Việt Nam khẳng định tiến trình hòa bình do người Libya dẫn dắt và làm chủ là giải pháp duy nhất
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 10/11 đã họp theo hình thức trực tuyến về tình hình tại Libya.
Toàn cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc họp có sự tham dự của bà Fatou Bensouda, Công tố viên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Libya tại LHQ. Tại cuộc họp, Việt Nam khẳng định tiến trình hòa bình do người Libya dẫn dắt và làm chủ là giải pháp duy nhất để tiến tới hòa bình lâu dài ở Libya.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, các nước thành viên HĐBA phát biểu hoan nghênh những tiến triển tích cực về chính trị và an ninh tại Libya trong thời gian vừa qua, đặc biệt là việc ký thỏa thuận ngừng bắn dài hạn ngày 23/10/2020.
Video đang HOT
Các nước cũng kêu gọi các bên liên quan ở Libya thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA liên quan đến Libya cũng như tiếp tục nỗ lực đạt các kết quả thực chất tại các kênh đối thoại chính trị, kinh tế và quân sự theo Nghị quyết 2510 của HĐBA.
Một số nước thành viên hoan nghênh và ủng hộ hoạt động của Công tố viên ICC trên cơ sở Nghị quyết 1970 (2011) của HĐBA, kêu gọi chính quyền Libya hợp tác với ICC. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Libya nhấn mạnh nỗ lực của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) hướng tới giải pháp hòa bình cho xung đột ở Libya; tái khẳng định việc bảo đảm công lý là vấn đề thuộc chủ quyền và thẩm quyền của quốc gia và các cơ quan chức năng Libya có đầy đủ năng lực tư pháp. Đồng thời, ông nhấn mạnh Chính quyền GNA cam kết thực thi đầy đủ các Nghị quyết của HĐBA, trong đó có Nghị quyết 1970.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn dài hạn ngày 23/10; đánh giá cao nỗ lực của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL), các nước, tổ chức khu vực và các nước liên quan trong thúc đẩy đối thoại hòa bình. Đại sứ cũng nhấn mạnh mỗi quốc gia có trách nhiệm hàng đầu trong bảo đảm tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, ngăn ngừa và trừng trị tội phạm hình sự nghiêm trọng như tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội xâm lược; việc truy cứu trách nhiệm vi phạm luật nhân đạo quốc tế, tội phạm hình sự nghiêm trọng cần phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về độc lập, chủ quyền quốc gia.
So với 6 tháng đầu năm 2020, tình hình chính trị, an ninh tại Libya trong những tháng vừa qua đã có nhiều tiến triển tích cực. Ngày 23/10/2020, tại Geneva (Thụy Sĩ), đại diện của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) và lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã ký kết Thỏa thuận ngừng bắn dài hạn dưới sự chứng kiến của UNSMIL.
Hiện các bên đang tiếp tục thảo luận về quá trình thực thi và giám sát thỏa thuận ngừng bắn. Đối thoại trên kênh chính trị cũng được tái khởi động tại Tunisia vào ngày 09/11/2020. Theo Nghị quyết 1970 (năm 2011), HĐBA LHQ mời Công tố viên Trưởng của ICC có báo cáo lên HĐBA định kỳ 6 tháng/lần về các hành vi được cho là phạm tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh liên quan đến Libya.
Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ
Ngày 4/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận thường niên về Lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ-Cảnh sát LHQ.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: Hữu Thanh/Pv TTXVN tại New York, Hoa Kỳ
Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các thể chế pháp quyền và an ninh, Alexander Zouev, và lãnh đạo cấu phần cảnh sát của các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan (UNMISS), Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA), Mali (MINUSMA) và phái bộ chính trị đặc biệt tại Haiti (BINUH) đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Zouev tập trung nêu các ưu tiên chiến lược của lực lượng cảnh sát trong hoạt động hòa bình, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa các tổ chức khu vực, tiểu khu vực và hệ thống LHQ đối với nỗ lực chuyển đổi, duy trì hòa bình và ngăn ngừa xung đột tai bung phat. Ông Zouev nhìn nhận vai trò quan trọng của lực lượng cảnh sát LHQ trong bảo vệ thường dân, xây dựng năng lực và hỗ trợ ứng phó với đại dịch viêm đương hô hâp câp COVID-19 hiện nay. Các lãnh đạo cấu phần cảnh sát của 4 phái bộ UNMISS, MINUSCA, MINUSMA, BINUH chia sẻ thông tin cập nhật liên quan đến vai trò và đóng góp của cảnh sát trên thực địa, trong đó có việc tăng cường chất lượng và trách nhiệm của cảnh sát LHQ thúc đẩy giải pháp chính trị, xây dựng năng lực và nỗ lực phát triển của các thể chế an ninh quốc gia, tăng cường sự tham gia của nữ giơi và sự nhạy cảm về giới trong công tác cảnh sát.
Trong trao đổi, các nước thành viên HĐBA nhìn nhận cảnh sát LHQ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, đặc biệt trong bảo vệ thường dân, hỗ trợ xây dựng năng lực của lực lượng cảnh sát nước chủ nhà; nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ giúp nâng cao hiệu quả của các phái bộ và cần thúc đẩy hơn nữa vai trò, sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng gìn giữ hòa bình, trong đó có lực lượng cảnh sát LHQ. Một số nước cũng cho rằng cần tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của lực lượng gìn giữ hòa bình nói chung và thúc đẩy thực hiện các cam kết theo sáng kiến Hành động vì Gìn giữ hòa bình (A4P).
Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý, tái khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình và các sáng kiến phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả gìn giữ hòa bình. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng cảnh sát LHQ, Đại sứ ghi nhận sự hy sinh và cống hiến của lực lượng cảnh sát LHQ, vai trò ngày càng được nâng cao của lực lượng này, đồng thời hoan nghênh nỗ lực của lực lượng gìn giữ hòa bình nói chung, trong đó có cảnh sát LHQ hỗ trợ các quốc gia trong bảo đảm hòa bình và ứng phó với đại dịch COVID-19 hiện nay. Đại sứ cũng đánh giá cao vai trò, sự tham gia và kêu gọi tăng cường số lượng phụ nữ trong lực lượng gìn giữ hòa bình và nhấn mạnh cần có thêm các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an toàn, an ninh và môi trường làm việc thuận lợi cho nữ nhân viên gìn giữ hòa bình. Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết Việt Nam đang tích cực chuẩn bị và đào tạo để có thể tham gia lực lượng cảnh sát LHQ thời gian tới.
* Cảnh sát LHQ là một phần thuộc các phái bộ gin giư hoa binh hoặc phái bộ chính trị đặc biệt. Sứ mệnh của lực lượng cảnh sát LHQ gồm hỗ trợ hoạt động của các phái bộ gin giư hoa binh và phái bộ chính trị đặc biệt thông qua bảo vệ thường dân, xây dựng năng lực, hỗ trợ sự phát triển của nước tiếp nhận.
Hiện có khoảng 11.000 cảnh sát LHQ từ 90 quốc gia tham gia vào 12 phái bộ. Tính đến ngày 31/8 vưa qua, 5 phái bộ có lực lượng cảnh sát LHQ nhiều nhất là UNAMID, MINUSCA, UNMISS, MINUSMA, MONUSCO và 10 nước cử cảnh sát nhiều nhất là Senegal (1.071), Rwanda (1.037), Ai Cập (848), Bangladesh (644), Nepal (559), Togo (501), Jordan (390), Burkina Faso (370), Ghana (353), Cameroon (322).
Tổng thống Philippines sẵn sàng ra tòa vì cuộc chiến ma túy Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông sẵn sàng chịu trách nhiệm về những cái chết trong cuộc chiến chống ma túy do mình phát động. Ông Duterte nói thêm ông sẵn sàng đối mặt với những cáo buộc có thể khiến mình phải ngồi tù, nhưng ông sẽ không chấp nhận cáo buộc về tội ác chống lại loài người, AP...