Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, hướng tới giải pháp thỏa đáng
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an LHQ ngày 5/3 đã họp về tình hình khủng hoảng ở Myanmar với sự tham dự của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ Christine Schraner Burgener.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: TTXVN phát
Tại cuộc họp, Việt Nam đã kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực, bảo đảm an toàn cho dân thường, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và nguyện vọng của người Myanmar, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ.
Đại diện của các nước đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang bạo lực, gây thương vong cho dân thường và kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo cho người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em. Đại diện các nước đánh giá cao các nỗ lực của ASEAN và các nước thành viên của Hiệp hội, đồng thời bày tỏ mong muốn ASEAN tiếp tục đóng góp tích cực hơn để sớm tìm ra giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề Mynamar.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý cho biết Việt Nam theo dõi sát sao và rất lo ngại về những diễn biến hiện nay tại Myanmar, đặc biệt là tình hình bạo lực và căng thẳng leo thang, gây ra thương vong ngày càng lớn cho dân thường, tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và phát triển của Myanmar cũng như toàn khu vực.
Video đang HOT
Đại sứ cũng cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã họp không chính thức để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm trong đó có tình hình Myanmar, đồng thời các nước thành viên ASEAN cũng đã và đang nỗ lực đóng góp vào việc thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh ASEAN sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách thiện chí, phù hợp với các mục đích, nguyên tắc và thủ tục được quy định trong Hiến chương ASEAN. Đại sứ kêu gọi các nước thành viên HĐBA ủng hộ các nỗ lực của ASEAN trong việc hỗ trợ các bên nối lại đối thoại nhằm đạt được một giải pháp toàn diện cho vấn đề Myanmar.
Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng cộng đồng quốc tế cần tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chấm dứt bạo lực, ổn định tình hình, tiếp tục các nỗ lực cứu trợ nhân đạo; thu hẹp bất đồng giữa các bên liên quan ở Myanmar, thông qua các nỗ lực phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Đặc phái viên của Tổng Thư ký về Myanmar và khuyến khích sự phối hợp hơn nữa giữa Đặc phái viên với ASEAN, đồng thời nhấn mạnh, đối thoại mang tính xây dựng, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin với trọng tâm là người dân là điều kiện cần thiết để giải quyết tình hình hiện nay. Việt Nam ủng tất cả các nỗ lực hướng tới mục tiêu này vì lợi ích của người dân Myanmar và vì hòa bình và ổn định của khu vực.
Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về Myanmar
Hội đồng Bảo an LHQ sẽ họp khẩn vào 2/2 về tình hình Myanmar sau cuộc đảo chính của quân đội nước này.
Cuộc họp kín diễn ra theo hình thức hội nghị trực tuyến đã được thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua hôm 1/2. Đặc phái viên của LHQ về Myanmar, nhà ngoại giao Thụy sĩ Christine Schraner Burgener, dự kiến sẽ thông báo cho hội đồng về diễn biến mới nhất trong cuộc họp.
Quân đội Myanmar lên nắm quyền hôm 1/2 trong cuộc đảo chính không đổ máu, bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo cấp cao khác của Myanmar, làm dấy lên làn sóng phản đối của quốc tế.
Người dân Myanmar tuần hành ủng hộ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm 10/12/2019. Ảnh: AFP
Anh, quốc gia giữ chức Chủ tịch Hội đồng luân phiên vào tháng 2, đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp về Myanmar trong tuần này, nhưng buộc phải đẩy sớm cuộc họp.
Đại sứ Anh tại LHQ Barbara cho biết bà hy vọng sẽ có "cuộc thảo luận mang tính xây dựng nhất có thể về Myanmar và xem xét hàng loạt biện pháp dựa theo ý nguyện của người dân mà người dân sẽ bày tỏ trong cuộc bỏ phiếu, cũng như đề nghị thả tự do cho các nhà lãnh đạo dân sự".
"Chúng tôi muốn cân nhắc các biện pháp sẽ đưa chúng ta tiến tới mục tiêu đó", Woodward nói, lưu ý chưa có biện pháp cụ thể trong thời điểm này.
"Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải đồng lòng nhất trí", phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric bày tỏ trong phiên họp báo trước đó.
Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi thắng cử với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm tài chính, y tế, thông tin, ngoại giao, quốc phòng, nội vụ và biên phòng.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên giải quyết bất đồng theo khuôn khổ hiến pháp và pháp lý, cũng như bảo vệ ổn định chính trị và xã hội.
Ám ảnh bức hình nữ sinh viên Myanmar tử vong do bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình Khi tham gia biểu tình phản đối quân đội Myanmar làm đảo chính lật đổ chính quyền dân sự, nữ sinh viên đại học này đã bị bắn trúng đầu và tử vong. Loạt biểu tình rúng động Myanmar những ngày qua đã được các hãng thông tấn hàng đầu thế giới phản ánh. Người dân Myanmar viếng, khóc thương bên thi hài...