Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc
Ngày 19/2, Việt Nam “hết sức quan ngại” về các hành động đưa trực thăng và tên lửa của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hôm nay, trả lời Báo về phản ứng của Việt Nam trước thông tin của một số kênh truyền hình và hãng thông tấn nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 19/02/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh:
“Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động nói trên của Trung Quốc. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam quan ngại về hành động triển khai tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Video đang HOT
Ngày 19/02/2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Cùng ngày, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên”.
Đây là lần thứ hai trong hơn một tháng qua, Việt Nam gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối các hoạt động của Trung Quốc. Trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 2/1/2016.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Thượng Nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain cho biết, những cam kết liên tục về việc đưa tàu tuần tra ra các đảo nhân tạo không còn phát huy tác dụng khi Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không ra Biển Đông.
Đồng thời, Nghị sĩ Mc Cain cảnh báo Mỹ nên cân nhắc các biện pháp bổ sung, bắt Bắc Kinh phải trả giá đắt với hành vi của họ. “Những tuyên bố mà chúng ta vẫn cam kết về những việc cần làm để duy trì hiện trạng và thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải là chưa đủ… Cần phải có hệ thống quản lý hàng ngày mới đủ để uốn nắn hành động của Bắc Kinh, đồng nghĩa với việc chính phủ thông qua các chính sách có mức độ rủi ro mà chúng ta chưa nghĩ tới” – ông nói.
Theo Báo Giao thông
Mỹ, ASEAN "song kiếm hợp bích", Trung Quốc "toát mồ hôi"?
Hành xử hung hăng, dọa nạt của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ trở thành vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn bạc tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và Mỹ trong tháng này. Đây là thông tin do Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cung cấp ngày 10/2.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và ASEAn sẽ diễn ra vào giữa tháng này ở California. Ngoại trưởng Philippines del Rosario và Ngoại trưởng các nước có tranh chấp trong khu vực Biển Đông dự kiến sẽ gặp nhau "bên lề" để thảo luận về lập trường ngày một hiếu chiến của Trung Quốc.
"Tôi cho rằng, về vấn đề Biển Đông, chúng tôi rõ ràng muốn đưa tính pháp quyền lên hàng đầu ở đây, chúng tôi muốn thảo luận về sự tự do hàng hải. Chúng tôi muốn xem xét các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc", ông del Rosario cho các phóng viên biết.
Tàu USS Curties Wilbur. Ảnh Hải quân Mỹ
Nhà ngoại giao hàng đầu Philippines cho hay, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng sẽ thảo luận, bàn bạc về thông tin Trung Quốc có kế hoạch thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, bao phủ tất cả các khu vực tranh chấp.
Cũng theo Ngoại trưởng Del Rosario, tất cả các nước thành viên ASEAN cũng sẽ tìm cách "thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược" với Mỹ theo một cách thức "hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn".
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng, cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới.
Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Theo Vnmedia
Học giả Nhật Bản: Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng quân sự hóa Biển Đông Đó là nhận định của giáo sư Kurihara Hirohide, một chuyên gia về quan hệ Việt - Trung trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Theo những tin tức mới nhất trên báo Vietnam , phóng viên TTXVN ở Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Kurihara Hirohide, chuyên gia về quan hệ Việt - Trung tại Viện nghiên...