Việt Nam khẳng định lập trường lên án sử dụng vũ khí hóa học
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam khẳng định lập trường lên án hành vi sử dụng vũ khí hoá học và nhấn mạnh cần tôn trọng và thực thi đầy đủ Công ước Cấm vũ khí hóa học (CWC) tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) ngày 4/8 (ngày 5/8 giờ Việt Nam) thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết 2118 (2013) liên quan đến vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
Quang cảnh phiên họp HĐBA LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo trước HĐBA, Phó Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Thomas Markram thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Ông Markram cho biết hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria đang tiếp tục phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện phòng chống đại dịch COVID-19.
Ban Thư ký OPCW và Chính quyền Syria tiếp tục đặt trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề khác biệt trong khai báo ban đầu của Syria theo quy định của CWC. Quá trình trao đổi kỹ thuật gần đây không có tiến triển, tuy nhiên đáng chú ý có việc Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Người đứng đầu Cơ quan đầu mối quốc gia về CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW đã nhất trí sẽ sớm gặp trực tiếp tại thủ đô Damascus để thảo luận về hướng giải quyết. Phó Đại diện Cao cấp nhấn mạnh việc cần sớm tìm giải pháp cho một số vấn đề còn tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu, coi là cơ sở quan trọng để giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học ở Syria.
Tại cuộc họp, các thành viên HĐBA bày tỏ lo ngại về các cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học tại Syria và kêu gọi cần tăng cường hợp tác ngăn ngừa hành vi này. Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác giữa Ban Thư ký OPCW và Syria nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng, hướng tới việc triển khai đầy đủ nghĩa vụ theo CWC và Nghị quyết 2118 của HĐBA.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ hoan nghênh việc Syria và Ban Thư ký OPCW sẵn sàng tiến hành trao đổi cấp cao, cho đây là cơ hội để đẩy mạnh đối thoại hướng tới giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hóa học tại Syria. Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác mang tính xây dựng và sự thống nhất giữa cộng đồng quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực hợp tác của OPCW và Syria.
Hàn Quốc gia hạn quy định giãn cách xã hội
Trong cuộc họp ngày 21/5 tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum thông báo sẽ gia hạn quy định giãn cách xã hội trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục phát hiện các ổ dịch mới và các ca nhiễm biến thể của SARS-CoV-2.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Gwangju, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo đó, khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi có khoảng 26 triệu người sinh sống, sẽ tiếp tục thực hiện quy định giãn cách xã hội cấp 2, trong khi các địa phương khác trên khắp cả nước thực hiện quy định giãn các xã hội cấp 1,5. Thời gian áp dụng quy định này sẽ được kéo dài thêm 3 tuần, bắt đầu từ ngày 24/5.
Trong 24 giờ tính đến tối 20/5, Hàn Quốc ghi nhận thêm 561 ca nhiễm, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này lên 134.678 ca. Trong số các ca nhiễm mới, có 171 ca ghi nhận được ở thủ đô Seoul và 161 ca tại tỉnh Gyeonggi. Số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày trong tuần qua tại Hàn Quốc là 614 ca. Kể từ ngày 8/11/2020 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày tại Hàn Quốc liên tục ở mức 3 con số do nhiều ổ dịch nhỏ bùng phát tại thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi, cũng như các ca nhập cảnh.
Kể từ khi triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 quy mô lớn từ ngày 26/2, Hàn Quốc đến nay đã tiêm chủng cho 3.772.599 người, trong đó có 1.482.842 người đã được đã được tiêm đủ liều vaccine.
* Tại Nhật Bản, Chính phủ nước này dự kiến trong ngày 21/5 sẽ thông báo quyết định đưa Okinawa vào danh sách khu vực phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp ứng phó với dịch COVID-19. Dự kiến, tình trạng khẩn cấp tại Okinawa sẽ có hiệu lực từ ngày 23/5 đến ngày 20/6, trong đó có biện pháp cấm nhà hàng phục vụ bia, rượu.
Quyết định được cân nhắc trong bối cảnh ngày 19/5, Okinawa ghi nhận hơn 200 ca nhiễm mới - mức tăng trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại tỉnh này. Hiện hơn 90% giường bệnh dành cho bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện của tỉnh đã kín chỗ và hệ thống y tế tại tỉnh này đang trong tình trạng khủng hoảng.
Như vậy, sẽ có tổng cộng 10 tỉnh ở Nhật Bản thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh khẩn cấp. Tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại 9 tỉnh của Nhật Bản, trong đó có Tokyo và Osaka, sẽ hết hạn vào ngày 31/5 tới.
* Tại châu Phi, ngày 20/5, Chính phủ Maroc thông báo sẽ nới lỏng các hạn chế liên quan việc phòng chống đại dịch COVID-19 kể từ 21/5, bao gồm cả lệnh giới nghiêm ban đêm, trong bối cảnh số mắc mới giảm mạnh trong vài tuần gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, lệnh giới nghiêm ban đêm ở Maroc, được áp dụng kể từ cuối tháng 12 và được siết chặt trong tháng Ramadan, sẽ được nới lỏng xuống từ 23h00 hôm trước đến 4h30 sáng hôm sau, rút ngắn so với quy định trước đó (từ 20h00 hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau).
Các cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê sẽ được mở cửa đến 23h00, muộn hơn 1 tiếng so với quy định cũ. Tuy nhiên, các bữa tiệc, hoạt động tụ tập đông người, biểu tình và tang lễ vẫn bị cấm và các rạp chiếu phim vẫn phải đóng cửa. Bên cạnh đó, tình trạng khẩn cấp y tế sẽ được gia hạn cho đến ngày 10/6. Các chuyến bay kết nối với khoảng 50 quốc gia cũng bị đình chỉ cho đến ngày 10/6.
Bộ Y tế Maroc đánh giá đà lây lan của dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này đang giảm mạnh. Tính đến chiều 20/5, nước này ghi nhận tổng cộng 516.091 ca mắc COVID-19 và 9.109 bệnh nhân không qua khỏi. Hiện Maroc xếp thứ 2 trong 10 quốc gia châu Phi ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất ở châu lục này.
Chương trình tiêm chủng phòng chống COVID-19 tại Maroc được triển khai từ cuối tháng 1/2021, đến nay đã tiêm mũi vaccine đầu tiên cho khoảng 7,2 triệu người, trong đó có 4,7 triệu người tiêm đầy đủ 2 mũi. Theo số liệu chính thức, hơn 1,5 triệu người Maroc đã bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 4/2021 do vi phạm tình trạng khẩn cấp y tế, trong đó khoảng 280.000 người đã bị đưa ra xét xử.
Hàng triệu người dân thế giới đón lễ Phục Sinh trong đại dịch COVID-19 Ngày 4/4, hàng triệu người theo đạo Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới kỷ niệm ngày lễ Phục Sinh thứ 2 trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng chống đại dịch COVID-19. Giáo hoàng Francis (trái) chủ trì lễ vọng Phục sinh tại thánh đường St.Peter ở Vatican, ngày 3/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Trong bài phát...