Việt Nam không cần nhờ nước ngoài xét nghiệm Ebola
Viện Phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, Việt Nam có đầy đủ năng lực phát hiện virus chết người Ebola.
Hiện nay số người tử vong do virus Ebola tại châu Phi đã lên đến 1000 người. Bộ Y tế lo ngại, virus Ebola có thể tràn vào Việt Nam.
Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại dịch Ebola xâm nhập, liệu Việt Nam có thể xét nghiệm và cho kết quả được ngay hay phải gửi mẫu bệnh phẩm ra nước ngoài.
PGS.TS. Trần Như Dương, Viện Phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, hiện nay, xét nghiệm chẩn đoán virus Ebola chủ yếu dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử. Với những thiết bị hiện có ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam có đầy đủ năng lực để phát hiện loại dịch bệnh này.
Khu vực xét nghiệm virus Ebola (nếu có) tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
“Các kỹ thuật xét nghiệm virus Ebola thường cho kết quả từ 24 đến 48 giờ”, TS Dương nói.
Theo ông Dương, virus Ebola cực kỳ nguy hiểm, vì vậy việc phát hiện và tách biệt các tác nhân này cũng phải đòi hỏi độ an toàn hết sức nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Ông Dương cho biết, tại Việt Nam có 3 phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp độ, 4 máy ở Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và1 máy ở Viện Paster Hồ Chí Minh với đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn.
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới chỉ đạo cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Paster Hồ Chí Minh chuẩn bị sẵn sàng năng lực này để tiếp nhận các bệnh phẩm của các bệnh nhân nghi ngờ mắc Ebola để xét nghiệm, nhằm đảm bảo an toàn cao nhất theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Các chuyên gia trao đổi cách ứng phó với virus Ebola
“Cho đến giờ này, chúng tôi cũng đã chuẩn bị với tinh thần cao nhất nhằm xét nghiệm các phẩm phẩm nghi mắc Ebola”, ông Dương khẳng định.
Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông tin, tại viện, hệ thống nhà và các khung giá đang được lắp đặt tại Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương là hệ thống nhà bạt giúp khử khuẩn, tiệt trùng, làm sạch một cách khẩn cấp khi có dịch bệnh.
“Mục đích chính của nhà bạt để phục vụ cho những tình huống khẩn cấp trong những dịch bệnh nguy hiểm”, ông Dương nói.
Bộ Y tế giao cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trước hết làm nhiệm vụ huấn luyện cho các cán bộ y tế, sau đó mở rộng nhà bạt ở những nơi có nguy cơ dịch dễ xâm nhập.
Bộ Y tế cho biết, để chủ động đối phó với dịch bệnh do vius Ebola, Bộ đã triển khai các hoạt động như: khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giám sát, phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ngành y tế giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
Theo Khampha
Đại dịch Ebola bùng phát là do nghèo khổ, y đức
- Báo chí Pháp đề cập đến dịch Ebola bùng phát ở châu Phi dưới góc nhìn chênh lệch giàu nghèo và khía cạnh y đức.
Tờ báo cho rằng chính tình trạng vệ sinh y tế tồi tàn, cuộc sống nghèo khổ ở châu Phi đã góp phần đẩy nhanh tốc độ lây lan dịch Ebola.
Theo báo chí Pháp, đại dịch Ebola bùng phát là do nghèo khổ
Được phát hiện lần đầu từ năm 1976 tại một khu làng nhỏ của Congo nằm bên dòng sông Ebola, virus Ebola đến nay đã nhiều lần xuất hiện trở lại ở nhiều nước châu Phi và đã làm thiệt mạng khoảng 1.300 người ở các nước như Cộng hoà Dân chủ Congo, Sudan, Gabon và Uganda.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng đợt bùng phát trở lại lần này từ hồi tháng Giêng năm nay, virus Ebola đã làm chết gần 1.000 người trong tổng số 1.700 bệnh nhân bị nhiễm virus, như vậy là tỷ lệ tử vong lên tới 60%. Bốn nước liên quan chính trong đợt dịch này là Guinéee, Sierra Leone, Liberia và Nigeria.
L'Humanité nhận thấy là gần 40 năm sau khi phát hiện ra virus Ebola, đến nay thế giới vẫn chưa có được vaccin hay cách điều trị nào hữu hiệu. Tờ báo L'humanité dẫn lời ông Pierre Mendiharat thuộc tổ chức Y sĩ không biên giới (MSF) giải thích: "Đó là bởi vì chỉ có số lượng rất nhỏ người mắc bệnh Ebola, chưa đủ tạo thành thị trường cho các hãng dược phẩm tư nhân đổ tiền vào nghiên cứu". Mỗi khi dập được dịch xong là không có ai nghĩ đến đầu tư nghiên cứu điều trị hay vaccin nữa và cứ như thế, theo chuyên gia của MSF này, những đợt dịch sắp tới sẽ còn bùng phát trở lại ở những nước nghèo.
Hãng dược phẩm lớn của Anh GSK hiện vẫn còn trong quá trình nghiên cứu và vaccin phòng Ebola có lẽ chỉ có thể có được sớm nhất vào năm 2015. Trong khi đó mức độ lan tràn nguy hiểm của dịch Ebola đang đòi hỏi thế giới phải hành động gấp.
Còn nhật báo Công giáo La Croix nêu ra "những vấn đề đạo đức của việc tiếp cận điều trị bệnh Ebola" nhân việc Tổ chức Y tế Thế giới ngày 12/8 công bố những khuyến cáo của Uỷ ban đạo đức về việc đưa thử nghiệm điều trị bệnh Ebola tại những nước châu Phi.
Vấn đề này đang làm dấy lên tranh luận phức tạp về hiệu quả và tính vô hại của những phương pháp điều trị mà hiện tại mới chỉ được áp dụng cho 3 bệnh nhân xuất thân từ những nước giàu có gồm hai nhân viên hoạt động nhân đạo người Mỹ bị nhiễm bệnh tại Liberia và một là linh mục người Tây Ban Nha bị nhiễm virus ở Liberia và đã được đưa về Madrid điều trị. Theo tin mới nhất thì bệnh nhân này đã tử vong hôm 12/8.
Vấn đề mà tờ báo đặt ra đầu tiên là chỉ có những người bệnh ở những nước giàu có mới có thể được điều trị, thử nghiệm chống virus Ebola.
Xã luận báo La Croix kết luận: "Dịch Ebola, biểu hiện của sự bất bình đẳng trong thế giới chúng ta, giữa những nước giàu có được trang bị đầy đủ để ngăn chặn virus lây lan và những nước có hệ thống vệ sinh y tế tồi tàn. Hy vọng dịch Ebola còn là dịp để thể hiện tình đoàn kết quốc tế có hiệu quả vì những người dân bị đe dọa nhất, cho dù đó là những người dân ở xứ sở xa xôi".
VĂN LINH
Theo Vietbao
Bộ Y tế khẳng định Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Ebola Tính đến ngày 12/8/2014 đã ghi nhận tổng cộng 1.848 trường hợp nhiễm Virus Ebola, trong đó có 1013 trường hợp tử vong. Tất cả số trường hợp mắc và tử vong do vi rút Ebola đều tại 4 nước vùng Tây Phi gồm: Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone. Tại việt Nam bộ Y tế nhận định dịch bệnh do vi rút...