Việt Nam giúp Lào xây dựng bệnh viện hữu nghị tỉnh Xiangkhouang
Dự án xây dựng bệnh viện hữu nghị tỉnh Xiangkhouang do Việt Nam giúp có tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, tương đương gần 20 triệu USD.
Lễ động thổ Dự án xây dựng Bệnh viện hữu nghị tỉnh Xiangkhouang, dự án viện trợ không hoàn lại lớn nhất từ trước tới nay của chính phủ Việt Nam dành cho chính phủ Lào diễn ra sáng nay (2/1), tại tỉnh Xiangkhouang, miền núi phía Bắc Lào.
Phó Thủ tướng Lào Xomxavat Lengxavath, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam – Lào, cùng các cán bộ, đại diện hai tỉnh Xiangkhouang và Nghệ An tham dự.
Dự án xây dựng bệnh viện hữu nghị tỉnh Xiangkhouang có tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng Việt Nam, tương đương gần 20 triệu USD. Dự án do tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư với quy mô 200 giường bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh; từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống y tế của tỉnh Xiangkhouang, đáp ứng và nâng cao yêu cầu, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Video đang HOT
Dự kiến khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, Bệnh viện hữu nghị Xiangkhouang sẽ góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Xiangkhouang; sẽ giúp tỉnh này hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển vào năm 2020, kế hoạch chiến lược năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cùng với chương trình hành động cải tổ ngành y tế của đất nước Lào.
Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An đã trao tặng 100 triệu đồng Việt Nam cho Hội hiến máu nhân đạo tỉnh Xiangkhouang để giúp đỡ các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh./.
Mỹ Bình
Theo_VOV
Hà Nội dự trữ hơn 130 tỷ đồng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết
Theo đó, lượng hàng hóa dự trữ cho 7 mặt hàng thiết yếu từ quỹ dự trữ tài chính Thành phố tương đương 107.574 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), thực hiện việc chủ động nguồn hàng, dự trữ và cung ứng một lượng lớn hàng hóa thiết yếu, hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố, Hapro đã chuẩn bị dự trữ 7 mặt hàng thiết yếu (gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản tươi đông lạnh, dầu ăn, rau củ) từ nguồn vốn tạm ứng của Thành phố và 3 mặt hàng (thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo Tết, sữa nước) từ nguồn vốn của doanh nghiệp.
Hệ thống kinh doanh tiện ích của Hapro
Các hàng hóa này sẵn sàng cung cấp kịp thời, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, hạn chế tình trạng khan hiếm, mất cân đối về cung cầu hàng hóa, đảm bảo công tác bình ổn giá.
Theo đó, lượng hàng hóa dự trữ cho 7 mặt hàng thiết yếu từ quỹ dự trữ tài chính Thành phố tương đương 107.574 tỷ đồng. Lượng hàng dự trữ cho 3 nhóm mặt hàng thiết yếu từ nguồn vốn của doanh nghiệp là 23 tỷ đồng.
Các mặt hàng bình ổn giá sẽ được Hapro bố trí khoảng 34 điểm cố định và 150 điểm bán hàng lưu động, mở rộng tối đa mạng lưới phân phối bán lẻ, đặc biệt tại các huyện ngoại thành, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư.
Ông Nguyễn Tiến Vượng cho biết, Hapro cam kết xây dựng mức giá bán hợp lý nhất, bám sát giá thị trường đối với các mặt hàng được tạm ứng vốn, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết và thực hiện đăng ký giá với Sở Tài chính theo quy định.
Nếu giá hàng hóa trong nhóm hàng bình ổn thị trường có biến động tăng kéo dài từ 15 ngày liên tục và mức tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động, Hapro sẽ xây dựng phương án điều chỉnh giá bán, mức giá điều chỉnh đảm bảo thấp hơn 10% giá thị trường.
Nếu thị trường có biến động giảm giá từ 5% trở lên, Hapro sẽ chủ động điều chỉnh giảm giá bán tương ứng đối với các mặt hàng giảm giá./.
Đỗ Hưng
Theo_VOV
Lấn vịnh Nha Trang: Phường không thấy, tỉnh không hay? Làm dự án lấn vịnh Nha Trang, UBND phường không thấy hiện trạng san lấp do tường rào tôn bao quanh và nhà hàng hải sản đã tháo biển kinh doanh. Trao đổi với Đất Việt chiều 21/12, ông Trình Xuân Minh Thế, Phó Chủ tịch phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết cũng chưa rõ hiện trạng san lấp...