Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong các vấn đề toàn cầu
Sau 30 năm trở thành thành viên Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 62 bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HBA) nhiệm kỳ 2008-2009 với đa số phiếu ủng hộ áp đảo.
Dù là lần đầu tiên đảm nhận cương vị quan trọng này, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy các sáng kiến giúp giảm nhiệt căng thẳng xung đột tại các nước trên thế giới, có nhiều đóng góp thực chất, tích cực, để lại dấu ấn, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Trong bối cảnh khối lượng và nhịp độ làm việc tại HĐBA LHQ dày đặc và khẩn trương khi tình hình quốc tế luôn biến động không ngừng, trong nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã bắt nhịp nhanh, tham gia đóng góp tích cực, chủ động và toàn diện trên tất cả các vấn đề của cơ quan quyền lực nhất LHQ này. Trong 2 năm 2008-2009, HĐBA đã tiến hành 1.500 cuộc họp ở các cấp (trung bình 2,5 cuộc/ngày), thông qua 113 nghị quyết, 165 tuyên bố chủ tịch và tuyên bố báo chí thuộc hơn 50 đề mục của chương trình nghị sự; xử lý nhiều vấn đề quốc tế và khu vực phức tạp. Các quyết định tại HĐBA thường khẩn trương, có khi chỉ trong vài ngày, đòi hỏi các thành viên phải có cơ chế quyết sách kịp thời, trong khi đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia HĐBA.
Ngoài vai trò là ủy viên không thường trực, cùng 14 thành viên khác của HĐBA (trong đó có 5 ủy viên thường trực) tham gia thảo luận, đóng góp, quyết định các vấn đề chung toàn cầu liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực và thế giới, Việt Nam còn được bầu làm chủ tịch và phó chủ tịch một số tiểu ban của HĐBA, hai lần làm chủ tịch tháng của HĐBA (tháng 7/2008 và tháng 10/2009), xây dựng báo cáo năm về công việc của cơ quan này, cũng như chủ trì soạn thảo, thương lượng giúp HĐBA thông qua nghị quyết về phụ nữ và hòa bình an ninh. Trong các cuộc họp của HĐBA, đại diện Việt Nam đã tham gia với thái độ, chủ động, tích cực, có trách nhiệm, đề xuất nhiều ý kiến, giải pháp có tính khả thi đối với những vấn đề được thảo luận. Nhiều ý kiến, đề xuất của Việt Nam đã được ghi nhận, đồng tình và được đưa vào các văn kiện của HĐBA. Là đại diện của châu Á, Việt Nam đã quan tâm thúc đẩy giải quyết hòa bình các vấn đề ở khu vực, ví dụ như châu Phi, Trung Đông. Trong hai lần là chủ tịch tháng của HĐBA, Việt Nam đều thúc đẩy thảo luận mở về vấn đề hòa bình Trung Đông.
Trong hai năm 2008-2009 tại HĐBA, Việt Nam triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại yêu chuộng hòa bình, đóng góp tích cực trong việc giải quyết xung đột, khủng hoảng trên thế giới, ủng hộ các giải pháp thông qua thương lượng hòa bình, hạn chế các biện pháp trừng phạt, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực tham gia và biểu quyết tại HĐBA về các vấn đề như chống chiến tranh, giải trừ quân bị, chống khủng bố, hạn chế việc áp dụng các biện pháp trừng phạt, đóng góp cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, đẩy lùi những âm mưu lợi dụng dân chủ, nhân quyền để can thiệp… Tuy chỉ trong 2 năm, song nhờ việc nghiên cứu và chuẩn bị lưỡng trong nhiều năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đối ngoại đa phương, Việt Nam đã làm tròn trọng trách của mình, thể hiện là một thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế, đóng góp không nhỏ vào nỗ lực đảm bảo vẹn toàn an ninh, hòa bình thế giới.
Đánh giá về hoạt động của Việt Nam trên cương vị ủy viên không thường trực HBA nhiệm kỳ 2008-2009, tạp chí The Econimist (Nhà kinh doanh) của Anh nhận xét: Việt Nam đã tích cực thể hiện quan điểm và tìm giải pháp cho các vấn đề quốc tế. Trong khi đó, Đại sứ Thomas Mayr- Harting, Trưởng Phái đoàn thường trực CH Áo tại LHQ thời điểm Việt Nam đảm đương cương vị ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, nhấn mạnh Việt Nam có thể hoàn toàn tự hào về sự hiện diện của mình tại HĐBA với việc thể hiện tốt trách nhiệm chính trị trong cơ quan này của LHQ. Theo ông Thomas Mayr- Harting, trong nhiệm kỳ này, Việt Nam không chỉ đóng vai trò đại diện cho châu Á, thể hiện tốt tiếng nói của châu Á và của khu vực, mà còn đưa ra các vấn đề rất quan trọng khác như bảo vệ trẻ em, phụ nữ hòa bình và an ninh…, cho thấy vai trò tiên phong và trách nhiệm của Việt Nam đối với những vấn đề toàn cầu. Điều khiến bạn bè quốc tế ấn tượng là cách Việt Nam đưa kinh nghiệm tích lũy được và nền tảng lịch sử riêng của mình để giải quyết hiệu quả nhất công việc ở HĐBA, đồng thời Việt Nam là nước luôn đối thoại với các nước khác. Phương châm làm việc dựa trên đối thoại của Việt Nam tại HĐBA được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Video đang HOT
Nhà báo George Alan Baumgarten – một cây bút kỳ cựu chuyên viết về LHQ cho nhiều tờ báo quốc tế- cũng đã đánh giá cao 2 năm Việt Nam đảm nhận cương vị ủy viên không thường trực HĐBA. Ông nhận định trong 2 năm đó, Việt Nam đã có nhiều đóng góp thực chất, tích cực, để lại dấu ấn, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales (Australia) Carl Thayer nhận xét, trong nhiệm kỳ năm 2008 – 2009, Việt Nam đã được Mỹ ca ngợi vì những đóng góp tích cực về các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố.
Trong khi đó, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, nhắc lại thời điểm đó, Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong HĐBA, đặc biệt là việc ủng hộ Nghị quyết của LHQ về phụ nữ, hòa bình và an ninh. Ông Malhotra nhấn mạnh sau thời gian này, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò thành viên cộng đồng quốc tế tích cực, triển khai nhiều chính sách, tham gia vào nỗ lực đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế, như cử 63 sỹ quan tham gia Bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Nam Sudan, tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ giai đoạn 2014-2016, được lựa chọn vào Ủy ban LHQ về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), một vai trò mới của Việt Nam trong 6 năm kể từ năm 2019…
Có thể nói chính những đóng góp tích cực của Việt Nam trên cương vị ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 đã tạo cơ sở để Việt Nam được các nước châu Á – Thái Bình Dương đồng thuận cao giới thiệu làm ứng viên duy nhất ứng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 -2021. Nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam đảm đương trọng trách tại cơ quan quyền lực này không chỉ nâng cao hơn nữa vị thế và hình ảnh một đất nước Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, mà còn khẳng định Việt Nam có đủ năng lực để đóng góp chủ động, tích cực, giữ vai trò lớn hơn trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế. Đây sẽ là hành trang và kinh nghiệm quý để Việt Nam tự tin tiếp tục đảm đương trọng trách tại HĐBA LHQ.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Ông Bùi Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu "đón đầu xu thế" già hóa dân số
Theo ông Bùi Sỹ Lợi việc tăng tuổi nghỉ hưu, bước đầu chính là cách điều chỉnh nhận thức, quan điểm và phương pháp để người lao động Việt Nam quen dần với việc phải làm việc sau khi về già.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Tăng tuổi nghỉ hưu để quen dần với việc làm việc sau khi về già
Trả lời báo chí tại hành lang Quốc hội chiều 29/5, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chia sẻ kết quả khảo sát về độ tuổi nghỉ hưu theo dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến.
"100% phụ nữ trong khu vực hành chính sự nghiệp muốn bình đẳng tuổi nghỉ hưu với nam giới là 62 trong khi các nữ công nhân không ai muốn tăng tuổi nghỉ hưu", ông Bùi Sỹ Lợi đề cập quanh quy định được quan tâm bậc nhất với dự thảo Luật Lao động (sửa đổi).
Trong tờ trình của Chính phủ, hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra để Quốc hội thảo luận. Phương án 1 tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình thêm 3 tháng/năm đối với nam giới và 4 tháng/năm với nữ giới cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi. Phương án thứ 2 có tốc độ tăng tuổi nghỉ hưu nhanh hơn là 4 tháng đối với nam và 6 tháng với nữ.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết ông đồng tình với phương án 1 bởi nó không gây sốc cho thị trường lao động, bổ sung thêm việc làm và không tạo ra tình trạng thất nghiệp tức thời. Tuy nhiên, ông Lợi cũng cho rằng còn nhiều thời gian để thảo luận về dự thảo luật này và điều quan trọng nhất là phải xin ý kiến tất cả các đối tượng có thể chịu ảnh hưởng.
Trong bối cảnh Liên Hợp Quốc từng nhiều lần cảnh báo dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng, ông Lợi cũng cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu, bước đầu, chính là cách điều chỉnh nhận thức, quan điểm và phương pháp để người lao động Việt Nam quen dần với việc phải làm việc sau khi về già.
Lấy Nhật Bản làm ví dụ, ông Lợi cho biết tuổi nghỉ hưu ở quốc gia Đông Á này là 70 trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực đang trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó, Việt Nam đã bước qua thời kỳ dân số vàng và bước vào giai đoạn đầu của quá trình già hóa, điều có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu Việt Nam không có những bước chuẩn bị để đương đầu với những thách thức này.
"Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện nay là 76,6. Suốt gần 70 năm qua, chúng ta không điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu", ông Lợi đề cập đến việc cấp thiết phải nâng tuổi nghỉ hưu để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam.
Ngoài ra, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhấn mạnh rằng hơn 40% tổng số người về hưu của Việt Nam đang tiếp tục làm việc trong thị trường lao động. Điều này có nghĩa là những người này vừa hưởng lương hưu nhưng lại vừa hưởng lương lao động. Nó cũng góp phần giải thích cho việc 4 tháng đầu năm, nguồn nhân lực mới được bổ sung của Việt Nam là gần 400.000 người nhưng đã giải quyết việc làm cho hơn 400.000 lao động.
"Với những lý do đó, chúng ta phải nghiên cứu, tính toán để chuẩn bị lộ trình nhằm tránh những cú sốc cho thị trường lao động, đón đầu xu thế già hóa dân số và tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước", ông Lợi nhấn mạnh.
Bản thân ông Lợi cũng đề cập đến những băn khoăn của người lao động với việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam. Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội nhấn mạnh thực chất, không phải ai cũng buộc phải làm đến độ tuổi này. Dự án Luật Lao động sửa đổi cũng trao cho người lao động "quyền" nghỉ hưu thay vì "có thể" nghỉ hưu như luật trước đó.
"Những người lao động trong các ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử hay những ngành vẫn được biết tới là nặng nhọc sẽ được về hưu sớm hơn so với độ tuổi quy định", ông Lợi nhấn mạnh.
Việt Nam, 1 trong nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới
Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) quy định những người làm việc trong điều kiện bị suy giảm khả năng lao động sẽ được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm. Nếu công việc diễn ra trong môi trường độc hại, nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức lao động thì người làm có thể được nghỉ hưu sớm tới 10 năm. Chính phủ sẽ ban hành quy định cụ thể về những ngành nghề nào người lao động được quyền nghỉ hưu sớm.
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng đã có những chia sẻ về tình trạng nhân khẩu học của Việt Nam. Cùng nhận định Việt Nam đã không còn ở thời kỳ đỉnh của dân số vàng, Bộ trưởng Dung cho biết Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
Về việc tăng tuổi nghỉ hưu của công nhân, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt và Chính phủ đang rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, lĩnh vực công việc nặng nhọc, độc hại cần được nghỉ hưu sớm để lập danh sách kèm theo bộ luật này. Đối với những lao động trình độ cao, lành nghề hoặc làm việc trong các lĩnh vực đặc biệt, thời gian nghỉ hưu có thể kéo dài hơn so với quy định của luật, thậm chí khuyến khích họ làm việc đến hết đời.
Theo Bizlive
Toàn cảnh lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak 2019 Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019) đã chính thức khai mạc sáng nay (12.5) va diễn ra hết ngày 14.5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự lê khai mạc và phát biểu. Đại Lễ Vesak (lễ Tam hợp kỷ niệm Đức Phật Đản sinh, thành đạo, niết bàn) được Đại...