Việt Nam khẳng định chủ quyền biển, đảo từ hàng ngàn năm trước
Ngày 9/5, tại Đồng Nai, Hội Luật gia và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị giới thiệu về lịch sử chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Tại hội nghị, nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nói chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đã được khẳng định từ hàng ngàn năm trước và hiện nay dân tộc ta đang kế thừa những giá trị mang tính liên tục của lịch sử để tiếp tục gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cũng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, từ nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời nhà Nguyễn cũng tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa…
Mới đây, tại triển lãm “Đồng Nai hướng về biển, đảo”, tỉnh Đồng Nai cũng đã giới thiệu bốn tấm bản đồ cổ và 14 bản đồ của các nhà sưu tầm trong và ngoài nước khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Video đang HOT
Theo xahoi
Vụ Đàn Xã Tắc: Ông Dương Trung Quốc gửi thư lên Thủ tướng
Đại diện cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Phó chủ tịch Hội - nhà sử học Dương Trung Quốc vừa có thư gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bí thư Thành uỷ và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về dự án cầu vượt tại khu vực có di tích Đàn Xã Tắc...
Nhà Sử học Dương Trung Quốc
Theo đó, với chức năng của mình, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã bày tỏ quan điểm và đưa ra những kiến nghị cụ thể về dự án xây dựng cầu vượt tại khu vực có di tích Đàn Xã Tắc (Ô Chợ Dừa, Hà Nội), một dự án đang gây nhiều quan ngại đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và tạo nên những dư luận trái chiều trong xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trước hết, ông Dương Trung Quốc khẳng định, di tích Đàn Xã Tắc có một giá trị đặc biệt quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Nó vừa xác định những dấu tích của một thành phần kiến trúc truyền thống trong quần thể các kinh đô của các triều đại Việt Nam gắn với tín ngưỡng quốc gia thờ đất và lúa của tổ tiên và các triều đại phong kiến. Dưới lớp di tích đàn Xã Tắc, còn di tích sớm nhất của con người trên vùng đất trung tâm Hà Nội cách ngày nay khoảng 3.500 năm và di tích cư trú hồi đầu công nguyên. "Nó phải là đối tượng được điều chỉnh của Luật Di sản để bảo vệ và phát huy những giá trị của di sản quốc gia" - ông Dương Trung Quốc khẳng định.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, việc giải quyết hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển là một nguyên tắc mà mọi ngành phải tuân thủ trên cơ sở luật pháp hiện hành. Việc phát hiện dấu tích của Đàn Xã Tắc trong quá trình cải tạo và xây dựng hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội, sau đó là việc thực hiện đúng những nguyên tắc trên dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch cũng như lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã tạo nên một không gian di tích định vị di tích Đàn Xã Tắc là một thành công. Giải pháp chấp nhận hạn chế việc mở rộng không gian khai quật, xử lý nghiệp vụ để lấp lại các hố khai quật sau khi làm hồ sơ và thu thập hiện vật, tiếp tục điều chỉnh thiết kế con đường để dành một không gian hợp lý cho cả khu di tích và mặt đường là một bằng chứng tốt đẹp về sự phối kết giữa nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan tạo nên sự đồng thuận của xã hội.
Nhận định về nguyên nhân khiến dự án xây cầu vượt tại khu vực này gây dư luận, tạo ra những dư luận trái chiều, ông Dương Trung Quốc cho rằng, trước hết là do công tác chỉ đạo của thành phố chưa quan tâm đến ý kiến tư vấn của những cơ quan và tổ chức có liên quan.
"Lẽ ra, những thông tin trực tiếp liên quan đến dự án phải được chủ động công bố với dư luận và tới các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó có Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và nếu biết thông qua các cơ quan thông tin đại chúng để hướng dẫn và thu thập ý kiến thì chắc chắn chúng ta vẫn có thể tìm ra được những phương án khả thi và tối ưu thoả mãn các nhu cầu của thực tiễn, trong đó có việc giải toả ách tắc giao thông tại khu vực này, điều mà toàn xã hội trong đó có Hội chúng tôi luôn ủng hộ" - ông Dương Trung Quốc khẳng định.
Lo "hội chứng cầu vượt"
Cũng nhân sự kiện xây cầu vượt này, ông Dương Trung Quốc thẳng thắn góp ý: "Nhìn vào lịch sử xây dựng và phát tiển của Thủ đô, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng xin lưu ý tới lãnh đạo Hà Nội về sự cần thiết phải có có một quy hoạch tổng thể và giải pháp lâu dài đối với viêc phát triển một đô thị có quy mô ngày càng lớn và có bề dày lịch sử vẫn tự hào là ngàn năm tuổi. Thực trạng giao thông của Hà Nội hiện tại là sự tích tụ quá lâu của tầm nhìn còn manh mún và ứng phó tình huống kéo dài trong thời gian qua. Làm cầu vượt trước mắt có hiệu quả nhưng nếu lạm dụng sẽ thành "hội chứng cầu vượt" không bảo đảm cho sự phát triển lâu dài.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, tránh những xung đột giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, ông Dương Trung Quốc cho biết, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội nghiêm chỉnh thực thi Luật Di sản trong việc phải sớm tiến hành Quy hoạch Khảo cổ học như luật định.
"Đây là trách nhiệm của Thành phố, nhất là với một Thủ đô có bề dày lịch sử như Hà Nội. Tình trạng phải ứng phó tình huống như dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc, hay gần đây là việc phá thành mở đường tại khu vực đường Hoàng Hoa Thám cần được khắc phục" - Đại biểu Quốc hội, Nhà Sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Bằng công văn này, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị Lãnh đạo Thành phố sớm có một cuộc họp giữa các chuyên gia của các lĩnh vực có liên quan (trong đó có Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, một số hội nghề nghiệp về khảo cổ học, di sản...) cùng với cơ quan lập dự án trao đổi để tìm được sự đồng thuận về nhận thức và các giải pháp tối ưu cho mục tiêu giải quyết ách tắc giao thông tại khu vực Đàn Xã Tắc để sớm đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô và của nhân dân Hà Nội.
Ông Dương Trung Quốc khẳng định, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam luôn hợp tác và thực hiện trách nhiệm của mình trong sự việc này.
Liên quan đến sự kiện này, cũng trong sáng nay, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã phát đi kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo. Theo đó, ông Thảo khẳng định việc xây cầu vượt này là cần thiết và phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên, người đứng đầu Thành phố cũng đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu để có được phương án tối ưu nhất, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, vừa có thể đảm bảo bảo tồn di tích Đàn Xã tắc lâu dài.
Ông Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các hiệp hội, các nhà khoa học, các nhà sử học, văn hóa và ý kiến cộng đồng. Cùng với đó, chủ đầu tư cũng phải xin ý kiến thỏa thuận của các Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng để sớm trình UBND Thành phố phê duyệt ngay trong tháng 5/2013, đồng thời công bố công khai quy hoạch trước khi triển khai xây dựng.
Theo vietbao
"Dẹp Đàn Xã Tắc như bỏ bàn thờ tổ tiên" "Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nói. Ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội trao đổi về đề xuất bỏ Đàn Xã Tắc để xây cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa (Hà...