Việt Nam học hỏi từ nước đi đầu về an toàn giao thông
Chiều ngày hôm qua (25/11), tại Hà Nội, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức hội thảo Giao thông đô thị bền vững-Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và Thụy Điển.
Thứ trưởng Bộ Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Thuỵ Điển – ông Erik Bromander
Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, đại diện các cục, vụ thuộc Bộ Giao thông Vận tải, một số ban an toàn giao thông, sở giao thông vận tải địa phương, đại diện cục cảnh sát giao thông, lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Về phía Thụy Điển có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giao thông và Cơ sở Hạ tầng, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và đoàn các doanh nghiệp Thụy Điển.
Hội thảo được tổ chức để chia sẻ các phương thức giúp đảm bảo giao thông đô thị phát triển bền vững như cung cấp các giải pháp giao thông sạch nhằm giảm thiểu ô nhiễm, xây dựng chiến lược giao thông công cộng toàn diện, bền vững và giảm số lượng các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Thuỵ Điển – ông Erik Bromander cho biết: “Đã từ lâu, Thụy Điển luôn đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp giao thông an toàn, hiệu quả và thân thiện môi trường. Việt Nam và Thụy Điển cũng có quan hệ hữu nghị lâu đời. Hợp tác giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở và giao thông. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng các cuộc gặp gỡ song phương và các diễn đàn doanh nghiệp sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh và củng cố hơn nữa mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước”.
Tại Thụy Điển, kể từ năm 1990, phát thải đã giảm khoảng 9% trong khi GDP đã tăng gần 50%. Ngoài ra, số lượng tai nạn giao thông đã giảm một nửa từ 2000 đến 2013, đạt mức 30 vụ/1 triệu dân một năm, mức thấp nhất thế giới. Thụy Điển cũng là nước đi đầu về an toàn giao thông với “Tầm nhìn về Không” đối với các vụ tử vong do tai nạn giao thông gây ra. Hơn nữa, Thuỵ Điển cũng cung cấp hệ thống tàu điện ngầm, xe bus nhanh BRT, an toàn giao thông và giao thông thân thiện môi trường. Điều này có được là nhờ các công ty sáng tạo và sử dụng công nghệ tiên tiến có thể xử lý được những thách thức trong ngành giao thông.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết: “Bộ Giao thông Vận tải vẫn đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, thu hút nhà đầu tư nước ngoài với vốn và khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại tham gia đầu tư vào Việt Nam để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa cơ sở hạ tầng giao thông và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam”.
Giao thông công cộng là yếu tố cạnh tranh then chốt trong tình hình thế giới hiện nay để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tạo sự thu hút cho các thành phố và các trung tâm đô thị.
Đoàn đại biểu Thụy Điển gồm nhiều lãnh đạo đến từ các công ty khác nhau của Thụy Điển đã quan tâm tìm hiểu về hiện trạng giao thông đô thị tại VIệt Nam và chia sẻ kinh nghiệm cũng như các giải pháp giao thông đô thị sáng tạo. Các doanh nghiệp đại diện trong phái đoàn cung cấp những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực giao thông công cộng của Thuỵ Điển gồm tập đoàn Scania & Volvo (xe bus), Gunnebo (kiểm soát lối vào), Axis Communications (giám sát), Kapsch TrafficCom (giải pháp thu phí) Waste4Fuel (biến chất thải thành năng lượng), Icomera (kết nối Internet trên tàu hỏa và xe bus). Về tổng thể, những tập đoàn này mang lại các giải pháp hoàn chỉnh được thể hiện trong hệ thông giao thông tích hợp của thủ đô Stockholm, trong đó cơ quan giao thông công cộng Stockholm (SL) cùng vận hành một hệ thống bao gồm xe bus, tàu điện ngầm và tàu hỏa vé tháng.
Bà Camilla Mellander Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho rằng, “với tầng lớp trung lưu và nền kinh tế ngày càng phát triển, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về phát triển đô thị do việc đô thị hóa gia tăng nhanh. Đặc biệt, Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển nhanh rất cần phải xử lý những thách thức nói trên. Một hệ thống giao thông với mức chi phí hợp lý sẽ cho phép người dân tới được nơi mình cần tới trong thời gian ngắn nhất có thể”. Đại sứ Mellander cũng nhấn mạnh: “Thụy Điển đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp mới, sáng tạo và đột phá trong ngành giao thông, một trong những giải pháp đó là SymbioCities, trong đó mục tiêu là tạo ra các thành phố đáng sống cho người dân về môi trường, xử lý chất thải có lợi cho hành tinh, ngôi nhà chung của chúng ta”.
Hải Yến
Theo_VnMedia
"Đổi lộ trình, người dân sẽ hết mặn mà với xe buýt"
Chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị cho rằng, việc thay đổi lộ trình xe buýt trên trục đường Cầu Giấy- Xuân Thủy sẽ làm xáo trộn lịch trình đi lại của người dân. Gặp khó, có thể người dân sẽ không mặn mà với phương tiện này...
Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo phương án điều chỉnh lộ trình, giãn tần suất xe buýt trên trục đường Quốc lộ 6 Nguyễn Trãi - Hà Đông và Quốc lộ 32 đến Cầu Giấy trong thời gian thi công các công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội.
Lịch trình đi lại bị xáo trộn
Trên tuyến đường Quốc lộ 32 đến Cầu Giấy có 12 tuyến xe buýt hoạt động. Từ ngày 14.11, sẽ thực hiện điều chỉnh lộ trình vận hành của 7 tuyến buýt số 05, 16A, 16B, 27,34,35,49 tránh đoạn tuyến trên trục Xuân Thủy từ đường Trần Đăng Ninh đến cầu vượt Mai Dịch sang lộ trình Trần Đăng Ninh-Nguyễn Phong Sắc-Trần Thái Tông-Tôn Thất Thuyết...
Từ ngày 14.11, sẽ điều chỉnh lộ trình của 7 tuyến buýt trên đường Quốc lộ 32 đến Cầu Giấy nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Tuyến 35 điều chỉnh tránh đoạn tuyến trên trục Cầu Giấy - Xuân Thủy sang lộ trình Liễu Giai - Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc... Điều chỉnh tuyến 05: tránh đoạn tuyến Cầu vượt Mai Dịch đến Hồ Tùng Mậu sang tuyến Hàm Nghi - Nguyễn Cơ Thạch. Theo Sở GTVT, việc điều chỉnh này nhằm giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
TS Xuân Thủy, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, không nên điều chỉnh lộ trình trình các tuyến xe buýt chạy vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân. Thêm nữa, nếu làm như vậy sẽ trái với nguyên tắc phát triển giao thông công cộng các nước trên thế giới đang làm, trong đó coi trọng việc đưa xe buýt vào chạy là giải pháp tốt nhằm giảm ùn tắc giao thông.
"Một sinh viên hằng ngày đi quen tuyến xe buýt số16, có lộ trình chạy qua tuyến đường Xuân Thủy. Tuy nhiên, giờ thay đổi, chàng sinh viên muốn xuống điểm A, hoặc B trên đường Xuân Thủy lại không có xe buýt chạy qua. Như vậy, nhu cầu đi lại của mọi người sẽ bị ảnh hưởng, gặp khó khăn", ông Thủy chia sẻ.
Ông Thủy cho rằng, khi việc đi lại bằng xe buýt không được thuận lợi, có thể người dân sẽ không mặn mà với loại phương tiện này mà chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy). Như vậy, khi phương tiện cá nhân tăng, ùn tắc giao thông lại xảy ra.
Người có 30 năm nghiên cứu về giao thông cho hay, hiện nay, hạ tầng giao thông của Việt Nam kém, thiếu đồng bộ. Trong khi đó, mật độ phương tiện ngày một gia tăng. Thêm nữa, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Do vậy, tắc đường thường xuyên xảy ra, nhất là vào giờ cao điểm.
Lập hàng rào di động trả lại lòng đường cho người dân
TS Thủy cho biết, hiện nay trên đoạn đường cầu Giấy, lòng đường bị thu hẹp do đang thi công đường sắt trên cao. Để giảm ùn tắc, đơn vị thi công có thể nghiên cứu đến phương án làm hàng rào di động tại các công trình đường sắt trên cao.
Buổi đêm, đơn vị thi công có thể mở rộng hàng rào, phục vụ cho việc thi công đường sắt trên cao. Đến sáng, hàng rào sắt được thu hẹp lại, trả lại lòng đường thông thoáng cho người dân đi lại. Như vậy, các tuyến xe buýt vẫn chạy lộ trình như cũ, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Thu hút được nhiều hành khách hơn.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, việc điều chỉnh lộ trình xe buýt trên đường Cầu Giấy; giãn tần suất xe buýt trên trục đường Nguyễn Trãi, Cầu Giấy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, giao thông tại các tuyến đường này sẽ giảm ùn tắc.
"Trước đây người dân chờ một tuyến xe buýt chạy qua đường Nguyễn Trãi chỉ mất 5 phút, nhưng giờ thay đổi, có thể người dân mất 7-10 phút. Tuy lịch trình có xáo trộn, nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo được nhu cầu của người dân, phục vụ ở hầu hết các tuyến', ông Hải nói.
Cũng từ ngày 14.11, Sở GTVT sẽ thực hiện giãn tần suất hoạt động các tuyến xe buýt trong giờ cao điểm ((buổi sáng từ 6-8 giờ; chiều từ 16 giờ đến 18 giờ 30) trên tuyến Quốc lộ 6 Nguyễn Trãi-Trần Phú. Hiện tuyến đường này có 9 tuyến xe buýt hoạt động, sẽ thực hiện điều chỉnh giãn tần suất chạy xe trong khung giờ cao điểm với 5 tuyến xe buýt (02; 21; 27; 22; 39) chạy qua khu vực này. Đối với tuyến 02, 22 điều chỉnh giãn cách từ 5 phút/lượt thành 7 phút/lượt. Đối với tuyến 21,27,39 điều chỉnh giãn cách từ 8 phút/lượt thành 10 phút/lượt. Phương án điều chỉnh giãn tần suất chạy xe trong khung giờ cao điểm đã giảm 12 lượt xe/giờ/hướng (trên tổng số 48/lượt xe/giờ/hướng) trên trục Quốc lộ 6 (giảm 25%).
Theo_Dân việt
Hàng loạt 'lô cốt' sắp xuất hiện ở TP HCM Nhiều tuyến đường tại các quận 5, 6, 11 sẽ bị rào chắn để thi công dự án cải thiện môi trường nước TP HCM, giai đoạn 2. Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, ngày 1/11, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị sẽ thi công cải tạo hệ thống thoát nước Hàng Bàng. Đây...