Việt Nam gửi thêm lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan
Việt Nam có thể gửi một đại đội công binh và bệnh viên dã chiến cấp 2 tới làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.
Ngày 14/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ trì cuộc họp với Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Cuộc họp nhằm bàn công tác hoàn thiện dự án xây dựng trung tâm, chuẩn bị kế hoạch triển khai một đại đội công binh và một bệnh viện dã chiến cấp 2 tới làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp còn có đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng. Phát biểu chỉ đạo, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định, đây là nhiệm vụ mới với tổ chức biên chế và chức năng mới nên công tác còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, công tác phải bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và góp phần xây dựng hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam báo cáo một số hoạt động của trung tâm; cung cấp một số thông tin về hoạt động của hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được triển khai tới Nam Sudan làm nhiệm vụ; đề xuất một số kiến nghị liên quan tới các nhiệm vụ đang triển khai. Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại phát biểu khẳng định, cần thúc đẩy hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ nhằm xây dựng chế độ, chính sách; sớm triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm để tiếp nhận tài trợ của một số nước đã đề nghị hỗ trợ trung tâm… Tại cuộc họp, đại diện Cục Quân y và Bộ tư lệnh Công binh cho biết, đã giao các đơn vị chức năng đảm nhận nhiệm vụ, chuẩn bị lực lượng cũng như công tác huấn luyện, đào tạo để sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Phát biểu kết luận, Trung tướng Võ Văn Tuấn chỉ đạo: Cần thực hiện song song hai mảng công việc, đó là vừa chuẩn bị lực lượng để triển khai ở nước ngoài, vừa hoàn thiện tổ chức, biên chế và cơ sở hạ tầng của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Việc cần làm ngay đó là có các văn bản pháp nhân theo quy định để làm cơ sở và nhanh chóng xây dựng trung tâm huấn luyện đủ các điều kiện để tiếp nhận viện trợ nước ngoài. Trung tướng Võ Văn Tuấn đề xuất nghiên cứu khả năng đầu tư tăng cường và bổ sung trên cơ sở các trung tâm sẵn có nếu đủ điều kiện; nhất trí với các đề xuất của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam về triển khai các đoàn khảo sát thực địa, tiền trạm và làm việc với LHQ để thỏa thuận việc triển khai đại đội công binh cũng như bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Nam Sudan; đồng thời giao các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng sớm triển khai các nhiệm vụ liên quan. Trung tướng Võ Văn Tuấn nhấn mạnh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên lực lượng được cử tham gia phải bảo đảm xây dựng hình ảnh là những đại sứ hòa bình của Việt Nam, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn để thực hiện sứ mệnh quốc tế. Vì vậy, công tác chuẩn bị cần khẩn trương, kỹ lưỡng và bảo đảm các điều kiện cần thiết, nhưng vẫn phải mang tính chủ động, tự chủ cao. Theo báo Quân đội Nhân dân
Theo_Kiến Thức
Máy bay Malaysia mất tích: Phát hiện phao cứu sinh trên eo biển Malacca
Một nhóm ngư dân Malaysia đã phát hiện ra một tấm phao cứu sinh có in dòng chữ "Boarding" (tạm dịch: lên tàu/máy bay) nằm cách thị trấn Cảng Dickson (Malaysia) khoảng 19 km, tức cách thủ đô Kualar Lumpur khoảng 90 km, lúc 12 giờ trưa (giờ địa phương) vào hôm 11.3. Thị trấn này nằm bên bờ eo biển Malacca.
Hình ảnh chiếc phao cứu sinh mà ngư dân Malaysia tìm thấy trôi dạt trên biển - Ảnh chụp màn hình New Strait Times (Malaysia)
Malaysia vẫn phủ nhận tính chính thức của thông tin máy bay mất tích ở eo biển Malacca, nhưng việc tìm kiếm, cứu hộ đã được nước này mở rộng sang phía nam biển Andaman - Đồ họa: Sơn Duân
Ông Azman Mohamad, 40 tuổi, một trong số các ngư dân này, nói với tờ New Strait Times (Malaysia) rằng đã tìm thấy cái phao cứu sinh bị hư hỏng nặng trôi dạt và đã ngay lập tức báo cho Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) ở eo biển Malacca để nhờ hỗ trợ trục vớt cái phao này lên vì nó quá nặng.
"Chúng tôi đã tìm cách cột nó vô thuyền của mình vì lo rằng nó sẽ chìm mất do đã bị hỏng nặng", New Strait Times dẫn lời ông Azman Mohamad.
Khi thuyền của lực lượng MMEA đến, các ngư dân này đã giao lại chiếc phao.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của MMEA lại nói rằng cái phao đã bị chìm xuống biển khi họ đang cố mang nó lên tàu.
Theo TNO
Máy bay Malaysia mất tích: Xuất hiện hàng loạt 'dấu vết' ở đông bắc nước này Đã có hơn 9 báo cáo mới trong ngày 12.3 về việc có người đã thấy đèn hiệu và nghe tiếng động cơ máy bay ở khu vực đông bắc Malaysia, tờ Daily Mail (Anh) cho hay. Một nhân viên cứu hộ trên trực thăng của Không quân Việt Nam đang nhìn xuống mặt biển để tìm dấu vết chiếc máy bay của...