắc Ninh 2.233 người, Bắc Giang 2.642 người, Hòa Bình 887 người, Hà Giang 176 người, Điện Biên 115 người, Đà Nẵng 117 người, Khánh Hòa 105 người, Gia Lai 200 người, TP HCM 916 người, Bà Rịa Vũng Tàu 87 người, Bình Dương 398 người, Long An 224 người.
Nam Phi bán 1 triệu liều vaccine AstraZeneca cho nước khác
Bộ Y tế Nam Phi ngày 21/3 thông báo nước này đã hoàn tất việc bán vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho các nước thành viên Liên minh châu Phi (AU) khác do không có nhu cầu sử dụng.
Vaccine ngừa bệnh COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. Ảnh: Reuters
Hãng Reuters đưa tin Nam Phi đã dừng chương trình tiêm chủng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào tháng 2 sau khi kết quả thử nghiệm cho thấy loại vaccine trên kém hiệu quả đối với chủng virus biến thể B.1.351 ở quốc gia này.
Tại thời điểm đó, Nam Phi đã nhận được 1 triệu liều AstraZeneca từ Viện Serum của Ấn Độ và đề nghị dừng vận chuyển 500.000 liều khác.
Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize đảm bảo các quốc gia mua lại vaccine đều nhận được đủ giấy phép cũng như tuân thủ các quy định cần thiết để triển khai tiêm chủng. "Lô vaccine đầu tiên đang được chuyển giao sẽ cho 9 nước thành viên AU và phần còn lại sẽ được thu gom trong tuần này để chuyển tiếp cho 5 nước khác", thông báo nêu rõ.
Ngoài việc thông báo đã nhận đủ tiền bán vaccine, Bộ Y tế không đề cập đến giá cả cũng như tên các quốc gia mua lại vaccine.
Sau khi ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca, đến nay, Nam Phi đã triển khai tiêm chủng vaccine Johnson & Johnson cho khoảng 180.000 nhân viên y tế. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40 triệu người - hay 2/3 dân số - để đạt mức miễn dịch cộng đồng.
Nam Phi là quốc gia có số người mắc COVID-19 cao nhất ở khu vực châu Phi với hơn 1,5 triệu ca và 52.000 ca tử vong.
Vaccine COVID-19 qua đường uống sớm bắt đầu được thử nghiệm trên người Loại vaccine ngừa COVID-19 bào chế dưới dạng viên thuốc uống và sử dụng tại nhà có thể sẽ bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng trong tương lai gần. Vaccine dạng viên thuốc qua đường uống sẽ sớm thử nghiệm lâm sàng. Ảnh minh họa: Reuters Theo kênh truyền hình RT, loại vaccine tiên phong này có tên gọi là Oravax do...