Việt Nam không có “văn hóa xin lỗi”?
Nhận lỗi và nói lời xin lỗi không hề xấu. Xin lỗi là để chứng minh rằng ở cá nhân mình, lòng tự trọng vẫn còn.
Nhiều người từng băn khoăn: Ở một số nước như Nhật chẳng hạn, mỗi khi một Bộ trưởng hay Thứ trưởng nào đó mắc lỗi, thậm chí cả Thủ tướng, dù người dân chưa lên tiếng thì họ đã công khai cúi đầu, chắp tay nhận lỗi trước người dân, thậm chí là từ chức. Còn ở ta thì điều này không có. Hình như ở ta không có “ văn hóa xin lỗi”…
Ở xứ ta không có hiện tượng trên bởi có thể hai lý do: Cũng có thể ở ta tất cả ai ai cũng đều làm đúng hết, đúng 100% luôn, không ai sai cả. Mà đúng hết thì làm gì có “lỗi” để mà phải “xin lỗi”. Hoặc cũng có thể là ở ta “văn hóa xin lỗi” ít được dùng vì… ngại.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cúi đầu xin lỗi người dân sau sự cố động đất và sóng thần ở Nhật năm 2011.
Nhưng hình như nếu ai đó bảo ở ta không có “văn hóa xin lỗi” thì không đúng cho lắm. Một đứa trẻ năm tuổi khi bị mắc lỗi, ví dụ như cãi lời mẹ chẳng hạn, bố mẹ hoặc ông bà trong gia đình sẽ bắt nó phải vòng tay lại và nói lời “Con xin lỗi mẹ”. “Văn hóa xin lỗi” ở ta được giáo dục có bài bản từ bé, nó còn mang tính truyền thống là đằng khác. Bởi thế không thể nói ở ta không có “văn hóa xin lỗi” được. Có điều là càng ngày càng có nhiều người thường xuyên “quên” mất “văn hóa xin lỗi” – bài học từ thuở bé mà thôi.
Nhận lỗi và nói lời xin lỗi không hề xấu. Xin lỗi là để chứng minh rằng ở cá nhân mình, lòng tự trọng vẫn còn. Xin lỗi là thể hiện ý thức trách nhiệm của việc mình đã làm đối với cộng đồng, xã hội. Và nói theo các cụ ngày xưa vốn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng “cửa Khổng sân Trình” thì đó là “dám làm, dám chịu”, vậy mới xứng danh “quân tử”.
Nhận lỗi khi biết mình làm sai rất khó. Dám công khai nhận lỗi khi mình đã làm sai thì lại càng hiếm. Phổ biến nhất hiện nay mỗi khi có vụ việc sai phạm nào đó xảy ra, “quả bóng” trách nhiệm sẽ được “đá chuyền” từ người này qua người khác, cuối cùng là rơi tõm vào “gôn”… tập thể. Xử lý tập thể? Nói thì dễ, làm thì khó. Càng khó hơn nữa khi như ai đó đã từng nói, đại ý rằng: Nếu cứ sai là xử lý thì… lấy đâu ra cán bộ để làm việc (!).
Bởi thế, “xin lỗi”, “nhận lỗi” rồi “nhận trách nhiệm”, “chịu trách nhiệm” là những cụm từ có phần “xa xỉ” mỗi khi dùng.
Video đang HOT
Ở Việt Nam, rất khó tìm thấy trường hợp cán bộ đứng ra công khai xin lỗi nhân dân khi làm sai.
“Nhận lỗi” và “xin lỗi” khi biết mình “có lỗi” là cần thiết. Nhưng từ “nhận lỗi” đến “chịu trách nhiệm” và “sửa sai” thì là cả một quá trình dài mà không phải ai cũng làm được. Có những trường hợp còn không còn cơ hội để “sửa lỗi” nữa vì phạm vi hậu quả của nó đã vượt quá giới hạn và tầm kiểm soát của cá nhân cũng như của cộng đồng.
Có một câu chuyện xưa kể rằng: Ở một ngôi chùa nọ có rất nhiều học trò đến học võ Thiếu lâm. Trong đó có một chú bé mới 12 tuổi. Vì nhỏ tuổi nhất nên được vị sư trụ trì (cũng là sư phụ) rất cưng chiều. Mỗi khi chú bé phạm lỗi nào đó chỉ cần nói lời “Con xin lỗi” là sư trụ trì lại tha thứ cho, không trách phạt. Có một lần, chú bé vào thư viện đọc sách. Vì nghịch ngợm nên đã lấy giấy ra đốt, chẳng may làm ngọn lửa bén vào sách và bùng lên khắp thư viện và sau đó lan ra khắp chùa.
Chú bé sợ quá nên đã bỏ chạy. Nhưng sau khi chạy được một hồi thì chú bé bị lương tâm cắn rứt. Chú quyết định quay lại chùa để nhận lỗi và chịu hình phạt của sư thầy. Lần này chú ân hận thực sự và muốn được nói lời tạ lỗi từ đáy lòng mình với sư thầy, hứa từ nay sẽ ngoan và sửa chữa những lỗi lầm trước đây với sư thầy. Nhưng khi trở lại chùa thì chú bé mới hay tin dữ: vì mong cứu được kho thư viện sách quý mà sư thầy đã liều mình băng vào ngọn lửa và bị thiêu luôn trong đó. Chú bé đã khóc rất nhiều, hơn lúc nào hết, chú thấy bị dày vò trong nỗi ân hận ghê gớm.
Về sau, người ta không bao giờ thấy người đàn ông (là chú bé 12 tuổi năm xưa), không bao giờ nói lời xin lỗi nữa. Từ vụ hỏa hoạn do mình gây ra năm ấy, chú bé đã tự thề với lòng mình là không bao giờ được phép phạm sai lầm để phải nói lời xin lỗi.
Có lẽ từ câu chuyện trên khiến nhiều người trong chúng ta phải ngẫm lại. “Xin lỗi” và “nhận lỗi” là cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn là nên ý thức việc mình làm, cố gắng đừng để những việc mình đã làm mà sau đó lại phải nói lời “xin lỗi”. Có những lúc, dù có “xin lỗi” hay “nhận lỗi” thì cũng đã muộn mất rồi.
Theo soha
Cầu siêu cho nạn nhân vụ tai nạn ở Khánh Hòa
Ngày 18/3, Ban trị sự phật giáo T.p Cam Ranh cùng đông đảo thân nhân, phật tử và người dân đã đến hiện trường vụ tai nạn thảm khốc giữa 2 xe khách Quảng Ngãi và Bình Định khiến 12 người tử vong, để làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân.
Theo Đại đức Thích Giác Không, trụ trì chùa Phước Long (phường Cam Thuận, Cam Ranh), Phó Thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP. Cam Ranh, thông qua lễ cầu siêu, Thành hội phật giáo TP. Cam Ranh mong muốn hương linh các nạn nhân được siêu sanh tịnh độ đồng thời chia sẻ những tổn thất, mất mát đối với gia đình nạn nhân.
Lễ cầu siêu được tổ chức cả ngày. Buổi sáng, tại chùa Phước Long, các sư thầy đã tiến hành các nghi thức Phật giáo. Buổi chiều, tại địa điểm xảy ra tai nạn, Đại đức Thích Giác Nghĩa, trụ trì chùa Trường Sa (vừa từ huyện Trường Sa về) đã làm chủ lễ triệu hồn, cầu nguyện siêu độ cho các nạn nhân tử vong.
Bà Nguyễn Thị Hồng, chủ nhà xe Cúc Dũng cũng vào tham dự lễ cầu siêu cho các nạn nhân. Bà Hồng cho biết, hiện gia đình bà đang phối hợp với đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn tất các thủ tục bảo hiểm liên quan để hỗ trợ cho các hành khách bị nạn. Trước đó, nhà xe đã hỗ trợ khoảng 20 triệu đồng cho gia đình 2 nạn nhân tử vong và 4 người bị thương nặng trong vụ tai nạn.
Lễ cầu siêu cho 12 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn tại P. Cam Nghĩa, T.p Cam Ranh.
Chiều cùng ngày, Thượng tá Đậu Quang Tuyến - Phó Trưởng Công an TP. Cam Ranh cho biết, cơ quan công an đã tiến hành giải mã hộp đen của xe khách biển số 76M-1154 do tài xế Võ Ngọc Phương (trú Đức Phổ, Quảng Ngãi) điều khiển. Bước đầu cho thấy khi lưu thông qua đoạn đường này tài xế đã chạy với tốc độ 90 km/h, vượt quá tốc độ quy định 20 km (theo quy định đoạn đường này chỉ được chạy tốc độ tối đa 70km/h).
Bùn mía không có "tội"
Về vệt bùn mía rơi vãi tại hiện trường vụ tai nạn, đến nay Cơ quan điều tra chưa có cơ sở để xác định đây là tác nhân gây tai nạn. Vì qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an phát hiện vệt bùn mía dài khoảng 100m, nơi rộng nhất (tính từ mép đường vào trong) là 1,4 m, tuy nhiên lại không có bất kỳ dấu vết gì để lại tại hiện trường của xe 76M-1154. Trong khi đó, xe 77B-00369 do tài xế Lý Thanh Dũng (trú Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển để lại vết thắng (phanh) dài khoảng 20m và đã tránh sang lề đường nhưng vẫn bị xe 76M-1154 đâm trực diện.
Đáng chú ý là cách nơi xảy ra tai nạn hơn 200m đã có biển báo nguy hiểm vì sắp đi vào cung đường cua. Do vậy, Cơ quan Công an xác định việc rơi vãi bùn mía là có, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ ra quyết định xử phạt hành chính lái xe tải về hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông (do việc để rơi bùn mía xuống đường). Việc chủ xe giao phương tiện cho lái xe đều đủ điều kiện, tuy nhiên cả 2 tài xế đã tử vong, vì vậy nhiều khả năng sẽ không khởi tố vụ án.
150km quốc lộ và những vụ tai nạn kinh hoàng
Đã 10 ngày sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng trên quốc lộ 1A, đoạn qua T.p Cam Ranh (Khánh Hòa) cướp đi sự sống của 12 người và khiến 60 người khác bị thương, người ta lại phải chứng kiến thêm một vụ tai nạn xe khách khiến nhiều người bị thương nữa trên cung đường này qua địa phận tỉnh Khánh Hòa. Sự ám ảnh những xe khách gặp tai nạn trên cung đường quốc lộ hơn 150 km này không biết bao giờ mới dứt.
Còn nhớ vào lúc 2 giờ 35 phút sáng 13/10/2006, chiếc xe ô tô loại 15 chỗ ngồi biển số 53M -5009 chở đoàn cán bộ phường 13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM đi cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, khi đi qua quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã lao vào xe khách 75H - 8283 chạy ngược chiều. Hậu quả của vụ tai nạn là 12 người chết tại chỗ và 3 người bị thương. 13 người trên xe 53M -5009 thì chỉ còn một người sống sót và bị thương nặng.
Vụ tai nạn xảy ra vào lúc rạng sáng, nhưng những người dân ở khu vực trên vẫn không quên được cảnh tượng kinh hoàng hôm đó. Sau tiếng "ầm" rất lớn, cảnh tượng ở hiện trường là chiếc xe ô tô 53M -5009 gần như nát, máu chảy xuống tràn cả đường, nhiều thi thể bị dập nát trong xe, nhiều bộ phận thi thể vương trên mặt đường...
Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì 5 giờ 30 phút sáng 24/6/2007, xe khách biển số 76K- 3564 chở đoàn giáo viên huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (cách nơi xẩy ra vụ tai nạn làm 12 cán bộ phường 13, quận Phú Nhuận, T.p Hồ Chí Minh tử nạn 500m) đã bị xe đầu kéo biển số 79D-1867 đi chiều ngược lại húc. Hậu quả là 4 thầy, cô giáo thiệt mạng; 13 người bị thương nặng. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do tài xế xe 79D-1867 chạy không đúng phần đường, lấn trái.
Vào lúc 23 giờ ngày 20/1/2009, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), xe khách 92K-6227 do tài xế Trương Công Vinh (thường trú tại thành phố Đà Nẵng) điều khiển đã đâm vào xe mô tô 79L-7484 chạy ngược chiều. Hậu quả là 4 người trên xe mô tô tử nạn ngay tại chỗ. Nguyên nhân gây ra vụ tai nạn là do tài xế xe ô tô khách chạy không đúng phần đường.
Cũng tại địa bàn này, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 30/6/2007, trên quốc lộ 1A, thuộc địa bàn thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, xe khách biển số 77H-2369, do tài xế Đỗ Quốc Thanh điều khiển đã bị xe khách biển số 77H-3895, do tài xế Hồ Đăng Cư điều khiển từ phía sau đâm vào. Cú đâm mạnh khiến xe 77H-2369 lao xuống vệ đường bên phải, đâm gãy trụ điện gỗ, đâm bể trụ điện xi măng, đâm gãy giá đỡ biển quảng cáo, lao vào ụ đất và dừng lại cách nơi va chạm hơn 100m. Còn xe 77H-3895 thì lộn nhiều vòng rồi lật ngửa. Hậu quả là 10 hành khách tử nạn, trong đó có 3 trẻ em; 8 hành khách bị thương nặng, nạn nhân đều là hành khách đi trên xe 77H-3895. Nguyên nhân được cơ quan công an điều tra sau đó là do tranh giành khách nên lái xe 77H-3895 chạy ẩu với tốc độ cao gây nên không làm chủ được tốc độ đâm thẳng vào xe 77H 2369 chạy cùng chiều.
Có lẽ nếu thống kê đầy đủ, mỗi km quốc lộ qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa mỗi năm đều gánh 1 nạn nhân tử vong. Nguyên nhân của các vụ tai nạn, nhất là tai nạn xe khách được đưa ra là rất nhiều nhưng chủ yếu là do lái xe chạy quá tốc độ và những đường cua khuất tầm nhìn lái xe không làm chủ được...
Trước tình hình tai nạn giao thông qua Quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa diễn biến phức tạp trong thời gian qua, đặc biệt là sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra tại Cam Ranh ngày 8/3, Ban an toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cùng với các ngành chức năng, phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Khánh Hòa, công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ Khánh Hòa, công an các địa phương có tuyến Quốc lộ 1 đi qua vừa tiến hành khảo sát các điểm có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1.
Thông qua đợt khảo sát này để đưa ra các giải pháp, khắc phục và nâng cấp các hệ thống báo hiệu đường bộ, kết cấu hạ tầng của đường, cầu, vạch kẻ đường, các giải phân cách cố định, gờ giảm tốc, biển báo trong và ngoài khu vực đông dân cư... Mục tiêu sau khi khảo sát là kiềm chế tai nạn giao thông đến mức thấp nhất trong thời gian tới.
Theo 24h
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa Tưởng phật tử gọi mở cửa để dâng hương, sư thầy Thích Đàm Quyết, trụ trì chùa Mạc Thượng (xã Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam) ra mở cửa thì phát hiện bé gái sinh non bị bỏ rơi. Sư thầy Quyết cho biết tối 21/11, khi chuẩn bị làm lễ phật thì một số điện thoại lạ gọi vào máy của sư...