Việt Nam hấp dẫn cộng đồng doanh nghiệp vùng Sicilia, Italy
Việt Nam đang nổi lên ở khu vực Đông Nam Á như một trong những thị trường năng động và đầy hứa hẹn nhất toàn cầu, từ đó trở thành điều kiện lý tưởng về thương mại, đầu tư đối với cộng đồng doanh nghiệp vùng Sicilia, Italy.
Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ. Ảnh tư liệu: TTXVN
Đây là nội dung được tập trung thảo luận tại diễn đàn “Quốc tế hóa: Cầu nối giữa Việt Nam và Sicilia”, do Liên đoàn giới chủ Sicilia và Phòng Thương mại công nghiệp Catania phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Italy tổ chức nhân chuyến công tác Sicilia của Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ từ ngày 14-16/7.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, phát biểu tại diễn đàn, ông Alessandro Albanese, Chủ tịch Hiệp hội giới chủ công nghiệp (Confindustria) vùng Sicilia khẳng định cộng đồng doanh nghiệp Sicilia có đủ tiêu chí cần thiết để giữ vai trò tiên phong trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, chế biến, hóa chất và dược phẩm. Thời gian tới, Confindustria Sicilia sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp vùng Sicilia tới thị trường Việt Nam thông qua nỗ lực tạo cơ sở hướng tới những thỏa thuận thương mại cụ thể.
Trong khi đó, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ nhấn mạnh phạm vi các lĩnh vực hợp tác giữa vùng Sicilia với Việt Nam rất phong phú và hiện có nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh dành cho các doanh nghiệp Sicilia tại Việt Nam. Theo nữ Đại sứ, cơ hội thuận lợi nhất là việc hầu hết các loại thuế quan sẽ từng bước được xóa bỏ nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Bên cạnh đó, Việt Nam còn đóng vai trò là cửa ngõ ưu tiên cho việc tiếp cận và thâm nhập vào toàn bộ khu vực ASEAN, một thị trường đang thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu trên thế giới.
Chế biến hải sản xuất khẩu. Ảnh minh họa: TTXVN
Các doanh nghiệp dự Diễn đàn tại Catania cũng như tại Green Expo Catania, sau khi được chia sẻ các thông tin về phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các ưu tiên phát triển của Việt Nam, lĩnh vực ưu tiên đầu tư, triển vọng xuất nhập khẩu nông sản, thành phố thông minh, môi trường, năng lượng mới, mối liên hệ giữa doanh nghiệp với sinh viên Việt Nam học tập tại Italy… Chủ tịch Vùng Sicilia cho biết rất ủng hộ Hiệp định bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) như động lực thúc đẩy đầu tư giữa Việt Nam và Italy và sẽ kêu gọi đẩy nhanh tiến trình trình phê chuẩn Hiệp định.
Video đang HOT
Liên quan đến hợp tác song phương giữa Việt Nam và Italy, một số kết quả ấn tượng đạt được thời gian gần đầy cũng được nêu bật trong diễn đàn. Cụ thể, giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam với Italy trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,29 tỷ USD (tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020). Một phần quan trọng trong số liệu tổng thể này chính là sự đóng góp của các doanh nghiệp vùng Sicilia.
Chính sách 'kéo' cỗ xe tăng trưởng
Sự gia tăng về số lượng cũng như số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, trước diễn biến dịch tiếp tục lan rộng ra các địa phương, đặc biệt tại các khu công nghiệp, dự báo doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng, các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cần đúng liều, thực chất và kịp thời mới đem lại hiệu quả thiết thực.
Khó khăn chưa hết
Sơ chế hàu tại Công ty BAVABI. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Từ hai tháng nay, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Bavabi) đang phải xoay xở đủ cách để vừa duy trì hoạt động sản xuất của công ty vừa hỗ trợ bà con huyện Vân Đồn tiêu thụ 200.000 tấn hàu nguyên liệu đã quá kỳ thu hoạch.
Để giúp các hộ nuôi hàu và cũng là chính mình, Bavabi đã huy động các nguồn lực, trang bị thêm dây chuyền sản xuất để tăng công suất chế biến hàu nguyên liệu chờ thời cơ xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 kéo dài dẫn đến hạn chế giao thương hàng hóa, thắt chặt chi tiêu, ngừng giao dịch giữa các quốc gia hàng xuất cũng cầm chừng. Bavabi lại huy động toàn bộ nhân lực, sơ chế nguồn nguyên liệu ứ đọng khổng lồ để đưa vào thị trường tiêu dùng trong nước.
"Tận dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Bavabi đã đưa các sản phẩm đặc sản của Vân Đồn, Quảng Ninh đến với người tiêu dùng. Đây là một trong những cách Bavabi làm để chống chọi dịch COVID-19 suốt hơn 1 năm qua", bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc Bavabi nói.
Bavabi là một trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang tìm mọi cách để thích ứng tồn tại trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 70.200 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, có trên 35.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 24.600 doanh nghiệp chờ giải thể, 10.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Tổng cục Thống kê chỉ ra đa số các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể là những doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ - đối tượng tiếp tục chịu tác động từ dịch COVID-19. Hơn 89% doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong số trên có vốn dưới 10 tỷ đồng, trong khi trên 100 tỷ đồng chỉ khoảng 1%.
Bà Bùi Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty cổ phần Basca Việt Nam cho biết, dịch COVID-19 đem đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, khi dịch COVID-19 bùng phát, giá dầu thô thế giới bị đẩy lên cao, kéo theo đó là giá vật liệu đầu vào cũng tăng, các doanh nghiệp cung cấp buộc phải tăng giá, nhưng không được tăng quá từ 5-10% đơn giá đã ký với khách hàng. Điều này đã gây khó khăn cho những doanh nghiệp cung ứng vật liệu cho xây dựng như Basca Việt Nam.
Nỗ lực cho tăng trưởng
Mặc dù, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song với triển vọng tiêm vaccine và tiềm năng tăng trưởng của thị trường, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2021 dự báo, có 39,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2021; 38,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 22,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng vào các tỉnh, thành phố trọng điểm, khu công nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, ưu tiên hàng đầu lúc này là phòng chống và dập dịch; đặc biệt tập trung cho những vùng, địa phương đang có dịch bùng phát như Bắc Giang, Bắc Ninh....và những địa phương có quy mô kinh tế và khu công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương...
Bà Hương đề xuất thêm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng đẩy nhanh hỗ trợ vốn, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nếu không sản xuất, nợ vẫn còn đó, thành nợ xấu, không thể vay mới. Vì vậy, ngành ngân hàng cần giải quyết khoanh nợ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Bà Phạm Thị Thu Hiền chia sẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp gần như phải dùng tài sản cá nhân để thế chấp vay vốn ngân hàng nhưng không phải cá nhân nào cũng có tài sản để thế chấp, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngoài ra, Việt Nam có các quỹ đầu tư nhưng chưa thực sự hiệu quả bởi để nhận được hỗ trợ thì thủ tục rất phức tạp và kinh phí hỗ trợ tương đối nhỏ. Vì vậy, bà Hiền đề nghị Chính phủ có các chính sách và quỹ hỗ trợ để doanh nghiệp dễ tiếp cận được hơn.
Tổng cục Thống kê cũng đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng đối tượng được giảm lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp; đồng thời, mở rộng đối tượng được miễn, giảm thuế.
Theo ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê, ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như đang thực hiện, về dài hạn Chính phủ nên có các chính sách mới để "lôi kéo" doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đổi mới quy trình và công nghệ sản xuất. Các bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận kênh thông tin về xuất, nhập khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường mới để tiêu thụ sản phầm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại, tăng cường kỹ năng cho người lao động để lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu công việc trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với những thay đổi của thế giới do dịch COVID-19 tạo ra.
Hiện, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sớm ban hành gói hỗ trợ nền kinh tế lần thứ hai. Theo ông Phạm Đình Thúy, điều quan trọng nhất đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp trong giai đoạn này là các hỗ trợ cần kịp thời và đúng thời điểm. Thời gian và thủ tục để doanh nghiệp nhận được hỗ trợ cần nhanh, gọn, không gây khó cho doanh nghiệp.
"Việc thực hiện các gói hỗ trợ cần có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn. Chính sách hỗ trợ cần tập trung trợ giúp, khuyến khích đầu tư nhằm vào những đối tượng, khu vực đang gặp nhiều khó khăn nhất và những đối tượng có khả năng tạo nên dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế", ông Thúy nhấn mạnh.
Cải cách nhiều vẫn chưa hết bức xúc, nhiều doanh nghiệp muốn khởi kiện Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực, năm sau thuận lợi hơn năm trước, nhưng chưa thể hài lòng. Vẫn còn nhiều những khó khăn, bức xúc mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo về "Mức độ hài lòng của doanh nghiệp...