Việt Nam không có báo “lá cải”
Sáng 21-11, ngày thứ ba của phiên chất vấn tiếp tục với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Trả lời câu hỏi của ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) về báo “lá cải”, Bộ trưởng nói: “Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Như vậy có thể khẳng định rằng, trong xã hội ta không có báo lá cải”.
Dù vậy, Bộ trưởng cũng nhìn nhận, thực tế, một số cơ quan báo chí, một số tờ báo có lúc, có nơi, có thời kỳ không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không thực hiện đúng chỉ đạo, định hướng trong phương pháp tuyên truyền nên dẫn đến hiện tượng vi phạm như ĐBQH đã phản ánh. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Có thể nói đây là một biểu hiện của xu hướng báo lá cải, chứ không phải có báo lá cải. Hiện tượng này cần phải chấm dứt, phải ngăn chặn ra khỏi đời sống xã hội, đời sống báo chí chúng ta”.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng nêu giải pháp trong thời gian tới, Bộ TT-TT tiếp tục phối hợp các cơ quan chủ quản, kiểm tra, xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các sai phạm này. Cùng với đó, cần tuyền truyền, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để làm sao phóng viên báo chí là những người lính xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Mặt khác, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản cũng như vai trò trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan báo chí. “Chúng ta cần duy trì phương thức, quy trình làm báo. Nếu chúng ta duy trì tốt quy trình làm báo thì chắc chắn sẽ hạn chế, không còn sai phạm nêu trên” – Bộ trưởng nói.
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội): Kỳ chất vấn này thiếu lửa!
Trong các phiên trả lời chất vấn của kỳ họp này, các vị Bộ trưởng và các Trưởng ngành đều đã chuẩn bị rất kỹ tài liệu để trả lời. Trong quá trình trả lời chất vấn, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã nêu được những vấn đề các ĐBQH yêu cầu, tuy nhiên, cần ngắn gọn, rõ ràng hơn về những nội dung, tiến độ, kế hoạch thực hiện cụ thể. Yêu cầu của các ĐBQH và cử tri chỉ có vậy. Thực tế, khi trả lời chất vấn, các Bộ trưởng thiên về diễn giải nhiều hơn là đi thẳng vào các vấn đề. Theo tôi, có vấn đề cần phải giải thích, nhưng có vấn đề Bộ trưởng trả lời luôn thì đỡ mất thời gian.
Trong kỳ chất vấn này, về “độ nóng” so với các kỳ họp trước không bằng và có thể đánh giá là thiếu lửa. Có thể do một số vấn đề nêu ra từ các kỳ họp trước đã được giải quyết, nên sức hấp dẫn của phiên chất vấn này bị giảm nhiều.
ĐB Lê Thanh Vân (Hải Phòng): Nhiều đại biểu diễn đạt dài dòng
Video đang HOT
Tôi cho rằng, việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao là rất thỏa đáng, đáp ứng được mong đợi của cử tri.
Tuy nhiên, cách trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cũng cần đổi mới. Đồng chí Trương Hòa Bình trả lời theo cách giải đáp từng câu và như vậy mất thời gian. Không chỉ đồng chí Chánh án mà các vị Bộ trưởng khác cũng cần trả lời chất vấn theo cách gom các vấn đề lại để trả lời. Như vậy sẽ tránh mất thời gian, lan man, làm mất tập trung vào những yêu cầu chính. Theo tôi, cách đặt câu hỏi của một số ĐBQH cũng không tập trung, sa vào diễn đạt dài dòng. Khi ĐBQH yêu cầu các vị đăng đàn trả lời chất vấn trả lời thẳng vào vấn đề, thì chính họ cũng hay dẫn dắt vấn đề. Theo tôi, việc trả lời chất vấn tại Quốc hội cần đổi mới theo cách hỏi trọng tâm một vấn đề và giải đáp luôn vấn đề cần hỏi.
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội): Phải có câu hỏi hay, mới trả lời hay được
Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao trả lời rất cầu thị và bản thân đồng chí luôn có tinh thần cầu thị trong mọi phương diện, để hoàn thiện ngành Tòa án. Về cơ bản, phần trả lời của đồng chí Trương Hòa Bình đối với những câu hỏi ĐBQH nêu ra đều rõ ràng. Tuy nhiên, muốn có câu trả lời hay, phải có câu hỏi hay mà ở đây là câu chất vấn phải hay. Muốn chất vấn hay thì còn phụ thuộc vào năng lực của người đặt câu hỏi và khả năng bao quát, thu thập thông tin của người hỏi và ở đây là các ĐBQH.
Trong phiên trả lời chất vấn của đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, tôi nhận thấy có một số câu hỏi các ĐBQH đưa ra khá sắc sảo và cách trả lời của đồng chí Trương Hòa Bình đã thỏa mãn được yêu cầu các ĐBQH nêu.
Ngọc Khánh – Hồng Tuấn
Theo ANTD
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông: Việt Nam không có 'báo lá cải'
Người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) khẳng định Việt Nam không có "báo lá cải" và cần ngăn chặn, chấm dứt khuynh hướng "báo lá cải" ra khỏi đời sống xã hội, đời sống của nền báo chí.
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son trả lời chất vấn
Sáng 21.11, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son tiếp tục trả lời chất vấn của Quốc hội. Nhiều đại biểu đặt vấn đề thời gian qua có một số phương tiện truyền thông, mạng xã hội đưa tin sai, có những thông tin "độc" không đúng với văn hóa, thuần phong gây tổn hại danh dự cá nhân, tổ chức, thiệt hại kinh tế...
Trong xã hội ta không có "báo lá cải". Song trên thực tế, có một số cơ quan báo chí, trong một số thời kỳ không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích dẫn đến hiện tượng vi phạm. Hiện tượng đó là biểu hiện của khuynh hướng "báo lá cải", chứ không phải là "báo lá cải".
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đặt câu hỏi: Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong đó, hai vấn đề cơ bản nhất của nhân quyền là quyền bí mật thư tín điện thoại, thông tin cá nhân và quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Vậy Bộ TT-TT sẽ làm gì để chúng ta đáp ứng được vinh dự cũng như trách nhiệm của Việt Nam khi gia nhập hội đồng này?
Trả lời chất vấn của đại biểu, người đứng đầu Bộ TT-TT khẳng định theo Luật Báo chí thì "trong xã hội ta không có báo lá cải". Song trên thực tế, có một số cơ quan báo chí, trong một số thời kỳ không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích dẫn đến hiện tượng vi phạm. Hiện tượng đó là biểu hiện của khuynh hướng "báo lá cải", chứ không phải là "báo lá cải".
"Hiện tượng này ("báo lá cải" - PV) cần được ngăn chặn và chấm dứt ra khỏi đời sống xã hội, đời sống của nền báo chí nước ta", Bộ trưởng nói.
Đồng thời Bộ trưởng Son cũng khẳng định cần làm tốt việc cung cấp thông tin chính thống cho báo chí. Các tổ chức, cơ quan cần thực hiện quy chế phát ngôn cho báo chí, để báo chí được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện. Báo chí có nhiều thông tin đúng, đủ từ đó lấn áp những thông tin xuyên tạc.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin
Về hoạt động báo chí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng có ý kiến khẳng định, đào tạo phóng viên là điều cốt lõi vì phóng viên là linh hồn của báo chí.
Ông Hùng đề nghị, quản lý báo chí cần tập trung vào ba việc là: Quản lý tôn chỉ mục đích của tờ báo; Trách nhiệm của phóng viên; Trách nhiệm của ban biên tập, từng thành viên ban biên tập và cơ quan chủ quản.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, về vấn đề cấp phép, không thể nói người cấp phép không có trách nhiệm. "Đã cấp phép thì phải có trách nhiệm, có thể cấp phép thì có thể rút giấy phép. Cấp phép không nghiêm, không đúng thì chắc chắn sẽ để lại hậu quả", Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo TNO
Chiều nay 21-11, Thủ tướng trả lời chất vấn Theo nghị trình, sau khi Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son kết thúc phần trả lời vào phiên họp Quốc hội sáng nay, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội. Sau đó, khép lại phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ thêm...