Việt Nam hỗ trợ Đức 6.000 ống lấy mẫu bệnh phẩm
Việt Nam cung cấp 6.000 ống lấy mẫu bệnh phẩm để Đức thử nghiệm thuốc chữa Covid-19, trong bối cảnh nước này thiếu thiết bị y tế.
Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt – Đức (VG-Care) tại Hà Nội ngày 30/3 gửi 6.000 ống lấy mẫu bệnh phẩm sang Đức, thông cáo của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam ngày 31/3 cho biết.
Các thiết bị này sẽ được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị nCoV, do Đại học Tổng hợp Tuebingen, Đại học Hamburg và Đại học Stuttgart bắt đầu thực hiện từ ngày 1/4.
Đại diện của VG-Care, ngoài cùng bên trái, đưa các ống lấy mẫu bệnh phẩm của Việt Nam sang Đức ngày 30/3. Ảnh: Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.
Sự hỗ trợ của VG-Care được thực hiện trong bối cảnh Đức không có đủ số lượng ống lấy mẫu bệnh phẩm cần thiết cho thử nghiệm trên. Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và các cơ quan khác của Đức đã hỗ trợ bác sĩ Bùi Văn Long, thành viên của VG-Care, vận chuyển các ống lấy mẫu bệnh phẩm sang Đức.
VG-Care là đơn vị do do Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện nghiên cứu Y học nhiệt đới thuộc Đại học Tuebingen thành lập vào đầu năm 2018. Cơ sở này nghiên cứu độc lập vì lợi ích cộng đồng, chuyên thực hiện nghiên cứu lâm sàng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
Tính đến ngày 31/3, Đức ghi nhận hơn 67.000 ca nhiễm nCoV, 650 người chết, trong khi Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm là 204, chưa người nào tử vong. Covid-19 đến nay đã xuất hiện ở 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 800.000 người nhiễm bệnh, hơn 38.000 người chết.
Đức ‘đặt cược’ vào kiểu chống dịch Hàn Quốc 60 Đức kéo dài phong tỏa Tỷ lệ tử vong nCoV có thể thấp hơn ước tính của WHO 55
Việt Anh
Vì sao nam giới dễ mắc Covid-19 hơn nữ giới?
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy cơ sở khoa học lý giải tại sao số trường hợp nhiễm bệnh và thiệt mạng do virus corona chủng mới ở nam giới cao hơn nữ giới.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 70% số người chết do virus corona chủng mới ở các nước Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) và Italy là nam giới.
Viện khoa học sức khỏe Rome (Italy) cũng thống kê: trong 25.000 ca nhiễm Covid-19 tại nước này, tỷ lệ thiệt mạng của nam giới là 8%, so với 5% của nữ giới. Nam giới cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi chiếm tổng số 58% trường hợp.
Theo Deborah Birx, điều phối viên về phản ứng bệnh dịch của Nhà Trắng, số người chết do SARS-CoV-2 ở nam giới luôn gấp đôi nữ giới ở mọi độ tuổi. Ở New York, tâm dịch của Mỹ, nam giới chiếm 56% số ca nhiễm và 61% số trường hợp thiệt mạng.
Nam giới tiềm ẩn nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn nữ giới.
Hàn Quốc là ngoại lệ khi nữ giới mắc Covid-19 nhiều hơn nam giới, song phái mạnh vẫn chiếm nhiều hơn ở số trường hợp thiệt mạng với 52%.
Đây không phải sự trùng hợp. Theo Business Insider, thói quen của nam giới chính là vấn đề, một trong số đó là thói quen hút thuốc lá, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn.
Hơn 50% đàn ông ở Trung Quốc hút thuốc, so với 3% ở nữ giới, theo thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc. Ở Italy, 7 triệu đàn ông hút thuốc so với 4,5 triệu phụ nữ.
Theo Viện sức khỏe Quốc gia Italy, số người hút thuốc cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt và sử dụng các thiết bị trợ thở khi nhiễm Covid-19 cao gấp đôi số người không hút thuốc.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh.
Một nguyên nhân nữa là sự khác biệt của hai giới về thói quen chăm sóc sức khỏe. Khảo sát cho thấy nam giới ở Mỹ ít rửa tay và sử dụng xà phòng hơn nữ giới. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những bước quan trọng nhất để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh.
Ngoài ra, đặc thù sinh học cũng khiến nam giới dễ mắc Covid-19 hơn. Nhóm nghiên cứu tại đại học Iowa đã thực hiện thí nghiệm trên loài chuột và phát hiện ra các gen trên nhiễm sắc thể X và các hormone như estrogen có thể giúp chuột cái ít bị nhiễm SARS, được gây ra bởi một loại virus corona khác (virus SARS-CoV-2 có mã gen giống tới 79,5% so với virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS trước đây).
Video: Nhiều người nổi tiếng qua đời do Covid-19
Đó là chưa kể nam giới cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý khác cao hơn nữ giới. Theo giới nghiên cứu, những người mắc các bệnh nền như huyết áp cao dễ có những triệu chứng nặng hơn khi nhiễm Covid-19. Thống kê của CNN cho thấy nam giới Italy có tỷ lệ huyết áp cao lớn hơn nữ giới.
Những lý do kể trên khiến nam giới phải lưu ý phòng ngừa bệnh tật bằng cách giữ sức khỏe hơn so với nữ giới, dù trên thực tế là sức chịu đựng hay đề kháng của phái mạnh luôn được đánh giá cao.
HỒNG NAM
Đức 'đặt cược' vào kiểu chống dịch Hàn Quốc Chiến lược xét nghiệm quy mô lớn đã giúp Hàn Quốc kiềm chế dịch và Đức đang học theo để ngăn chặn chuỗi lây nhiễm nCoV. Đức, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, là nước thực hiện nhiều xét nghiệm nCoV nhất lục địa với 300.000-500.000 ca mỗi tuần. Nhưng chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel muốn nâng con số này...