Việt Nam hoan nghênh PCA phán quyết Trung Quốc thua kiện.
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vừa tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử và các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. Cùng nằm trong lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, Việt Nam hoan nghênh phán quyết của PCA và yêu cầu các bên liên quan buộc phải tôn trọng, thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài và công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
16 giờ chiều 12/7, Reuters dẫn thông báo từ PCA ở The Hague, Hà Lan, cho biết, tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Trong bản phán quyết dài 497 trang, PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Đáng chú ý là, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa và việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc bị PCA bác bỏ
Nổi tiếng là ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, ngay khi PCA tuyên bố Trung Quốc thua kiện, nhà cầm quyền đất nước này đã lồng lộng lên. Tuy nhiên, dù Trung Quốc có muốn hay không thì biển Đông vẫn sẽ mãi là tài sản chung của cộng đồng quốc tế – nơi mà tất cả các nước đều có quyền giao thương chứ không phải thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa muôn đời vẫn sẽ thuộc chủ quyền của Việt Nam – dù Trung Quốc có cưỡng đoạt hay quân sự hóa các đảo chìm, đảo nổi.
Video đang HOT
Phán quyết của PCA là một cú giáng mạnh vào Trung Quốc, sau phán quyết ngày hôm nay của PCA, nếu Trung Quốc đơn phương thực hiện bất cứ hành động ngang ngược nào trên biển Đông thì đều được coi là vi phạm luật pháp quốc tế, là hành động đe dọa đến an toàn, tự do hàng hải và tòa án quốc tế sẽ có những biện pháp trừng phạt Trung Quốc thích đáng?!
Thiết nghĩ, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc bị PCA bác bỏ chính là cơ hội để Trung Quốc điều chỉnh các hành vi với các nước liên quan trong thời gian tới. Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh, phản đối các yêu sách mà Trung Quốc đơn phương thực hiện trên biển Đông; đồng thời luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thái Bình
Theo NTD
Campuchia quyết không tham gia tuyên bố chung ASEAN về vụ kiện Biển Đông
Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen khẳng định sẽ không có chuyện Campuchia tham gia vào bất kỳ tuyên bố chung nào của ASEAN liên quan đến vụ kiện Biển Đông, cho rằng vụ kiện mang động cơ chính trị.
Tuyên bố trên của ông Hun Sen đưa ra trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, theo lịch là vào ngày mai 12.7.
Ông Hun Sen cho rằng vụ kiện Biển Đông mang động cơ chính trịReuters
Báo Khmer Times ngày 10.7 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Campuchia cho rằng Thủ tướng nước này, ông Hun Sen đã thể hiện rõ quan điểm của Campuchia trước đó rồi và không muốn liên quan đến vụ kiện kể trên, cho rằng vụ này là Philippines kiện Trung Quốc nên không liên quan đến ASEAN. Ông Hun Sen cũng cho rằng vụ kiện mang động cơ chính trị và một số nước quyền lực đã vận động ASEAN ủng hộ phán quyết của PCA.
Tàu đổ bộ USS Ashland của Mỹ tuần tra Biển Đông ngày 26.2 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Tuyên bố có đoạn: "Tuy nhiên, trong tư cách là bạn của cả 2 bên trong vụ kiện và với mong muốn duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông, Campuchia kêu gọi Philippines và Trung Quốc tiếp tục giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình".
Báo Khmer Times cũng viết rằng cả Campuchia và Lào đều bị tố cáo là ngả về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và đã phá vỡ tuyên bố chung của ASEAN trong cuộc họp hồi tháng 6 vừa qua giữa ASEAN - Trung Quốc. Cũng theo báo này, Campuchia cũng bị tố cáo là đứng sau một thất bại khác nhằm đưa ra một tuyên bố chung đề cập đến Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Campuchia hồi năm 2012.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc lại muốn né tránh vấn đề biển Đông Trung Quốc hôm 11-7 lớn tiếng cho rằng biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự và cũng không nên được nhắc tới tại Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) tại Mông Cổ vào cuối tuần này. "Hội nghị các nhà lãnh ASEM không phải là nơi thích hợp để bàn về tình hình biển Đông. Không có kế hoạch...