Việt Nam học tập mô hình giáo dục nghề nghiệp của Đức
Chính phủ Đức tiếp tục thúc đẩy các hoạt động sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giúp Việt Nam đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực .
Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN), từ ngày 23 đến 27-9, đoàn công tác của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn đầu có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hoà liên bang (CHLB) Đức.
Ngày 23-9, đoàn đã làm việc với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Bà Christine Heimburgerm, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của KfW đã thông báo tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung các lĩnh vực Chính phủ Đức ưu tiên cấp vốn vay cho Việt Nam gồm môi trường, phát triển bền vững, năng lượng và GDNN. KfW và Chính phủ Đức rất coi trọng đầu tư phát triển dạy nghề, đây là nhân tố quan trọng để giúp kinh tế Đức phát triển thành công như ngày nay. KfW cũng xác định hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực GDNN với Việt Nam là lĩnh vực ưu tiên của KfW và Chính phủ CHLB Đức.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và lãnh đạo Trường dạy nghề Carl-Benz. Ảnh MOLISA
Tại buổi làm việc, đại diện KfW thông báo sẽ xem xét tiếp tục đầu tư vốn ODA cho lĩnh vực GDNN của Việt Nam và đề nghị Bộ LĐ-TB-XH đề xuất cụ thể việc sử dụng nguồn vốn ODA tại Phiên họp đàm phán giữa Việt Nam và CHLB Đức về tài trợ vốn ODA vào tháng 10-2019 tại Hà Nội.
Nhằm tìm hướng mở rộng hợp tác với các viện, trường đào tạo nghề của CHLB Đức, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các thành viên đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Viện bồi dưỡng công nghệ Bang Hessen và Trường dạy nghề Carl-Benz. Viện bồi dưỡng công nghệ Bang Hessen là cơ sở lớn chuyên đào tạo về công nghệ thông tin, kỹ thuật điện, cơ điện tử, năng lượng tái tạo, công nghệ in và truyền thông, quản lý giáo dục và chất lượng.
Viện cũng đã và đang tổ chức các khóa học cho giáo viên, lãnh đạo khoa, lãnh đạo của các trường cao đẳng Việt Nam theo Chương trình do Tổ chức Hợp tác Quốc tế (GIZ) của CHLB Đức và Chính quyền Bang Hessen tài trợ.
Đoàn đã tới thăm Trường dạy nghề Carl-Benz. Carl-Benz là trường dạy nghề, chủ yếu là các nghề cơ khí, công nghệ ô tô và cơ điện tử, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và số hóa. Trường Carl-Benz có hợp tác với nhiều nước châu Âu và một số nước Châu Á như: Singapore và Trung Quốc. Học viên đang học tại trường do DN cử đến, được hưởng mức lương tháng từ 800 EURO đến 1.500 EURO/học viên. Tổng thời gian đào tạo của học viên là 1/3 thời gian tại trường và 2/3 thời gian tại DN, bên cạnh đó các học viện có nhiều cơ hội tham gia sáng tạo, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm theo chuỗi.
G.Nam
Theo Nguoilaodong
Đức muốn ngân sách EU hạn chế ở mức 1% GDP cả khối
Theo Reuters, Chính phủ Đức muốn ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn 2021-2027 hạn chế ở mức 1% tổng sản phẩm GDP của khối, thấp hơn mức 1,11% do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Dortmund, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Đức sẽ nêu đề xuất trên tại cuộc họp cấp bộ trưởng các nước thành viên EU dự kiến diễn ra trong ngày 16-9 (giờ địa phương) tại Brussels, Bỉ để thảo luận vấn đề ngân sách. Đức hiện là nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách chung của EU.
Phần Lan, nước chủ tịch luân phiên trong 6 tháng cuối năm 2019, hy vọng các lãnh đạo EU sẽ có thể nhất trí về một dự thảo ngân sách tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng EU khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa ra con số cụ thể do việc Anh rời khỏi EU khiến các thành viên khác sẽ phải chi trả nhiều hơn để bù đắp mức đóng góp của Anh. Ngoài Đức, một số quốc gia thành viên chỉ ủng hộ mức 1% trong khi Nghị viện châu Âu lại muốn nâng lên 1,3%.
HOÀNG THANH
Theo SGGP
Chuyên cơ của Đức liên tiếp trục trặc, tổng thống Đức phải đổi máy bay Tổng thống Đức phải đổi máy bay khi tới Ba Lan dự lễ tưởng niệm ngày Thế chiến II nổ ra. Nhưng đây chỉ là vụ mới nhất sau hàng loạt vụ trục trặc máy bay của chính phủ Đức. Chuyến đi của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đến Ba Lan dự tưởng niệm Thế chiến II tới trễ hơn dự kiến, sau...