Việt Nam hồi hương gần 1000 công dân từ Ấn Độ
Việt Nam đã hồi hương gần 1.000 công dân từ Ấn Độ và sẵn sàng hỗ trợ khoảng 100 người còn ở lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.
“Việt Nam thời gian qua đã phối hợp với Ấn Độ tổ chức các chuyến bay đưa gần 1.000 công dân về nước an toàn. Hiện còn khoảng 100 người Việt Nam đang ở lại Ấn Độ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thông cáo hôm nay.
Bà Hằng cho hay các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch bệnh, duy trì kênh liên lạc và sẵn sàng các biện pháp hỗ trợ cần thiết đối với công dân ở nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao dẫn thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho hay trong những ngày qua, tình hình Covid-19 tại Ấn Độ diễn biến phức tạp, gây nhiều tổn thất và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống người dân tại đây.
Một máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines. Ảnh: VNA.
Video đang HOT
Bà Hằng khẳng định Việt Nam luôn quan tâm tới tình hình dịch tại Ấn Độ, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ chính phủ và người dân Ấn Độ trong lúc khó khăn và tin tưởng Ấn Độ sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh.
Trong trường hợp cần trợ giúp hoặc có thông tin về người Việt Nam gặp khó khăn, công dân có thể liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ theo số 91-7303-625-588 hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân theo số 84-981-848-484.
Ấn Độ đang vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ hai, với hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong những ngày qua, hệ thống y tế quá tải vì thiếu oxy và giường bệnh. Quốc gia này là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, với hơn 17,3 triệu ca nhiễm và hơn 195.000 ca tử vong.
'Vaccine Covivac Việt Nam hiệu lực bảo vệ tốt'
Vaccine Covivac đã được nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam, Ấn Độ và Mỹ, kết quả đồng nhất, đều cho thấy vaccine có hiệu quả ngừa Covid-19, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Bộ trưởng Long cho biết như trên tại lễ tiếp nhận 20 tỷ đồng tài trợ nghiên cứu thử nghiệm vaccine Covivac do Viện vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất, ngày 27/2. Theo đó, kết quả thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng vaccine tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm. Sau 7 tháng nghiên cứu (5/2020-12/2020), IVAC đã sản xuất thành công 3 lô liên tiếp trên quy mô lớn từ 50.000 đến 100.000 liều mỗi lô.
Các lô vaccine dự tuyển thử nghiệm lâm sàng đã được đánh giá chất lượng tại nhà sản xuất và Viện Kiểm định quốc gia (NICVB). NICVB đã cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu chất lượng 6 lô vaccine thành phẩm. Coviac cũng đã thử tiền lâm sàng về độc tính, đáp ứng miễn dịch, hiệu quả bảo vệ trên động vật thí nghiệm ở trong nước và nước ngoài.
Bộ trưởng Long cho biết Covivac được phát triển trên dây chuyền công nghệ Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn. IVAC hiện là một trong 14 nhà máy sản xuất vaccine cúm đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
"Đến nay, kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine có hiệu lực bảo vệ khá tốt, có tiềm năng đối phó với Covid-19", Bộ trưởng đánh giá.
Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết Covivac là vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng, sản xuất bằng công nghệ phôi trứng gà. Nhóm nghiên cứu nuôi cấy virus trong trứng gà, sau đó hút lấy virus đã nhân bản để tinh chế, lọc tách, bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh rồi đưa vào bào chế vaccine. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.
"Các đánh giá hiện tại cho thấy Covivac có hiệu quả ngăn ngừa cả hai biến chủng của Anh và Nam Phi. Với các biến chủng sau này, chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm", ông Thái thông tin.
Cuối tháng 1, Covivac đã được Hội đồng đạo đức trong lĩnh vực y sinh học, Bộ Y tế thông qua đề cương thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến thứ 4 tuần sau (ngày 3/3), sẽ thử nghiệm tiêm vaccine này trên người. Mỗi tình nguyện viên sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 28 ngày.
Vaccine Covivac của IVAC sản xuất. Ảnh: Xuân Ngọc.
Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu thử nghiệm ngay đầu tháng 3 với số lượng 150 tình nguyện viên độ tuổi 18-59 chia thành 5 nhóm, trong đó một nhóm giả dược, thực hiện tại Đại học Y Hà Nội. Mục tiêu giai đoạn 1 là đánh giá độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccine để chọn ra 2 nhóm vaccine tối ưu nhất, chuyển sang nghiên cứu ở giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 thực hiện gối sau giai đoạn đầu 43 ngày với số lượng 300 tình nguyện viên độ tuổi 18-75, được thực hiện tại Trung tâm y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dự kiến hoàn tất vào tháng 10 sau đó sẽ đánh giá trước khi triển khai giai đoạn 3.
Ông Thái cho biết, hiện công suất sản xuất của Ivac đạt 6 triệu liều nhưng đến tháng 9 có thể nâng cấp lên quy mô 30 triệu liều một năm.
"Theo tính toán mỗi liều vaccine Covivac không quá 60.000 đồng", ông Thái nói.
Bộ trưởng Long cho biết để có cuộc sống bình thường mới, Việt Nam xác định phải có vaccine ngừa Covid-19. Đây là lĩnh vực khó nhưng Việt Nam đã tăng tốc rất nhanh. Hiện Nanogen đã bước sang thử nghiệm giai đoạn 2, IVAC và Vabiotech chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1.
Bộ Ngoại giao nói về tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Việt Nam Trước thông tin một tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Hải Thạch, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định luôn theo dõi diễn biến trên Biển Đông, thực thi việc bảo vệ chủ quyền trên biển. Tại cuộc họp báo chiều 25/2, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị xác minh thông tin tàu hải cảnh 5304...