Việt Nam hiện có bao nhiêu người là F1, F2 đang được cách ly theo dõi y tế
Theo Bộ Y tế tính đến 20 giờ ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận có 122 người mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm bệnh COVID-19 nhập cảnh được quản lý ngay là 46 người, số người nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng là 76 người.
Theo đó, hiện Việt Nam ghi nhận 122 ca mắc COVID-19, trong đó 46 ca nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay; 76 ca nhiễm có thời gian trong cộng đồng; 19.271 người là F1 đang được cách ly tập trung, theo dõi y tế và 25.964 người là F2 đang được cách ly, theo dõi y tế tại nhà.
Trong vòng 24 giờ qua, số ca mắc mới là 8 trường hợp, nâng tổng số người được xác định dương tính với SARS-CoV-2 lên 122 người.
Trong đó 5 địa phương có đông bệnh nhân nhất là Hà Nội (39 người) ; TP Hồ Chí Minh (28 người); Vĩnh Phúc (11 người); Bình Thuận (9 người); Quảng Ninh (5 người).
Tính đến thời điểm này, số các trường hợp có 2 lần xét nghiệm âm tính là 17 người, số các trường hợp có 1 lần xét nghiệm âm tính là 18 người. Hiện có 3 bệnh nhân đang diễn biến nặng.
Số người cách ly tại bệnh viện là 628 người, tại khu cách ly tập trung là 18.645 người và tại nhà là 25.964 người.
Trong 24h qua, số người nhập cảnh qua đường hàng không vào Việt Nam là 2.396 người.
Video đang HOT
Như vậy trong thời gian tới, dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cần tăng cường khả năng phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, trong khu cách ly và trong cộng đồng. Cần quan tâm tới nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật để có sự hỗ trợ y tế cần thiết tại chỗ. Sẵn sàng cho tình huống nhiều người phải cách ly (tập trung, tại gia đình), nhiều người mắc bệnh để thực hiện cách ly, điều trị hiệu quả, giảm tối thiểu tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh, đồng thời vẫn phải bảo đảm điều trị đối với các bệnh nhân khác.
HÒA THUẬN
Sẽ đình chỉ, rút giấy phép bệnh viện không chống Covid-19 nghiêm
Bệnh nhân số 17 mắc Covid-19 không trung thực trong khai báo y tế lúc nhập cảnh, khi phát bệnh tự đi khám tại BV Hồng Ngọc (Hà Nội) ngày 5/3.
Sau đó, BV này phải khử trùng, 17 nhân viên y tế phải cách ly, tạm ngừng nhận bệnh nhân, nhiều người khác, trong đó có cả bệnh nhân phải cách ly tại nhà.
"Bài học ở Bệnh viện (BV) Hồng Ngọc khi bệnh nhân mắc Covid-19 nhưng lại không được phân luồng tốt. BV đã cảnh giác, khi bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, điều tra dịch tễ có đi nước ngoài về đã lập tức "bật báo động" chuyển bệnh nhân đi BV tuyến trên để chẩn đoán Covid-19" - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định.
Nhưng ông Sơn nói tiếp: "Việc cách ly tới 17 nhân viên y tế có liên quan, tiếp xúc gần với người bệnh nhiễm Covid-19 chứng tỏ quy trình phải đi qua rất nhiều khâu. Chúng ta cần phải rà soát lại quy trình để hạn chế tối đa số nhân viên y tế phải cách ly khi phát hiện có ca bệnh Covid-19".
Theo Thứ trưởng Sơn, hệ thống BV, phòng khám tư nhân phải làm sao để tạo ra một đường riêng, hoàn thiện hơn nhằm phát hiện bệnh sớm, giảm bớt số nhân viên y tế phải tiếp xúc, và phải cách ly sớm, thông báo kịp thời để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cũng như hạn chế lây nhiễm cho các nhân viên y tế một cách không cần thiết.
Còn trong buổi kiểm tra công tác tiếp đón, phân luồng, cách ly bệnh nhân để phòng chống dịch Covid-19 tại BV Thu Cúc và BV Medlatec ngày 10/3, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể. Các BV cần phải tuân thủ thực hiện các hướng dẫn đó.
Tuy nhiên, qua một số vụ việc gần đây, PGS Khuê cũng cho biết, một cơ sở đã không thực hiện nghiêm, để lọt ca bệnh Covid-19 mà không cách ly và quản lý kịp thời. Có BV có khu cách ly nhưng làm chưa chuẩn.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê kiểm tra "diễn tập" thăm khám cho bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19 tại BV Medlatec.
"Hiện nay, diễn biến của dịch Covid-19 rất phức tạp tại các nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới; đặc biệt tại Việt Nam đã xuất hiện những nguồn lây và nhiều ca bệnh mới. Dự báo thời gian tới sẽ có các ca bệnh nghi ngờ sẽ đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Do đó, từ bài học kinh nghiệm của BV Hồng Ngọc, các BV cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa các quy định của Bộ Y tế trong phòng chống dịch Covid-19, quy định về sàng lọc, phân luồng, cách ly và phòng chống nhiễm khuẩn trong BV", PGS Khuê nói.
Cục trưởng Khuê cũng yêu cầu 2 BV Thu Cúc và BV Medlatec phải công bố công khai đường dây nóng để chủ động từ chối bệnh nhân đến khám những bệnh nằm ngoài chuyên môn của BV, nhằm tránh việc người bệnh đến quá nhiều, nhưng không đáp ứng được.
Kiểm tra thân nhiệt cho tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại BV Việt Đức.
Theo PGS Khuê, các BV cần cập nhật hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh và Sở Y tế Hà Nội trong phòng chống dịch Covid-19; thường xuyên theo dõi thông tin để kịp thời ứng phó trong công tác chống dịch. Các BV đặc biệt lưu ý: Sàng lọc người bệnh ngay khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phân luồng người bệnh; quản lý ca bệnh nghi ngờ Covid-19.
Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa nhà nước, tư nhân ngay sau khi phát hiện có ca bệnh nghi ngờ cần ghi lại thông tin liên lạc của người bệnh và báo ngay cho Sở Y tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của địa phương để có biện pháp theo dõi, quản lý, cách ly người bệnh. Với những khó khăn về chuyên môn cần hỗ trợ các BV có thể kết nối đến Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19 đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
"Các đơn vị, cá nhân không thực hiện theo đúng các quy định trên, sẽ đình chỉ hoặc đình chỉ tạm thời, rút giấy phép hoạt động/chứng chỉ hành nghề đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cá nhân vi phạm, không thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19", PGS Khuê nhấn mạnh.
Theo danviet.vn
TP.HCM thêm 3 ca bệnh COVID-19, tổng cả nước 121 ca Bộ Y tế vừa công bố hai người nước ngoài và 1 người Việt Nam là những ca nhiễm SARS-CoV-2 mới nhất, đưa tổng ca bệnh COVID-19 cả nước lên 121 ca. Nhân viên điều dưỡng làm hồ sơ bàn giao người nghi nhiễm cho Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN Kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân...