Việt Nam-Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự
Ngày 10/10, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Brunei, Việt Nam và Mỹ đã ký tắt hiệp định về sử dụng nguyên liệu hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ ký tắt Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, còn gọi là hiệp định “123″, đươc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Binh Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ky kết. Hiêp đinh sẽ cho phep cac công ty My vao thi trương Viêt Nam thông qua hoat đông chuyên giao công nghê va nhiên liêu hat nhân.
Quan chưc hai bên ca ngơi đây “là một tiến triển tích cực, là bước đi quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam tiếp cận công nghệ cao của Hoa Kỳ về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự trong tương lai”.
Theo AFP, trong lễ ký kết, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường lớn thứ hai ở Đông Á về năng lượng nguyên tử, chỉ sau Trung Quốc, được dự báo là sẽ lên đến 50 tỷ đôla từ đây đến năm 2030.
Theo một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, Việt Nam hiện “có thành tích rất tốt về mặt không phổ biến hạt nhân và là một yếu tố đáng tin cậy của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế”.
Video đang HOT
Hiệp định khung về hạt nhân dân sự Mỹ -Việt còn phải chờ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam cách đây vài năm cũng đã thông qua việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, với mục tiêu đưa lò phản ứng hạt nhân đầu tiên vào hoạt động từ năm 2020
Theo Dantri
Nga: Cháy tàu ngầm hạt nhân ở vùng Viễn Đông
Sáng 16/9, lửa đã bùng phát trên tàu ngầm hạt nhân K-150 Tomsk của Nga, khi tàu đang được bảo dưỡng ở một xưởng đóng tàu tại vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, hỏa hoạn đã được dập tắt và lò phản ứng hạt nhân đã được đóng từ năm 2011.
Tàu ngầm hạt nhân K-150 Tomsk của Nga
Tập đoàn đóng tàu United ra thông cáo báo chí cho biết, không có ai bị thương trong vụ việc và 10 đội cứu hỏa hiện vẫn túc trực tại khu vực xảy ra hỏa hoạn để phòng trường hợp lửa tái bùng phát.
"Phóng xạ ở khu vực xảy ra vụ việc trên tàu Tomsk bình thường. Lò phản ứng đã không hoạt động từ khi tàu bắt đầu được sửa chữa từ năm 2011", một nguồn tin của Hạm đội Viễn đông cho biết với tờ Ria Novosti.
Hỏa hoạn xảy ra vào sáng nay, khi tàu K-150 Tomsk, chạy bằng năng lượng hạt nhân, đang được bảo dưỡng ở một xưởng đóng tàu tại Lãnh thổ Primorye, vùng viễn đông của Nga
Khói bốc lên từ vụ cháy tàu ngầm.
Phát ngôn viên của nhà máy Zvezda, đảm nhiệm hoạt động bảo dưỡng của tàu ngầm, cho biết trên hãng tin Ria Novosti của Nga, rất nhiều lính cứu hỏa đã bị nhiễm độc nhẹ khí CO, nhưng họ đã được sơ cứu và đã được phép về nhà.
Hỏa hoạn bùng phát vào sớm ngày hôm nay, khi các công nhân đang hàn trên tàu ngầm. Lớp ngăn cao su và lớp sơn cũ bên trong các khoang chứa nước chính của tàu ngầm bắt đầu cháy.
"Theo dữ liệu ban đầu, nguyên nhân hỏa hoạn là do vi phạm các quy định về hàn", nguồn tin từ Hạm đội Viễn đông cho biết thêm.
Hỏa hoạn hiện đã được dập tắt.
Theo người phát ngôn Bộ tình trạng khẩn cấp địa phương, 13 đơn vị cứu hỏa từ Hạm đội Thái Bình Dương và Bộ tình trạng khẩn cấp Nga đã có mặt tại hiện trường để dập lửa.
Người phát ngôn của Zvezda trước đó cho biết hỏa hoạn không có khả năng gây nổ trên tàu và không gây nguy hiểm cho các vùng dân cư lân cận.
Tàu K-150 Tomsk được đưa về sửa chữa từ năm 2010.
Tàu ngầm tên lửa hành trình K-150 Tomsk đã được rút về từ năm 2010, do gặp sự cố với động cơ làm lạnh của lò phản ứng hạt nhân.
Theo Dantri
Triều Tiên sắp khởi động lò phản ứng hạt nhân Triều Tiên có thể tái khởi động một lò phản ứng để sản xuất plutonium chỉ trong 1 hoặc 2 tháng nữa, cho phép nước này đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân, một tổ chức ngiên cứu chính sách hôm qua cho biết. Một bức ảnh vệ tinh chụp tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Qua phân tích các...