Việt Nam hoàn thành cam kết về An ninh hạt nhân toàn cầu
Ngày 3-7, máy bay vận tải AN-124-100 của Hãng hàng không Nga đã rời Việt Nam vận chuyển 106 bó nhiên liệu HEU đã qua sử dụng (chứa khoảng 11 kg HEU) tại Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt về Liên bang Nga. Đây là số nhiên liệu HEU cuối cùng ở Việt Nam .
Ngày 3-7, với sự hợp tác của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA) và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Liên bang Nga (ROSATOM), Việt Nam đã hoàn thành việc đưa 11 kg uranium có độ làm giàu cao (HEU) cuối cùng từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Việt Nam về Liên bang Nga. Chiến dịch với sự phối hợp của nhiều thành phần này là đỉnh điểm của nỗ lực trong nhiều năm qua giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, IAEA, NNSA Hoa Kỳ, ROSATOM Liên bang Nga.
Ngày 3-7, máy bay vận tải AN-124-100 của Hãng hàng không Nga đã rời Việt Nam vận chuyển 106 bó nhiên liệu HEU đã qua sử dụng (chứa khoảng 11 kg HEU) tại Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt về Liên bang Nga. Đây là số nhiên liệu HEU cuối cùng ở Việt Nam .
Với đợt vận chuyển này, CHXHCN Việt Nam đã hoàn thành cam kết của mình trong Tuyên bố chung ký tháng 11-2006, tại Hà Nội, giữa Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush, trong đó hai nước thỏa thuận việc Việt Nam tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt từ sử dụng nhiên liệu uranium có độ làm giàu cao (HEU) sang nhiên liệu uranium có độ làm giàu thấp (LEU).
Sự kiện này, một lần nữa, thể hiện Chính sách nhất quán của CHXHCN Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với cam kết của Việt Nam thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2, tháng 3-2012 tại Seoul, Hàn Quốc.
CHXHCN Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với IAEA và cộng đồng quốc tế trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân, thực hiện chính sách về phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và về không phổ biến hạt nhân.
Theo ANTD
"Iran đã có công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân"
Theo hãng thông tấn ISNA, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Fereydoon Abbasi Davani ngày 22/7 đã bác bỏ ý tưởng của một số nghị sĩ về việc chế tạo các tàu thủy và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mặc dù ông tuyên bố Tehran đã có công nghệ để thực hiện điều đó nếu muốn sau này.
Bình luận trên của ông Davani đã "dội gáo nước lạnh" vào một dự luật do một số nghị sĩ Iran đưa ra gần đây, theo đó tìm cách tạo cớ cho Iran sản xuất urani làm giàu ở cấp độ cao.
Ông Davani được dẫn lời khẳng định: "Hiện chúng tôi không có kế hoạch nào trong lĩnh vực này." Tuy nhiên, ông xác nhận rằng "chúng tôi có khả năng chế tạo các lò phản ứng như vậy cho các tàu thủy," nếu một quyết định theo hướng đó được đưa ra.
Hoạt động làm giàu urani là tâm điểm cuộc tranh cãi giữa Iran và phương Tây về chương trình hạt nhân của Tehran. Mặc dù Iran hiện đã làm giàu urani tới cấp độ 20% và có vẻ như để sản xuất các chất đồng vị y học trong lò phản ứng nghiên cứu, nhưng Tehran luôn khẳng định chương trình của nước này hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh lo ngại rằng việc làm giàu urani cấp độ 20% giúp cho Iran chỉ cần một vài bước kỹ thuật là có thể sản xuất urani cấp độ quân sự 90% hoặc cao hơn, đủ để sản xuất bom nguyên tử./.
Theo TTXVN
Nhật Bản chính thức tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Thủ tướng Nhật Bản vừa tuyên bố quyết định tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Ohi tỉnh Fukui Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Ohi ở tỉnh Fukui, miền Trung Nhật Bản. Quyết định này được Thủ tướng Nhật Bản...