Việt Nam hưởng ngày hạnh phúc, thêm “thành tích” uống bia?
Lần đầu tiên, Việt Nam đứng ra tổ chức lễ hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc, cũng vì, trong một đánh giá mới nhất của Quỹ kinh tế mới (NEF) thì VN được xếp là nước đứng thứ 2 về chỉ số hạnh phúc trên thế giới.
Hạnh phúc thứ nhì thế giới
Ông Vương Duy Biên-Thứ trưởng Bộ VHTT&DL nhấn mạnh, chủ đề được đưa ra với thông điệp hãy yêu thương và chia sẻ cùng nhau trong gia đình, trong dòng tộc, trong mỗi cộng đồng dù lớn hay nhỏ… bằng những hành động thiết thực nhất góp phần đem lại hạnh phúc cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.
Có lẽ VN đứng ra tổ chức, cũng vì, trong một đánh giá mới nhất của Quỹ kinh tế mới (NEF) th ì VN được xếp là nước đứng thứ 2 về chỉ số hạnh phúc trên thế giới.
Chỉ số này là sự đánh giá kết hợp từ các yếu tố như việc người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường.
Việt Nam tổ chức Ngày quốc tế hạnh phúc
Hơn nữa, người Việt luôn đi đầu về các chỉ số. Giả dụ như, người Việt càng ngày uống bia càng nhiều,, luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Trước đó, theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam, năm 2012 cả nước tiêu thụ gần 3 tỷ lít bia, quy ra tiền là khoảng 3 tỷ USD.
Sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất thuộc các nhãn hiệu bia nổi tiếng thế giới: “Chỉ trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu H., chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt”.
Thậm chí, liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) vừa công bố, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.
Mỗi năm có khoảng 300.000 chú chó bị nhốt chật kín trong những chiếc lồng sắt, được vận chuyển từ Thái Lan, đi qua lưu vực sông Mekong, sang Lào và sau đó đưa vào lãnh thổ Việt Nam để tiêu thụ.
Phí chồng phí, gạo cứu đói bị ăn lận
Trong khi đó, hiện nay các phương tiện giao thông ra đường phải đóng đủ loại phí: đường bộ, xăng dầu, quỹ bảo trì, đó là chưa tính phí BOT khi qua các đoạn đường BOT.
Video đang HOT
Mà theo ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưnng Bộ GTVT thì nếu thống kê có tới 10 loại thuế phí trên một đầu xe cũng đúng. Như vậy, mặc nhiên người dân phải cõng thêm biết bao nhiêu loại phí, cũng như giá thành tăng lên vì phí.
Gạo cứu đói chưa đến tay dân nghèo
Thế nhưng, thà chịu phí công khai, còn hơn lãnh đạo ăn gạo của dân nghèo. Như đợt Tết 2014 vừa qua, chính phủ đã hỗ trợ 12.322 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để cứu đói cho các địa phương dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014.
Tuy nhiên, một số địa phương đã phát hiện sai phạm trong việc cấp gạo cứu đói cho dân. Riêng tỉnh Phú Yên hiện vẫn còn 444 tấn gạo, trong tổng số 676 tấn gạo do Chính phủ hỗ trợ dịp tết, chưa được đến tay hộ nghèo đói.
Tỉnh Ninh Thuận cũng được hỗ trợ 853 tấn gạo cứu đói, với mỗi khẩu là 15kg gạo. Tuy nhiên, ngay trước Tết 2014, UBND xã vùng sâu Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) chỉ cấp phát mỗi khẩu được 10kg gạo cho 252 hộ nghèo tại 4 thôn.
Đặc biệt, có nhiều tỉnh mặc dù kinh tế khá giả, nhưng vần xin gạo cứu đói như Khánh Hòa – một trong những tỉnh “giàu”, tăng trưởng kinh tế cao – nhưng vẫn xin với số lượng 550 tấn.
Ông Nguyễn Hữu Thấu, giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Mấy năm trước Khánh Hòa tự cân đối ngân sách để cấp gạo cứu đói cho dân, nhưng năm nay lãnh đạo UBND tỉnh nói thu ngân sách khó quá nên chỉ đạo xin số gạo trên từ Chính phủ để cấp cho số hộ thiếu đói giáp hạt trên địa bàn cả tỉnh”.
Giáp Khánh Hòa, Phú Yên từ lâu được mệnh danh là “vựa lúa của miền Trung”, cũng xin gạo. Ông Trần Thanh Bình,CVP Sở LĐTBXH tỉnh Phú Yên, cho biết: “Phú Yên không xin Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt hằng năm, mà chỉ năm nào khó khăn mới xin”.
Ung thư top đầu, thực phẩm bẩn độc
Mặt khác, tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới.
Suốt mấy tuần gần đây, dư luận hoang mang với vụ bún có chất tẩy trắng gây ung thư, 80% rau ngót được tắm thuốc kích thích, thuốc sâu, 90% mẫu nước uống bày bán tại vỉa hè Hà Nội (được kiểm tra ngẫu nhiên) bị phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, khô mực xé đốt cháy tỏa ra mùi… nilon…
Các thực phẩm tràn lan thị trường
Ngày 15/6, toàn bộ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép đã được lực lượng chức năng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiêu hủy.
Kết quả kiểm định của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy 26 tấn khoai tây hồng có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật) vượt gấp 16 lần ngưỡng cho phép của Bộ Y tế. Riêng 26 tấn khoai tây vàng được trả lại cho chủ hàng nhưng ngành chức năng tiếp tục giám sát việc tiêu thụ.
Tại xóm Hồng Thái, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên lực lượng liên ngành phát hiện khoảng gần 2 tấn xương trâu, bò được cất trong kho đông lạnh.
Người tiêu dùng cũng phải hoang mang trước thông tin cá tầm vẫn được người bán, nhà hàng quảng cáo là cá tầm Tam Đảo đa phần là cá nhập từ Trung Quốc, giá bán chỉ bằng 2/3 so với cá tầm nuôi tại Việt Nam. Sau đó, lực lượng chức năng còn phát hiện một vụ vận chuyển 2 tấn cá lóc có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu về Hà Nội.
Theo DVO
Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?
Không bị thiệt hại nhiều vì lũ nhưng Trưởng khu dân cư vẫn lập danh sách đề nghị cấp gạo cứu trợ, sau đó bán gạo lấy tiền sung quỹ.
Qua tìm hiểu và theo phản ánh của một số hộ dân ở KDC số 4, thôn Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, thì trong cơn lũ lịch sử xảy ra vào tháng 11/2013 vừa qua, dù không bị thiệt hại gì nhiều, thế nhưng người đại diện của KDC này vẫn lập danh sách để đề nghị cứu trợ gạo.
Theo đó cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đã cấp 705kg gạo, để hỗ trợ cho 28 hộ dân nơi đây, với mức 15kg gạo/khẩu/tháng, thời gian hỗ trợ là 1 tháng.
Tuy nhiên sau khi nhận gạo về, thay vì đem cấp phát cho những gia đình có tên trong trong danh sách đã lập, đại diện KDC lại đem bán toàn bộ số gạo trên với giá 8.000 đồng/kg, để sung vào công quỹ của KDC.
"Biết bán gạo hỗ trợ là sai, thế nhưng vì trong cuộc họp một bộ phận người dân cũng đã bày tỏ sự đồng tình nên chúng tôi mới làm. Số tiền bán gạo sau khi trừ chi phí vận chuyển khoảng 50 kg, còn lại 5,6 triệu đồng", ông Lý Minh Tâm Trưởng KDC cư số 4 cho biết.
Một phần danh sách người dân KDC số 4 có tên, đã kí nhưng không được cấp phát.
Nghìn tỷ cho giảm nghèo, gạo vẫn chưa tới dân
Được biết, trước đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhận được đề nghị hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh. Chính phủ đã quyết định xuất 20.000 tấn gạo giúp người dân các tỉnh này.
Những tỉnh xin hỗ trợ cứu đói gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó, Quảng Bình đề xuất xin gạo nhiều nhất với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị gần 4.300 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.
Trước thông tin cho rằng hàng năm số tiền chi vào bộ máy giảm nghèo là gần 76.000 tỷ đồng (3,5 tỷ USD), ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội khẳng đinh thông tin này không chính xác về công tác chỉ đạo giảm nghèo của Việt Nam từ trước đến nay.
Chính Bộ Lao động đã từng thông báo số tiền thực hiện chính sách giảm nghèo là 120.000 tỷ đồng. Trong khi Bộ Tài chính lại cho biết, từ năm 2005 đến 2012 hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo là khoảng 734.000 tỷ đồng (bình quân trên 90.000 tỷ đồng/năm), chiếm trên 12% tổng chi ngân sách nhà nước.
Ngày 15/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) về xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc trao tiền và quà cho bà con nhưng bị thôn xà xẻo, không trao cho người dân
Ông Nguyễn Văn Lãng, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Phú Yên đã thừa nhận vẫn còn 444 tấn trong tổng số 676 tấn gạo mà Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh trước Tết Giáp Ngọ 2014 vẫn chưa cấp phát cho người dân.
Như vậy, trong dịp tết vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên chỉ phân bổ 232 tấn gạo cho các địa phương trong tỉnh để cứu đói cho người dân. Khi hỏi tại sao lại giữ phần lớn số gạo cứu đói cho dân trong dịp tết và giáp hạt 2014, ông Lãng cho biết tỉnh phải lo cho dân khi đói giáp hạt nữa nên tạm thời giữ lại gạo.
"Ăn của dân không từ một cái gì"
Trước đó, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11/9.
Hiện nay số kết dư quỹ bảo hiểm y tế 13.000 tỷ. Số này chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn" - phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng.
Nhân phát biểu về bảo hiểm y tế, phó chủ tịch nước nói về hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà rất đau lòng: "Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra.
Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?".
Bà Doan tiếp lời: "Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội... Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì".
Theo ĐVO
Khẩn trương thu hồi số gạo cứu đói cấp sai đối tượng Liên quan đến những sai phạm trong việc cấp phát gạo cứu đói cho người dân ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị yêu cầu địa phương này khẩn trương khắc phục sai phạm, thu hồi số gạo đã phát cho các hộ không đúng đối tượng. Ngay sau khi báo chí phản ánh về những khuất...